Định hướng phát triển của SAIGONBANK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động cung ứng dịch vụ của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 84)

3.2.1. Chỉ tiêu hoạt động năm 2011

Đại hội đồng cổ đông SAIGON BANK ngày 24/04/2011 đã thông qua các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2011 như sau:

 Tổng nguồn vốn: 20.700 tỷ đồng, tăng 23% (3.888 tỷ đồng) so với năm 2010.

 Vốn điều lệ : 3.500 tỷ đồng, tăng 42% (1.040 tỷ đồng) so với năm 2010.

 Vốn huy động : 16.215 tỷ đồng, tăng 25% (3.243 tỷ đồng) so với năm 2010.

 Hoạt động tín dụng: 12.500 tỷ đồng, tăng 19,55% (2.044 tỷ đồng) so với năm 2010.

 Nợ xấu (nợ nhóm 3-5): dưới 03% trên tổng dư nợ cho vay.

 Thanh toán đối ngoại: 400 triệu USD, tăng 25% so với năm 2010.

 Phát hành thẻ SGB: 50.000 thẻ, tăng 140% (29.120 thẻ) so với năm 2010.

 Mạng lưới hoạt động: thành lập các chi nhánh tại các tỉnh/ thành phố lớn trên toàn quốc sau khi đáp ứng đủ các điều kiện thành lập theo quy định của NHNN.

 Lợi nhuận trước thuế : 350 tỷ đồng.

 Cổ tức chia cổ đông : 11%/năm (bao gồm cổ phiếu thưởng).

3.2.2. Dự kiến kế hoạch năm 2012

- Tiếp tục củng cố các hoạt động NH theo các quy định của NHNN và thông lệ quốc tế, tăng trưởng trên cơ sở phát triển bền vững: + Tiếp tục tăng trưởng các mặt hoạt động kèm theo các giải pháp

thiết thực và hiệu quả, trong đó: Tổng nguồn vốn, vốn huy động tăng trưởng 15% so với năm 2011, vốn điều lệ đạt 3.500 tỷ đồng, cho vay tăng không quá 8% so với năm 2011 theo chỉ tiêu phân bổ của NHNN, lợi nhuận trước thuế tăng 14% so với năm 2011.

+ Tập trung đẩy mạnh công tác huy động để cân đối nguồn vốn – sử dụng vốn theo quy định.

+ Tăng cường công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ, đảm bảo tuân thủ đúng quy định để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro, đặc biệt trong hoạt động tín dụng để đảm bảo hoạt động SAIGONBANK an toàn, hiệu quả.

+ Thực hiện tốt các quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động theo quy định.

+ Cập nhật đầy đủ mẫu biểu thông tin hoạt động để phục vụ yêu cầu quản lý rủi ro và báo cáo NHNN theo quy định

+ Thường xuyên rà soát, bổ sung kịp thời các quy định nội bộ trong hoạt động của SAIGONBANK theo các quy định mới của NHNN.

+ Tăng cường các hoạt động căm sóc khách hàng, đổi mới phong cách phục vụ của nhân viên

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống công nghệ lõi của NH, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm dựa trên nền tảng hệ thống công nghệ hiện đại.

- Phát triển thêm mạng lưới chi nhánh khi hội đủ các điều kiện quy định của NHNN

- Thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá thương hiệu SAIGONBANK

3.3. Giải pháp góp phần phát triển hoạt động cung ứng dịch vụ NH của

SAIGONBANK

Hiện nay, hoạt động chính của SAIGONBANK là cung cấp các dịch vụ NH truyền thống như Dịch vụ huy động vốn, Dịch vụ chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá, Dịch vụ cho vay, Dịch vụ thanh tốn, Dịch vụ trao đổi ngoại tệ, Dịch vụ ủy thác và dịch vụ NH hiện đại như: Dịch vụ thẻ ngân hàng, Internet Banking, SMS Banking…

Để góp phần thúc đẩy sự phát triển của SAIGONBANK, phát triển dịch vụ NH về số lượng và chất lượng, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:

3.3.1. Phát triển dịch vụ huy động vốn

- Đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, cung ứng các dịch vụ chất lượng đi kèm với các sản phẩm tiền gửi, khách hàng có thể chuyển tiền từ tài khoản thanh toán sang tài khoản tiền gửi tiết kiệm hoặc ngược lại thông qua lệnh được gửi đến SAIGONBANK (tin nhắn, lệnh trực tuyến…), điều tất yếu là sẽ có những văn bản cam kết của khách hàng hoặc hợp đồng được ký kết giữa SAIGONBANK và khách hàng về việc cung cấp các dịch vụ này.

