CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG
2.3. Thành công của cơ chế quản lý vốn tập trung FTP
2.3.1. Thành công của cơ chế quản lý vốn tập trung đối với các chi
nhánh
Trường hợp 1: Ví dụ minh hoạ về công cụ FPT, nhưng khái quát một thực tiễn đang áp dụng phổ biến tại các NHTM Việt Nam với cơ chế quản lý vốn cũ như sau: Giả sử trong một ngân hàng được chia thành hai bộ phận là khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Ở hầu hết các ngân hàng đều xảy ra hiện tượng là báo cáo doanh số và lợi nhuận của bộ phận khách hàng doanh nghiệp đều cao hơn bộ phận khách hàng cá nhân, do một dự án tín dụng của một khách hàng doanh nghiệp có thể lên đến nhiều trăm tỷ đồng; trong khi đó, hoạt động tín dụng cá nhân thường ở mức vài tỷ đồng. Và như vậy, hầu như các ngân hàng tập trung nguồn lực chủ yếu phục vụ khu vực khách hàng doanh nghiệp, trong khi khu vực khách hàng cá nhân lại không được chú trọng. Việc đánh giá hiệu quả ở đây chủ yếu căn cứ vào các số liệu tài chính phản ánh trên hệ thống tài khoản sổ cái và báo cáo thu nhập chi phí mà khơng tính tốn được một cách thực tế khu vực nào đóng góp bao nhiêu vào tổng lợi nhuận của ngân hàng.
Các giả định mang tính tổng quát cho mơ hình chỉ có 2 bộ phận là khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân, và điều chuyển vốn theo mơ hình cũ:
- Ngân hàng chỉ có hai bộ phận kinh doanh là khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân.
- Mơ hình này khơng tính đến các yếu tố rủi ro và mặc định nếu có thì đã được phản ánh vào lãi suất.
- Khách hàng doanh nghiệp chỉ gửi tiền gửi không kỳ hạn; khách hàng cá nhân chỉ gửi tiền gửi tiết kiệm (có kỳ hạn).
Cả hai đối tượng khách hàng đều vay vốn kinh doanh. Vì khách hàng doanh nghiệp có xu hướng vay vốn thương mại ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động phục vụ sản
xuất kinh doanh nên: (1) số dư lớn hơn và (2) lãi suất thấp hơn các khoản cho vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân.
Bảng 2.6 Phân bổ nguồn lực- chưa sử dụng FTP (Nguồn: Nguyễn Anh Tuấn - Công cụ định giá vốn điều chuyển trong quản lý Tài sản có/Tài sản nợ ngân hàng và phân cụ định giá vốn điều chuyển trong quản lý Tài sản có/Tài sản nợ ngân hàng và phân
tích hiệu quả hoạt động kinh doanh)
Mục Khách hàng doanh nghiệp Lãi suất áp dụng cho KHDN Khách hàng cá nhân Lãi suất áp dụng cho KHCN Tổng cộng trong NH Tài sản có
Cho vay thương mại 80.000 10% - 80.000
Cho vay tiêu dùng - 40.000 14% 40.000
Tổng tài sản Có 80.000 40.000 120.000
Tài sản Nợ
Tiền gửi không KH 50.000 0% 50.000
Tiền gửi có kỳ hạn - 70.000 5% 70.000
Tổng tài sản Nợ 50.000 70.000 120.000
Thu nhập từ lãi 8.000 5.600 13.600
Chi phí từ lãi (3.500) (3.500)
Thu nhập thuần từ lãi 8.000 2.100 10.100
Theo bảng số liệu giả định thì cho vay khách hàng doanh nghiệp là 80.000 đồng (lãi suất 10%) và huy động 50.000 đồng (lãi suất 0%), cịn nhóm khách hàng cá nhân cho vay 40.000 đồng (lãi suất 14%) và huy động 70.000 đồng (lãi suất 5%). Kết quả thì nhóm khách hàng doanh nghiệp làm ra được 8.000 đơng lãi thuần, cịn nhóm khách hàng cá nhân làm ra được 2.100 đồng lãi thuần.
Kết luận theo phân tích đối với trường hợp chưa áp dụng cơ chế FTP: Bộ phận khách hàng doanh nghiệp làm ra tuyệt đối nhiều lợi nhuận hơn bộ phận khách hàng
cá nhân. Do vậy, ngân hàng cần tập trung nguồn lực cho bộ phận khách hàng doanh nghiệp.
Trường hợp 2: Đối với trường hợp Ngân hàng áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung FTP, các giả định mang tính tổng qt cho mơ hình:
- Tồn bộ tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng doanh nghiệp và tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng cá nhân đều phải chuyển về bộ phận ngân quỹ nội bộ. Khi chuyển về, bộ phận ngân quỹ nội bộ sẽ phải trả lãi cho bộ phận khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân.
