Huy động vốn phân theo thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động cung ứng dịch vụ của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 47 - 51)

ĐVT: Tỷ đồng STT Vốn huy động Năm 2009 Tỷ trọng/tổng vốn huy động Năm 2010 Tỷ trọng/tổng vốn huy động 30/09/2011 Tỷ trọng/tổng vốn huy động 1 Ngắn hạn 9.485,58 98,43% 12.255,57 93,62% 12.201,54 96,01% 2 Trung dài hạn 151,02 1,57% 835,80 6,38% 506,69 3,99% TỔNG CỘNG 9.636,60 100,00% 13.091,37 100,00% 12.708,23 100,00%

“Nguồn: Báo cáo thường niên 2009, Sơ kết hoạt động 09 tháng đầu năm 2011 của SAIGONBANK “ [13] - 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 Năm 2009 Năm 2010 9 tháng/2011 Khu vực miền Bắc Khu vực miền Trung Khu vực miền Nam

Biểu đồ 2.3: Huy động vốn phân theo thời gian

Đánh giá tình hình huy động vốn của SAIGONBANK (loại trừ yếu tố chênh lệch tỷ giá):

Nhìn chung, qua các năm SAIGONBANK huy động vốn mạnh từ nguồn tiền của khu vực dân cư, chiếm hơn 56%tổng nguồn huy động. Đây cũng là tình hình chung khi nguồn vốn trong dân cư rất lớn, trong khi các doanh nghiệp thì hầu như không bao giờ để nguồn vốn nhàn rỗi và để vốn bị đọng trong ngân hàng. Nguồn huy động từ doanh nghiệp duy trì ở tỷ trọng tương đối ổn định từ năm 2009 đến 9 tháng đầu năm 2011 từ 20,4% - 22,26%/tổng nguồn vốn. Huy động vốn từ phát hành kỳ phiếu chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng nguồn vốn, đến cuối tháng 9/2011 chiếm khoảng 3% trong tổng nguồn huy động. Trong cơ cấu nguồn vốn huy động, tiền gửi – vay từ các tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng tương đối từ 19,71% trong năm 2010 và có xu hướng giảm trong 9 tháng/2011: 15,46%, đây là chuyển biến tích cực do giảm dần sự lệ thuộc vào nguồn vốn thị trường liên NH.

Phân chia theo khu vực địa lý thì lượng vốn huy động tập trung nhiều ở khu vực Miền Nam, chiếm đến hơn 80% tổng vốn huy động, kế đến là khu vực miền

- 5,000 10,000 15,000 Năm 2009 Năm 2010 9 tháng/2011 Ngắn hạn Trung dài hạn

Bắc, miền Trung. Nguồn vốn huy động từ khu vực Miền Nam chiếm tỷ trọng lớn cũng là điều dễ hiểu khi Hội sở SAIGONBANK đặt tại TP Hồ Chí Minh và mạng lưới các chi nhánh tập trung ở khu vực Miền Nam nhiều hơn. Tuy nhiên, từ năm 2009 đến cuối tháng 9/2011 thì tỷ trọng này có chuyển biến tích cực hơn đối với khu vực miền Bắc, miền Trung khi các chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm được thành lập thêm ở các khu vực này, đồng thời, các đơn vị tăng cường đẩy mạnh hoạt động huy động trên địa bàn.

Việc tăng vốn huy động đối với khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ có hiệu quả một phần nhờ sự triển khai giao chỉ tiêu huy động cho từng cán bộ cơng nhân viên trong tồn hệ thống của SAIGONBANK.

Qua bảng phân tích cho thấy nguồn vốn huy động tập trung ở kỳ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2009 chiếm hơn 98% năm 2010 có giảm nhẹ và tăng lên 96,01% trong 9 tháng đầu năm 2011. Đây là vấn đề mà SAIGONBANK cần xem xét để cân đối nguồn vốn cho vay trung dài hạn và đáp ứng nhu cầu vốn vay bằng ngoại tệ cho các doanh nghiệp.

