Mơ tả cấu thành của mức Margin trong đường giá chuyển vốn FTP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 33)

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ)

Trên thực tế có phát sinh thêm MI do có sự chênh lệch về kỳ hạn giữa huy động và cho vay:

Hình 1.3: Mơ tả cấu thành của mức Margin trong đường giá chuyển vốn FTP

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ)

Phân bổ MI: Trung tâm vốn tại Hội sở sẽ được phân bổ là từ X% trên “chênh lệch lãi suất thực”. Trước đây, Chi nhánh được phân bổ toàn bộ Margin này do chi nhánh chịu trách nhiệm quản lý dòng tiền, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất. Nhưng theo cơ chế FTP này thì các rủi ro này sẽ do Trung tâm vốn tại Hội sở quản lý. Phân bổ MHĐ, MCV: Phần chênh lệch lãi suất thực còn lại sau khi đã phân bổ MI cho Trung tâm vốn tại Hội sở nêu trên sẽ được phân bổ A% cho các đơn vị huy động và B% cho các đơn vị cho vay tại các chi nhánh.

Phân bổ mHĐi và mCVj: Căn cứ vào mức Margin huy động và cho vay tổng quát được phân bổ theo tỷ lệ A% và B% nêu trên, Hội sở sẽ phân bổ mHĐi và mCVj lại cho các sản phẩm huy động và cho vay cụ thể, cũng như các món huy động và cho vay đặc biệt. Trong đó:

mHĐi: Margin phân bổ cho sản phẩm huy động i

Phân bổ mHĐi cho từng sản phẩm huy động

Nguyên tắc phân bổ: Căn cứ trên MHĐ, tất cả các món chi nhánh huy động đều có lợi nhuận (đều có Margin), ưu tiên Margin cao cho nguồn vốn giá rẻ, ưu tiên Margin cao cho các sản phẩm được Hội sở chú trọng trong từng thời kỳ, từ kỳ hạn qua đêm đến kỳ hạn 1 tháng, Margin sẽ được phân bổ giảm dần, Từ kỳ hạn trên 1 tháng đến kỳ hạn 60 tháng, Margin sẽ được phân bổ tăng dần.

Đối với các sản phẩm tiền gửi, tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi thanh tốn khơng kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm qua đêm, tiền gửi Call 48 giờ, Hội sở sẽ phân bổ một mức Margin đặc biệt để khuyến khích chi nhánh huy động các nguồn vốn giá rẻ này. Về nguyên tắc, mức Margin này được tính tốn căn cứ vào:

- Tỷ lệ sử dụng vốn thực tế: Theo các quy định tại Thông tư 13 và Thông tư 19 mới vừa ban hành của NHNN về các tỷ lệ đảm bảo an tồn thanh khoản thì chỉ 25% nguồn vốn không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế được tính vào nguồn vốn huy động để cho vay, phần còn lại chủ yếu được duy trì trên tài khoản thanh toán tại NHNN để thanh khoản hoặc gửi tại các Tổ chức Tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng (hiện lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đang thấp hơn nhiều so với mặt bằng lãi suất huy động trên thị trường 1).

- Rủi ro lãi suất: Đơn vị quản lý nguồn vốn từ các sản phẩm huy động này sẽ được phân bổ một phần Margin rủi ro lãi suất do đây là nguồn vốn rất ngắn hạn và có tính bất ổn cao. Theo đó, Hội sở dự thảo mức Margin này sẽ là chênh lệch giữa lãi suất công bố của sản phẩm và lãi suất kỳ hạn qua đêm trên thị trường liên ngân hàng. Lưu ý rằng theo cách tính tốn và phân bổ này, các sản phẩm huy động vốn nêu trên sẽ có mức Margin cao nhất trong tất cả các sản phẩm huy động.

Phân bổ mCVj cho từng sản phẩm cho vay

Nguyên tắc phân bổ: Căn cứ trên MCV, tất cả các món chi nhánh cho vay đều có lợi nhuận (đều có Margin), ưu tiên Margin cao cho các sản phẩm cho vay có mức rủi ro cao.

Các trường hợp đặc biệt như: các món huy động và cho vay ngoài khung lãi suất quy định của Ngân hàng, các món huy động và cho vay theo các chương trình tài trợ Xuất Nhập Khẩu, các món huy động/cho vay có điều kiện, có liên quan đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ…

Nguyên tắc phân bổ: Tất cả các món chi nhánh huy động và cho vay đều có lợi nhuận (đều có Margin).

Việc thực hiện các giao dịch này cần minh bạch và công khai. Chi nhánh phải cung cấp đầy đủ thông tin cho Hội sở trước khi thực hiện và dựa trên đó Hội sở sẽ phân bổ mức Margin hợp lý cho các giao dịch này.

1.3.2. Xác định thu nhập – chi phí chuyển vốn

Giá trị thu nhập/chi phí của giao dịch vốn trong kỳ:

(1.8)

Trong đó:

FTPA: (FTP amount) giá trị thu nhập vốn (FTPTN) hoặc chi phí vốn (FTPCF) trong giao dịch vốn

Balij: Số dư cuối ngày i của giao dịch j. Tại các ngày nghỉ, số dư được xác định bằng số dư của ngày làm việc gần nhất trước đó

FTPij: Giá chuyển vốn của giao dịch vốn của giao dịch j tại ngày i

n: Số ngày thực tế trong kỳ (tháng), n=30 (31) ngày

m: Tổng số giao dịch “mua” vốn hoặc “bán” vốn

Điều chỉnh giảm thu nhập – tăng chi phí

Nguyên tắc: Việc điều chỉnh giảm thu nhập/tăng chi phí chỉ được áp dụng cho những giao dịch có kỳ hạn, khi kỳ hạn thực tế của giao dịch “mua” vốn lớn hơn kỳ hạn danh nghĩa theo cam kết và kỳ hạn thực tế của giao dịch “bán” vốn nhỏ hơn kỳ hạn danh nghĩa theo cam kết.