- Tỷ suất FTP (điều chuyển vốn nội bộ) đảm bảo thấp hơn lãi suất cho tín dụng và cao hơn lãi suất tiền gửi.
Bảng 2.7: Phân bổ nguồn lực - có sử dụng cơng cụ FTP (Nguồn: Nguyễn Anh Tuấn - Công cụ định giá vốn điều chuyển trong quản lý Tài sản có/Tài sản nợ ngân hàng và
phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh)
Mục Khách hàng DN Lãi suất hoặc tỷ suất FTP Khách hàng CN Lãi suất hoặc Tỷ suất FTP Trung tâm vốn Tổng cộng NH Thu nhập từ lãi 8.000 10% 5.600 14% 13.600 Chi phí nhận vốn FTP (6.400) 8% (2.800) 7% 9.200 - (Chênh lệch) 1.600 2.800 9.200 13.600 Chi phí lãi - 0% (3.500) 5% (3.500) Thu nhập chuyển vốn FTP 3.000 6% 4.550 6.5% (7.550) - (Chênh lệch) 3.000 1.050 (7.550) (3.500) Lãi thuần 4.600 3.850 1.650 10.100
Theo mơ hình giả định thì khách hàng doanh nghiệp với 80.000 đồng cho vay (lãi suất 10%) thu được 8.000 đồng thu nhập, đồng thời 80.000 đồng vốn cho vay phải mua từ Hội sở với lãi suất 8%, như vậy chi phí nhận vốn là 6.400 đồng. Chênh lệch chi nhánh được hưởng là 8.000 – 6.400 = 1.600 đồng.
Đồng thời với số vốn huy động 50.000 (lãi suất 0%) và bán lại vốn cho Hội sở (lãi suất 6%), chi nhánh thu được thu nhập chuyển vốn là 3.000 đồng. Tổng thu nhập của chi nhánh 1.6
00+3.000=4.600 đồng.
Tương tự đối với khách hàng cá nhân chênh lệch lãi suất mua vốn từ Hội sở và cho khách hàng vay chi nhánh được hưởng là 2.800 đồng. Chênh lệch bán vốn cho Hội sở và huy động vốn chi nhánh được hưởng là 1.050 đồng. Như vậy tổng thu nhập của chi nhánh là 2.800+1.050=3.850 đồng.
Kết luận theo phân tích mơ hình có áp dụng cơ chế FTP:
Lợi nhuận bộ phận khách hàng doanh nghiệp làm ra không chênh lệch nhiều so với lợi nhuận bộ phận khách hàng cá nhân làm ra. Do vậy, quyết định phân bổ nguồn lực phải tương ứng.
Tổng lợi nhuận của ngân hàng không thay đổi nhưng bộ phận Trung tâm vốn tại Hội sở cũng là bộ phận tạo ra lợi nhuận do thực hiện nghiệp vụ quản lý rủi ro lãi suất bằng cách chuyển vốn và mua vốn từ Hội sở.
Rủi ro lãi suất được chuyển từ bộ phận khơng có chun mơn quản lý rủi ro lãi suất là khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân sang bộ phận chuyên nghiệp là ngân quỹ nội bộ.
2.3.2. Thành công của cơ chế quản lý vốn tập trung đối với toàn hệ thống thống
2.3.2.1. Thành công trong việc kiểm soát rủi ro
Quản lý vốn theo cơ chế Netting trước đây thì mỗi chi nhánh là một đơn vị độc lập trong việc quản lý tài sản nợ và tài sản có. Mỗi chi nhánh có bộ phận nguồn vốn riêng để cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, phân tán công tác quản lý vốn về từng chi nhánh trong toàn hệ thống. Tuy nhiên với sự biến động của thị trường tài chính kèm theo xu hướng tự do hóa tài chính dẫn đến lãi suất thay đổi sẽ do những yếu tố
thị trường tài chính trong nước và thế giới tác động thì ngân hàng ln có những rủi ro phát sinh trong quá trình điều hành nguồn vốn. Mặt khác trình độ nghiệp vụ của nhân viên nguồn vốn tại chi nhánh không được đào tạo bài bản, công tác quản lý rủi ro chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức nên sẽ dẫn đến lúng túng và bị động trong việc quản lý rủi ro như rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro kỳ hạn tại chi nhánh. Tại địa bàn TpHCM hay Hà Nội việc nắm bắt thông tin và phản ứng các biến động của thị trường tài chính đối với tác động của nó đến cơng tác quản lý TSN-TSC ln hiệu quả và tích cực hơn các tỉnh thành. Như vậy công tác quản lý vốn chịu sự tác động riêng lẻ của từng chi nhánh với các cách xử lý khơng đồng bộ và thống nhất trong tồn hệ thống Eximbank, chính sự khơng thống nhất và đồng bộ này tạo sự không ổn định cho việc quản lý TSN-TSC của toàn hệ thống. Mà rủi ro lãi suất và rủi ro kỳ hạn là 2 trong những rủi ro tác động nhiều nhất đến công tác quản lý vốn của các NHTM. Việc quản lý vốn phân tán của Eximbank làm cho Eximbank phải đối mặt các rủi ro về lãi suất và rủi ro về kỳ hạn cao hơn. Với cơ chế quản lý vốn tập trung thì chi nhánh sẽ bán tồn bộ tài sản nợ cho Hội sở. Tại Hội sở việc thu thập và xử lý thông tin chuyên nghiệp và những biến động của thị trường tài chính sẽ được nắm bắt và phản ứng kịp thời để tiến hành xử lý đồng bộ nhằm giảm thiểu rủi ro về lãi suất và kỳ hạn cho toàn hệ thống.