Trong năm 2011, SAIGONBANK cũng đã thỏa thuận với công ty Điện lực thành phố về việc thu hộ tiền điện tại các điểm giao dịch của SAIGONBANK, góp phần nâng cao nguồn vốn huy động, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Điểm nổi bật trong cơng tác huy động vốn là tồn hệ thống duy trì được sự ổn định, có sự tăng trưởng khá tốt đối với huy động vốn từ dân cư, doanh nghiệp (tăng hơn 8% so với năm 2010), giảm dần sự lệ thuộc vào thị trường liên NH.

Tính đến khoảng tháng 6/2011, tổng số dư tiền gửi tại các TCTD tăng 2,88% so với cuối năm 2010, trong đó, huy động VND tăng 1,42%, huy động bằng ngoại tệ tăng 8,94%.

Về huy động vốn trên thị trường 1, đến cuối tháng 10/2011, khối NH thương mại cổ phần lại chiếm tỷ trọng lớn nhất với 45,2%; khối NH thương mại nhà

nước chiếm tỷ trọng 43,8%; khối các tổ chức tín dụng nước ngoài chiếm tỷ trọng 7,5%.

Vào khoảng giữa tháng 12/2011, số liệu thống kê của UBND TPHCM cho biết huy động vốn trên địa bàn năm 2011 ước đạt 886.900 tỷ đồng, tăng 1,8% so tháng trước, tăng 10% so năm 2010. Vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm 24,7%, tăng 8,2% so cùng kỳ. Vốn huy động VNĐ chiếm 75,3% tổng vốn huy động, tăng 10,6% so cùng kỳ, trong đó tiền gửi tiết kiệm tăng 22,9%, chiếm 36,2%. Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn đến cuối tháng 12 ước đạt 753.800 tỷ đồng, tăng 2,1% so tháng trước, tăng 6,3% so cùng kỳ năm 2010. Nếu so sánh với Hà Nội, cả huy động vốn và dư nợ tín dụng của TPHCM đều cao hơn (Nguồn: Báo

cáo cập nhật ngành NH 6T.2011- Công ty CP Chứng khoán BIDV – BSC). Đến

tháng 12/2011, NHNN chưa cơng bố liệu chính thức tồn hệ thống nhưng có thể thấy dịng vốn huy động của hệ thống NHTM sụt giảm khá lớn so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn vốn huy động của SAIGONBANK tính đến thời điểm cuối tháng 9/2011 đạt được 12.708,23 tỷ đồng, đạt 78,37% kế hoạch đại hội đồng cổ đông thông qua vào tháng 4/2011. Số liệu cập nhật đến cuối tháng 11/2011, SAIGONBANK huy động được 12.738,62 tỷ đồng, đạt 78,56% kế hoạch.

Tình hình kinh tế trong năm 2011 vừa qua có nhiều diễn biến khơng thuận lợi cho nghiệp vụ huy động vốn của các TCTD, giá vàng liên tục biến động, khơng ít một bộ phận dân cư rút tiền ra khỏi NH để đầu tư vàng; mặc dù NHNN đã khống chế lãi suất trần huy động ở mức tối đa 14% nhưng khơng ít NH đã không triệt để chấp hành trong những tháng đầu năm và sử dụng những hình thức “lách luật” tinh vi và kín đáo để thu hút vốn. Đồng thời, SAIGONBANK chưa chú trọng đẩy mạnh các sản phẩm huy động hoặc các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng, do đó, khả năng đạt được chỉ tiêu huy động mà Đại hội đồng cổ đơng thơng qua là khó thực hiện được.

2.3.2. Thực trạng hoạt động cho vay

2.3.2.1. Phân theo thời gian (loại trừ chênh lệch tỷ giá)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động cung ứng dịch vụ của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)