- SAIGONBANK cần cải tiến giờ làm việc, không chỉ giao dịch trong giờ hành chính mà cần tăng thêm thời gian phục vụ khách hàng sau giờ làm việc như một số NH hiện nay đã thực hiện (ví dụ NH TMCP Á Châu…), tạo sự thuận tiện cho khách hàng gửi tiền, cũng là một phương pháp tăng nguồn vốn huy động từ dân cư, nhất là giới cơng nhân viên chức văn phịng.

- Ngoài ra, đội ngũ nhân viên giao dịch với khách hàng cần năng động, niềm nở với khách hàng, được nâng cao kiến thức về các dịch vụ khác của SAIGONBANK như cấp tín dụng, Internet Banking… để tiếp thị và hướng dẫn khách hàng.

- Tăng cường thực hiện các chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhân các dịp lễ, tết, ngày thành lập NH… để thu hút nguồn vốn huy động.

3.3.2. Phát triển dịch vụ cấp tín dụng

Hiện SAIGONBANK đã cung cấp các dịch vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác; trong đó, dịch vụ cho th tài chính và bao thanh tốn chưa phát triển, hầu như khơng có phát sinh lợi nhuận từ 02 hoạt động này. Hiện hoạt động bao thanh toán đã được một số NH triển khai như Viecombank, ACB… nhưng doanh thu phát sinh từ hoạt động này khơng đáng kể.

Do đó, SAIGONBANK cần nghiên cứu cung cấp dịch vụ bao thanh toán cho khách hàng do hoạt động này đã được Nhà nước cho phép và mang lại lợi ích cho NH cũng như cho khách hàng. Trước mắt, có thể cung ứng dịch vụ này cho các khách hàng đang giao dịch với SAIGONBANK.

3.3.2.2. Dịch vụ cho vay

Về chính sách cho vay, SAIGONBANK cần tận dụng những khoảng trống trên thị trường để phát triển dịch vụ cho vay và phân khúc thị trường SAIGONBANK có thể nhắm đến trong thời gian tới là cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).

Theo thống kê đến đầu năm 2011, cả nước hiện có trên 500.000 doanh nghiệp DNNVV, chiếm tới 98% số lượng doanh nghiệp, với số vốn đăng ký lên gần 2.313.857 tỉ đồng (tương đương 121 tỉ USD). Trong các năm qua, các DNNVV vẫn trong tình trạng thiếu vốn hoạt động và cho rằng khó tiếp cận với nguồn vốn vay. Từ khi Luật doanh nghiệp ra đời, khối doanh nghiệp này phát triển rất nhanh, đóng góp tới hơn 40% GDP cả nước. Tuy nhiên, khối doanh nghiệp này có một số hạn chế cần nhìn nhận: vốn ít, trình độ cơng nghệ, khả năng tiếp cận khoa học, cơng nghệ nước ngồi, khả năng quản lý, nhận biết về kinh doanh, trình độ xúc tiến và quảng bá thương mại cũng như lao động hoạt động trong khu vực này... cũng còn hạn chế. Tuy vậy, khối

DNNVV cũng đã nhận được sự hỗ trợ từ tài chính, thơng tin, đào tạo nhân lực đến chính sách hỗ trợ để sử dụng khoa học cơng nghệ… khi Chính Phủ ban hành Nghị định 56/2009/NĐ-CP và Nghị quyết 22/NQ-CP ngày 05/5/2010 (triển khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP).

Có thể thấy rủi ro tín dụng từ khối doanh nghiệp này không cao do tương ứng với quy mô hoạt động, các doanh nghiệp sẽ có nhu cầu vốn khơng lớn, SAIGONBANK có thể phân tán rủi ro khi cho vay nhiều ngành nghề; hầu như khối DNNVV đầu tư vào những ngành nghề thu hồi vốn nhanh, nhờ đó sẽ hạn chế tỷ lệ cho vay trung dài hạn.

Do đó, SAIGONBANK có thể phát triển dịch vụ cấp tín dụng đối với khối DNNVV:

- Cho vay theo hình thức hạn mức tín dụng, bổ sung nguồn vốn ngắn hạn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh;

- Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh khả thi; - Có biện pháp bảo đảm cho khoản cấp tín dụng;

- Cùng với giao dịch tín dụng, SAIGONBANK có thể đưa ra các điều kiện về chuyển tiền thanh tốn qua hệ thống SAIGONBANK, từ đó, thu hút thêm lượng vốn cho NH và cung cấp thêm các dịch vụ kèm theo cho khách hàng như thanh toán lương qua thẻ, chiết khấu, bảo lãnh…

- Phát triển đội ngũ nhân viên có năng lực tiếp cận thị trường, tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp, bảo đảm đáp ứng vốn đúng đối tượng, đúng mục đích.

