Mua bán vốn giữa Hội sở chính và chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 44 - 46)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG

2.1. Cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập

2.1.2.4. Mua bán vốn giữa Hội sở chính và chi nhánh

Vốn được luân chuyển giữa các chi nhánh thông qua trung tâm vốn, nơi tập trung toàn bộ nguồn vốn và tài sản của ngân hàng. Trung tâm vốn “mua” tất cả tài sản Nợ và “bán” tất cả các tài sản Có cho đơn vị kinh doanh (các chi nhánh).

Tất cả các khoản mục trên bảng tổng kết tài sản của chi nhánh đều được tập trung tại Hội sở chính. Khơng tồn tại việc chuyển vốn nội bộ (cơ chế quản lý vốn cũ) và việc dịch chuyển dịng vốn chỉ mang tính danh nghĩa. Bảng tổng kết tài sản của chi nhánh khơng cịn cân bằng, chỉ phản ánh số cho vay và huy động thực tế của chi nhánh.

Chi nhánh huy động “bán” vốn về Hội sở chính và “mua” vốn của Hội sở chính để cho vay. Tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và cho vay giữa khách hàng và chi nhánh đều được thực hiện “đối ứng” với trung tâm vốn.

Khi có nhu cầu thanh tốn, số dư tiền gửi khách hàng tại chi nhánh giảm một lượng tương ứng số dư vốn của chi nhánh tại Trung tâm vốn, chi nhánh không cần quan tâm đến nguồn vốn để thanh toán. Rủi ro thanh khoản chuyển từ chi nhánh về Hội sở chính.

Tất cả các tài sản Nợ và Có của chi nhánh đều được “mua” và “bán” căn cứ vào kỳ hạn, loại tiền với các lãi suất điều chuyển tại ngày phát sinh giao dịch. Từ ngày phát sinh giao dịch cho đến ngày định giá lại của tài sản Nợ hay tài sản Có, chi nhánh ln được đảm bảo một mức chênh lệch lãi suất giữa lãi suất áp dụng cho khách hàng và lãi suất chuyển vốn nội bộ. Chi nhánh chỉ quyết định lãi suất cho vay/nhận gửi sao cho có chênh lệch so với lãi suất điều chuyển vốn nội bộ và không phải quan tâm đến rủi ro lãi suất. Việc quản lý rủi ro lãi suất là trách nhiệm của Hội sở chính.

Khi nhận được khoản tiền gửi của khách hàng, chi nhánh thực hiện bán toàn bộ về Trung tâm vốn. Khi có nhu cầu cho khách hàng vay, chi nhánh thực hiện mua toàn bộ từ Trung tâm vốn. Khoản chênh lệch giữa giá mua và giá bán vốn, giữa giá mua vốn từ Trung tâm và lãi suất cho vay khách hàng chính là phần thu nhập của chi nhánh.

Ví dụ minh họa: Chi nhánh A

Trường hợp 1: Phát sinh khoản tiền gửi khách hàng 100, kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 8%/năm. Chi nhánh sẽ “bán” khoản tiền gửi trên về HSC với lãi suất 9,5%/năm, được hưởng chênh lệch 1,5% trong 3 tháng.

Trường hợp 2: Cho khách hàng vay 200 kỳ hạn 6 tháng. Lãi suất 11%/năm. Chi nhánh sẽ “mua” vốn từ HSC 200 trong 6 tháng với lãi suất 9,8%/năm. Như vậy, trong thời gian 6 tháng chi nhánh luôn được hưởng chênh lệch 1,2% từ khoản vay này.

Bảng 2.2: Tổng hợp chênh lệch giá mua – bán vốn của chi nhánh (Nguồn:Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ) hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ)

Lãi suất FTP %/năm Lãi suất tiền %/năm Chênh lệch

3 tháng 9.5 3 tháng 8 1.5

6 tháng 9.8 6 tháng 11 1.2

Theo công thức 1.8 ở chương 1 ta xác định được thu nhập từ chuyển vốn của chi nhánh trong kỳ đối với trường hợp 1 là 100*3*1,5%/12=0,375; đối với trường hợp 2 là 200*6*1,2%/12=1,2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)