2.3.2.2. Thành cơng trong việc chun mơn hóa cơng việc từ Hội sở đến chi nhánh chi nhánh
Cơ chế quản lý vốn phân tán đồng nghĩa với sự phân tán rủi ro, phân tán lợi nhuận cho chi nhánh. Và theo cơ chế này thì từng chi nhánh năng động trong việc huy động và cho vay miễn là có đủ vốn cung ứng. Vốn được quản lý phân tán, không đồng bộ và có phần chồng chéo giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống ngân hàng. Điều này tạo điều kiện cho các bất cập phát sinh như việc chi nhánh tăng lãi suất huy động, hạ thấp lãi suất cho vay, giảm chi phí cung cấp dịch vụ bằng mọi giá để thu hút khách hàng bất chấp sự gia tăng của chi phí huy động vốn, sự giảm sút thu nhập. Các chi nhánh xây dựng kế hoạch kinh doanh và sử dụng các phương thức
kinh doanh riêng cho chi nhánh mình nhưng đơi khi lại mâu thuẫn với mục tiêu chung của toàn hệ thống và định hướng của Hội sở. Trong một số trường hợp hành động của Hội sở và chi nhánh chỉ làm dịch chuyển lợi nhuận nội bộ giữa Hội sở và chi nhánh và giữa các chi nhánh với nhau mà không tạo ra giá trị gia tăng cho tồn hệ thống ngân hàng. Cịn đối với cơ chế quản lý vốn tập trung thì chi nhánh tiếp thị khách hàng dựa trên những chương trình Hội sở ban hành sẵn. Hội sở đóng vai trị là trung tâm vốn điều tiết nguồn huy động, cho vay với các chi nhánh và giao dịch liên ngân hàng. Đồng thời thực hiện quản lý vĩ mô như xây dựng các chương trình và tính giá chuyển vốn phù hợp.
Chi nhánh chỉ tập trung nhân lực cho việc huy động vốn và cho vay với nhiều kỳ hạn và lãi suất khác nhau mà không lo thiếu nguồn vốn tương ứng để cho vay. Chi nhánh sẽ chủ động hơn trong việc tiếp thị khách hàng để cho vay. Công việc trở nên chun mơn hóa hơn, cịn việc huy động vốn với nhiều mức lãi suất và kỳ hạn khác nhau sẽ được bán hết cho Hội sở và nguồn vốn cho vay khơng sợ thiếu hoặc phải cân đối vì tồn bộ đã được mua từ Hội sở.
2.3.2.3. Thành cơng trong việc giảm chi phí hoạt động trong hệ thống
Chi phí hoạt động, chi phí cơ hội và chi phí lãi trong cơ chế quản lý vốn phân tán của Eximbank là rất lớn.
Thứ nhất do lực lượng nhân sự làm công tác nguồn vừa thừa lại không đáp ứng yêu cầu, nhưng vẫn phải bố trí nhân sự tại từng chi nhánh làm tăng chi phí nhân viên. Quản lý phân tán phát sinh rất nhiều nghiệp vụ, đòi hỏi nhiều thao tác và cơng đoạn do đó tốn nhiều thời gian và chi phí để xử lý nhưng không tạo ra giá trị gia tăng thêm cho toàn hệ thống. Còn theo cơ chế quản lý vốn mới thì khơng có bộ phận nguồn vốn tại chi nhánh nên giảm được phần chi phí cho nhân sự.