- Hiện nay, ba tổ chức chuyển mạch thẻ đã kết nối thành công với nhau thành Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất là Công ty CP chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam Bannetvn - Công ty Cổ phần Dịch vụ Thẻ Smartlink – Smartlink và Công ty Cổ phần Thẻ Thông minh Vina – VNBC. Việc kết nối này đã tạo nên sự kết nối liên thơng giữa hệ thống thanh tốn thẻ của tất cả các ngân hàng trong nước, mang lại tính thống nhất cho tồn hệ thống ATM và tạo ra một mạng lưới thanh toán thẻ rộng khắp tại Việt Nam, nâng cao tiện ích cho các chủ thẻ. Trong môi trường cạnh tranh, để tạo niềm tin, khuyến khích người sử dụng thẻ đa năng SAIGONBANK Card, SAIGONBANK có thể phối hợp với Cơng an Phường/Cơng an khu vực để đặt ATM ở vị trí an tồn, bảo đảm an toàn cho ATM, cho việc NH nạp tiền vào máy, và cho khách hàng giao dịch.

- Không nên hạn chế số tiền giao dịch 5 triệu đồng/một lần rút tiền, tối đa 20 triệu đồng/ngày và áp dụng cho tất cả các khách hàng sử dụng thẻ SAIGONBANK Card (hiện nay khách hàng phải đăng ký với SAIGONBANK để gõ bỏ hạn chế này). Tuy nhiên, việc gỡ bỏ hạn chế hạn mức rút tiền cần cân nhắc đến yếu tố bảo đảm an toàn tài khoản cho khách hàng.

- Chủ động linh hoạt trong việc tiếp thị các loại hình dịch vụ mới, mở rộng thị trường thanh toán thẻ đến các cơ quan có khối lượng chi tiền mặt lớn, đông đảo cán bộ, nhân viên.

- Các địa điểm đặt máy ATM/POS phải có đặc điểm dễ nhận biết, đặt các bảng quảng cáo để thu hút khách hàng sử dụng thẻ Saigonbank Card.

- Tăng cường các họat động quảng cáo, tiếp thị, các tờ bướm được thiết kế đẹp, chuyên nghiệp để khách hàng biết các điểm đặt

ATM/POS, cùng các dịch vụ tiện ích mà khách hàng có thể sử dụng khi dùng thẻ Saigonbank Card nhằm tạo sự thuận tiện cũng như tạo niềm tin cho khách hàng và thể hiện sự chuyên nghiệp của NH.

- Đa dạng chức năng, tiện ích của thẻ Saigonbank Card. Trên cơ sở cân đối lợi nhuận từ họat động kinh doanh thẻ, SAIGON BANK có thể xem xét tăng mức thấu chi cho các khách hàng uy tín (ví dụ như các cá nhân, giám đốc của các doanh nghiệp uy tín đang giao dịch với SAIGON BANK…), giảm các khỏan phí dịch vụ cho khách hàng.

3.3.3. Phát triển dịch vụ thanh toán

Để phát triển dịch vụ này, SAIGONBANK cần:

- Thực hiện tốt các dịch vụ thanh toán cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ, hàng hóa, đặc biệt là các doanh nghiệp bán lẻ, phát triển POS, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp và người tiêu dùng sử dụng các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

- Thiết kế trang web của SAIGONBANK bắt mắt và hấp dẫn, chuyên nghiệp, khoa học hơn để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ giao dịch trức tuyến qua mạng và tạo sự yên tâm ở khách hàng. Thông qua website, cung cấp những thông tin, quảng bá đến khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ của SAIGONBANK. - Phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên phụ trách công nghệ

thông tin vững mạnh, ứng dụng kỹ thuật công nghệ thông tin hiện đại tăng tốc độ xử lý dịch vụ, bảo đảm chất lượng dịch vụ, bảo đảm sự an toàn, bảo mật cho khách hàng khi giao dịch trực tuyến. - SAIGONBANK xem xét, lựa chọn và cân bằng các sản phẩm dịch

dịch của NH, nhằm bảo đảm giao dịch an toàn, hiệu quả, thuận tiện cho khách hàng.

