Xác định thu nhập – chi phí chuyển vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG

1.3. Nguyên tắc tính giá chuyển vốn

1.3.2. Xác định thu nhập – chi phí chuyển vốn

Giá trị thu nhập/chi phí của giao dịch vốn trong kỳ:

(1.8)

Trong đó:

FTPA: (FTP amount) giá trị thu nhập vốn (FTPTN) hoặc chi phí vốn (FTPCF) trong giao dịch vốn

Balij: Số dư cuối ngày i của giao dịch j. Tại các ngày nghỉ, số dư được xác định bằng số dư của ngày làm việc gần nhất trước đó

FTPij: Giá chuyển vốn của giao dịch vốn của giao dịch j tại ngày i

n: Số ngày thực tế trong kỳ (tháng), n=30 (31) ngày

m: Tổng số giao dịch “mua” vốn hoặc “bán” vốn

Điều chỉnh giảm thu nhập – tăng chi phí

Nguyên tắc: Việc điều chỉnh giảm thu nhập/tăng chi phí chỉ được áp dụng cho những giao dịch có kỳ hạn, khi kỳ hạn thực tế của giao dịch “mua” vốn lớn hơn kỳ hạn danh nghĩa theo cam kết và kỳ hạn thực tế của giao dịch “bán” vốn nhỏ hơn kỳ hạn danh nghĩa theo cam kết.

+ Giảm thu nhập: Trường hợp đơn vị kinh doanh để khách hàng thanh toán trước hạn đối với TSN, thu nhập “bán” vốn đối với giao dịch đó sẽ bị tính giảm do việc thanh tốn trước hạn.Tại kỳ phát sinh giao dịch thanh toán trước hạn, đơn vị kinh doanh sẽ bị giảm trừ một lượng thu nhập “bán” vốn:

Tùy theo chính sách định giá vốn của NHTM áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung mà giá mua vốn áp dụng cho các giao dịch rút trước hạn khác nhau, giá mua vốn áp dụng có thể tính theo phần trăm với các kỳ hạn củng kỳ hạn tại thời điểm rút trước hạn.

+ Tăng chi phí: Ngược lại với trường hợp giảm thu nhập, trường hợp điều chỉnh tăng chi phí tại các chi nhánh khi có nợ q hạn, chi phí “mua” vốn của giao dịch đó sẽ bị tính tăng. Tại kỳ mà các chi nhánh có giao dịch cho vay quá hạn, chi nhánh sẽ bị tính tăng một lượng chi phí “mua” vốn xác định như sau:

Tùy theo chính sách định giá vốn của NHTM áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung mà giá bán vốn áp dụng cho các giao dịch nợ quá hạn khác nhau.Trung tâm vốn quy định trong từng từng thời kỳ căn cứ vào mức chênh lệch tuyệt đối giữa kỳ hạn danh nghĩa và kỳ hạn thực tế.

Xác định hiệu quả hoạt động của đơn vị kinh doanh

Xác định hiệu quả kinh doanh chính xác là một trong những đặc điểm nổi bật của cơ chế quản lý vốn tập trung. Trên cơ sở xác định tương đối hợp lý và chính xác Hội sở sẽ tính được các mức thu nhập của chi nhánh, cũng như các chỉ số để xác định hiệu quả hoạt động của từng chi nhánh. Một câu hỏi đưa ra: có sự bình đẳng hay khơng nếu trung tâm vốn mua và bán vốn cùng một giá cho 2 chi nhánh với mức độ rủi ro hoạt kinh doanh khác nhau? Thông thường, trong điều kiện khơng có những bất ổn và biến động trong thị trường tài chính, giá mua vốn của Hội sở với chi nhánh luôn thấp hơn giá bán vốn của Hội sở cho chi nhánh, phần chênh lệch này được hiểu như giá mà các chi nhánh “phải” trả cho Hội sở trong việc quản lý vốn, chênh lệch giũa giá mua của Hội sở và lãi huy động của chi nhánh từ các thành phần kinh tế, hay giá bán vốn của Hội sở và giá cho vay của chi nhánh với

các đối tượng khách hàng là một trong những công cụ vĩ mô điều tiết của Hội sở với hoạt động của các chi nhánh.

Thu nhập ròng từ lãi NII (Net interest income)

Giá trị thu nhập ròng từ lãi: được xác định từ thu nhập từ lãi và chi phí lãi trong kỳ cụ thể như sau:

NII = TNL – CFL (1.9)

Trong đó:

NII: (Net interest income) – Thu nhập rịng từ lãi

TNL: Thu nhập từ lãi, xác định từ thu nhập lãi từ khách hàng và thu nhập lãi từ

việc “bán” vốn cho Trung tâm vốn trong kỳ

CFL : Chi phí trả lãi, xác định từ chi phí trả lãi cho khách hàng và chi phí

do”mua” vốn từ Trung tâm vốn trong kỳ

Ngồi ra cịn có một số cơng thức tính tốn để xác định hiệu quả của đơn vị kinh doanh như thu nhập ròng (NI) để tính tốn thu nhập từ lãi, các thu nhập khác ngồi lãi và chi phí hoạt động phát sinh tại các đơn vị kinh doanh và thu nhập sau khi phân bổ (NC) xác định bằng giá trị thu nhập ròng trước khi phân bổ trừ đi mức chi phí do trung tâm vốn phân bổ cho đơn vị kinh doanh trong kỳ. Và trong một số trường hợp thì Hội sở phải điều chỉnh thu nhập hoặc chi phí điều chuyển vốn đối với những trường hợp huy động và cho vay đặc biệt.

Kết luận chương 1

Định giá chuyển vốn nội bộ là nội dung cơ bản của cơ chế quản lý vốn tập trung, là điều kiện cần thiết để thực hiện quản lý được các nội dung khác của cơ chế quản lý vốn tập trung. Định giá chuyển vốn nội bộ sẽ chấm dứt việc điều chuyển vốn bằng tiền giữa Hội sở chính và chi nhánh, chuyển chức năng của chi nhánh thành các đơn vị kinh doanh thực sự còn Hội sở chính là bộ phận quản lý, thực hiện điều hành, điều hoà vốn trong toàn hệ thống.

Giá FTP là căn cứ để đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị kinh doanh và cũng là công cụ để Hội sở chính điều hành vốn trong tồn hệ thống nhằm hỗ trợ công tác quản lý thanh khoản, quản lý rủi ro lãi suất. Giá FTP được điều chỉnh đối với các giao dịch đặc biệt, chi nhánh thực hiện theo chỉ định của Hội sở chính như nợ vay được khoanh, cho vay chỉ định, cho vay theo kế hoạch, cho vay theo các chương trình, mục tiêu, theo cam kết của Tổng giám đốc…

Phòng nguồn vốn kinh doanh tiền tệ có trách nhiệm xây dựng cơ chế định giá chuyển vốn, định kỳ xác định và thông báo giá FTP tới các đơn vị kinh doanh để thực hiện; Phịng kế tốn tài chính xác định hiệu quả kinh doanh trong kỳ của các đơn vị kinh doanh và thực hiện điều chỉnh thu nhập, chi phí đối với các giao dịch đặc biệt.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)