Thứ hai, khi Ngân hàng áp dụng cơ chế Netting, lúc đó huy động đầu vào, giải ngân tín dụng trong chi nhánh rất đa dạng về sản phẩm, lãi suất, kỳ hạn. Nhưng lãi suất điều chuyển vốn nội bộ thực hiện theo cơ chế cũ là lãi suất bình qn và chỉ có một mức. Theo đó ở một số kỳ hạn khi chi nhánh huy động theo sản phẩm và biểu
lãi suất công bố. Tuy nhiên, chi nhánh khơng có đầu ra vì khơng mạnh về tín dụng, cũng như theo quy định của ngân hàng thì khơng cho vay trên thị trường liên ngân hàng và không cho vay qua lại giữa các chi nhánh với nhau bởi thế chi nhánh gửi toàn bộ tiền huy động về Hội sở với một mức lãi suất bình qn cho nhiều kỳ hạn đó thì sẽ phát sinh chênh lệch lãi suất âm, vì thế mà chi nhánh không thể huy động thêm được. Mặt khác lãi suất điều chuyển vốn chỉ có một mức nên đối với nhóm các chi nhánh thiếu vốn thì mua lãi suất của Hội sở thường cao và ngược lại, đối với nhóm các chi nhánh thừa vốn thì lãi suất bình qn đó thường thấp so với lãi suất thực huy động. Do đó với cơ chế Netting thì khơng tạo được lợi thế cạnh tranh và khuyến khích được chi nhánh tăng doanh số huy động và cho vay và chính tình hình này Eximbank làm tăng mức chi phí cơ hội của toàn hệ thống, bỏ qua rất nhiều cơ hội sử dụng hiệu quả nguồn vốn nội bộ hiện có. Cịn hiện tại thì chi nhánh huy động hay cho vay đều tạo ra lợi nhuận cho chi nhánh. Hội sở luôn đảm bảo cho chi nhánh có lời. Chính điều chuyển vốn theo cơ chế mới thì chi nhánh càng tăng huy động và cho vay thì càng kiếm được nhiều lợi nhuận và giảm được chi phí cơ hội.
Thứ ba, việc định giá không phù hợp trong cơ chế quản lý vốn phân tán dẫn đến nhiều tiêu cực làm tăng chi phí. Hầu hết các chi nhánh do áp lực các chỉ tiêu, các chi nhánh sẵn sàng áp dụng mức lãi suất thương lượng cao hơn mức lãi suất đang ban hành (miễn thấp hơn mức lãi suất điều vốn Hội sở đang áp dụng cho các chi nhánh), hay giảm mức lãi suất vay để thu hút khách hàng. Theo cơ chế quản lý vốn tập trung thì chi nhánh hưởng chênh lệch giữa lãi suất huy động, cho vay với khách hàng và lãi suất điều chuyển vốn với Hội sở. Chi nhánh sẽ phải thương lượng mức Margin phù hợp với điều kiện của chi nhánh mình để đảm bảo có lời và giữ được khách hàng tốt.
2.3.2.4. Thành công trong việc nâng cao chất lượng nhân sự làm công tác nguồn vốn tác nguồn vốn
Xét về mặt nhân sự, cơ chế quản lý vốn phân tán áp dụng tại hệ thống Eximbank đòi hỏi nhiều về nhân sự, cả Hội sở và chi nhánh đều phải duy trì các cán bộ làm cơng tác nguồn vốn với các chức năng và công việc trùng lắp, gây lãng phí về nhân sự. Mặt khác để công tác ở bộ phận nguồn vốn phải là các cán bộ có trình độ cao được đào tạo và địi hỏi một sự nhạy bén cũng như phân tích tốt. Tuy nhiên tại một số tỉnh thành thì việc tìm kiếm nhân sự phù hợp cho phịng này cũng khơng phải dễ dàng. Việc không đảm bảo về chất lượng nhân sự cho một công tác quan trọng trong hoạt động của ngân hàng như hoạt động quản lý vốn sẽ đẩy các chi nhánh đối mặt nghiêm trọng hơn với việc quản lý khơng hiệu quả TSN-TSC. Chưa tính đến việc quản lý không đạt hiệu quả như mong muốn, các rủi ro do sự biến động của lãi suất có thể dẫn đến sự thua lỗ trong hoạt động tại chi nhánh.
Theo mơ hình cũ thì việc dự đốn thị trường tài chính để có những động thái xử lý, hạn chế các rủi ro trong quản lý vốn quan trọng như rủi ro lãi suất, rủi ro kỳ hạn, rủi ro thanh khoản… phụ thuộc vào các cán bộ cơ sở tại các chi nhánh, các phòng ban liên quan đến quản lý vốn tại Hội sở chỉ đưa ra các chính sách quản lý vốn dựa trên sự tổng hợp quản lý vốn riêng lẻ của từng chi nhánh. Mỗi chi nhánh với các lợi thế vùng (cho vay, huy động…) dẫn đến việc cân đối vốn từng chi nhánh không giống nhau. Khi thị trường tài chính có biến động các chi nhánh sẽ phải có các biện