3.3.4. Xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin khách hàng

Với quy mô hoạt động như hiện nay và khả năng mở rộng trong tương lai, quy mô về khách hàng sẽ ngày càng lớn, để công tác quản lý khách hàng và quản trị rủi ro tốt hơn, SAIGONBANK cần xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin khách hàng. Trong đó, đối với khách hàng doanh nghiệp, cần thiết có thơng tin về pháp lý của doanh nghiệp, tóm tắt quá trình hoạt động, những sự kiện nổi bật của doanh nghiệp, tóm tắt về q trình làm việc của ban lãnh đạo doanh nghiệp (Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Tổng/Giám đốc, Kế toán trưởng, Giám đốc tài chính…), lịch sử, q trình giao dịch với SAIGONBANK; đối với khách hàng cá nhân cần thông tin về pháp lý, lịch sử, quá trình giao dịch với SAIGONBANK, những vấn đề cần lưu ý đối với khách hàng.

Những dữ liệu thông tin về khách hàng được thu thập khi khách hàng giao dịch với SAIGONBANK, khi chấp thuận hoặc từ chối cấp tín dụng. Để xây dựng hệ thống thơng tin này cần có thời gian, nguồn nhân lực quản lý thông tin và nền tảng công nghệ thông tin. Trên cơ sở hệ thống phần mềm CoreBanking sẵn có, SAIGONBANK có thể nâng cấp hệ thống, nhập thêm các thông tin như nêu trên và với cơ cấu tổ chức như hiện tại, có thể giao cho Phịng Pháp Chế/ Phịng Kiểm Toán nội bộ để quản lý và cung cấp thơng tin cho các bộ phận có liên quan.

3.3.5. Một số giải pháp khác:

- Thành lập bộ phận chuyên trách Marketing ngân hàng, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các phòng ban khác nhằm đảm bảo chính sách Marketing đề xuất được thực hiện phù hợp với mục tiêu chung của ngân hàng.

- Các NHTM cần có chiến lược quảng bá “thương hiệu” ngân hàng, tuyên truyền, giới thiệu các dịch vụ của NH thông qua các phương

tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, tài trợ các chương trình truyền hình mang ý nghĩa nhân văn, xã hội.

- Thường xuyên đổi mới phong cách tiếp thị, quảng cáo trên mạng, phương tiện thông tin đại chúng để khách hàng tiếp cận và hiểu biết về dịch vụ của ngân hàng. Trong quá trình quảng bá thương hiệu NH cần chú ý cung cấp thông tin và chỉ ra cho các khách hàng nhận biết những nổi trội của NH mình trong chất lượng dịch vụ, cung cách phục vụ.

3.4. Một số kiến nghị với NHNN

- Phát triển Trung tâm Thơng tin Tín dụng CIC theo chiều hướng nâng cao chất lượng cung cấp thông tin cho hệ thống các NH và hỗ trợ NHNN trong việc quản lý ngành NH. CIC cần có sự thu thập thơng tin một cách đầy đủ và chính xác về các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, ban lãnh đạo của doanh nghiệp về quá trình hoạt động, lịch sử giao dịch, tình hình tài chính, biện pháp bảo đảm, mục đích sử dụng vốn vay tại các NH… để cung cấp đầy đủ thơng tin cho các NH khi có yêu cầu, và tất nhiên sẽ áp dụng thu phí tương ứng với các thông tin mà NH yêu cầu cung cấp.

- Xây dựng và hoàn thiện hơn nữa những quy định về hoạt động trên thị trường chứng khoán, tạo chỗ dựa vững chắc, ổn định, công bằng, khách quan cho các chủ thể tham gia như chủ thể phát hành, nhà môi giới, nhà đầu tư.

- NHNN cần có sự tác động các NHTM trong việc hợp tác, hỗ trợ, phối hợp sử dụng hệ thống ATM/POS, một cách thống nhất, tránh đầu tư lớn mà hiệu quả sử dụng thấp, gây phiền hà cho người sử dụng, bố trí hệ thống đặt máy ATM, POS/EDC hợp lý, hiệu quả, an toàn phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

- Các kiến nghị về quá trình tái cấu trúc ngành NH, đây là việc phải tiến hành nhanh chóng nhưng khơng nên vội vàng:

+ Nhà nước – NHNN có sự phân loại tình trạng “sức khỏe” của từng NH trên các tiêu chí về chất lượng hoạt động, mạng lưới các điểm giao dịch, vốn điều lệ, an toàn thanh khoản, hệ số an toàn vốn CAR, chất lượng tín dụng, tốc độ tăng trưởng hoạt động, cổ đơng… để phân nhóm các NH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động cung ứng dịch vụ của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)