+ Giảm thu nhập: Trường hợp đơn vị kinh doanh để khách hàng thanh toán trước hạn đối với TSN, thu nhập “bán” vốn đối với giao dịch đó sẽ bị tính giảm do việc thanh toán trước hạn.Tại kỳ phát sinh giao dịch thanh toán trước hạn, đơn vị kinh doanh sẽ bị giảm trừ một lượng thu nhập “bán” vốn:

Tùy theo chính sách định giá vốn của NHTM áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung mà giá mua vốn áp dụng cho các giao dịch rút trước hạn khác nhau, giá mua vốn áp dụng có thể tính theo phần trăm với các kỳ hạn củng kỳ hạn tại thời điểm rút trước hạn.

+ Tăng chi phí: Ngược lại với trường hợp giảm thu nhập, trường hợp điều chỉnh tăng chi phí tại các chi nhánh khi có nợ q hạn, chi phí “mua” vốn của giao dịch đó sẽ bị tính tăng. Tại kỳ mà các chi nhánh có giao dịch cho vay quá hạn, chi nhánh sẽ bị tính tăng một lượng chi phí “mua” vốn xác định như sau:

Tùy theo chính sách định giá vốn của NHTM áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung mà giá bán vốn áp dụng cho các giao dịch nợ quá hạn khác nhau.Trung tâm vốn quy định trong từng từng thời kỳ căn cứ vào mức chênh lệch tuyệt đối giữa kỳ hạn danh nghĩa và kỳ hạn thực tế.

Xác định hiệu quả hoạt động của đơn vị kinh doanh

Xác định hiệu quả kinh doanh chính xác là một trong những đặc điểm nổi bật của cơ chế quản lý vốn tập trung. Trên cơ sở xác định tương đối hợp lý và chính xác Hội sở sẽ tính được các mức thu nhập của chi nhánh, cũng như các chỉ số để xác định hiệu quả hoạt động của từng chi nhánh. Một câu hỏi đưa ra: có sự bình đẳng hay khơng nếu trung tâm vốn mua và bán vốn cùng một giá cho 2 chi nhánh với mức độ rủi ro hoạt kinh doanh khác nhau? Thông thường, trong điều kiện khơng có những bất ổn và biến động trong thị trường tài chính, giá mua vốn của Hội sở với chi nhánh luôn thấp hơn giá bán vốn của Hội sở cho chi nhánh, phần chênh lệch này được hiểu như giá mà các chi nhánh “phải” trả cho Hội sở trong việc quản lý vốn, chênh lệch giũa giá mua của Hội sở và lãi huy động của chi nhánh từ các thành phần kinh tế, hay giá bán vốn của Hội sở và giá cho vay của chi nhánh với

các đối tượng khách hàng là một trong những công cụ vĩ mô điều tiết của Hội sở với hoạt động của các chi nhánh.

Thu nhập ròng từ lãi NII (Net interest income)

Giá trị thu nhập ròng từ lãi: được xác định từ thu nhập từ lãi và chi phí lãi trong kỳ cụ thể như sau:

NII = TNL – CFL (1.9)

Trong đó:

NII: (Net interest income) – Thu nhập ròng từ lãi

TNL: Thu nhập từ lãi, xác định từ thu nhập lãi từ khách hàng và thu nhập lãi từ

việc “bán” vốn cho Trung tâm vốn trong kỳ

CFL : Chi phí trả lãi, xác định từ chi phí trả lãi cho khách hàng và chi phí

do”mua” vốn từ Trung tâm vốn trong kỳ

Ngoài ra cịn có một số cơng thức tính tốn để xác định hiệu quả của đơn vị kinh doanh như thu nhập rịng (NI) để tính tốn thu nhập từ lãi, các thu nhập khác ngoài lãi và chi phí hoạt động phát sinh tại các đơn vị kinh doanh và thu nhập sau khi phân bổ (NC) xác định bằng giá trị thu nhập ròng trước khi phân bổ trừ đi mức chi phí do trung tâm vốn phân bổ cho đơn vị kinh doanh trong kỳ. Và trong một số trường hợp thì Hội sở phải điều chỉnh thu nhập hoặc chi phí điều chuyển vốn đối với những trường hợp huy động và cho vay đặc biệt.

Kết luận chương 1

Định giá chuyển vốn nội bộ là nội dung cơ bản của cơ chế quản lý vốn tập trung, là điều kiện cần thiết để thực hiện quản lý được các nội dung khác của cơ chế quản lý vốn tập trung. Định giá chuyển vốn nội bộ sẽ chấm dứt việc điều chuyển vốn bằng tiền giữa Hội sở chính và chi nhánh, chuyển chức năng của chi nhánh thành các đơn vị kinh doanh thực sự còn Hội sở chính là bộ phận quản lý, thực hiện điều hành, điều hoà vốn trong toàn hệ thống.

Giá FTP là căn cứ để đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị kinh doanh và cũng là công cụ để Hội sở chính điều hành vốn trong tồn hệ thống nhằm hỗ trợ công tác quản lý thanh khoản, quản lý rủi ro lãi suất. Giá FTP được điều chỉnh đối với các giao dịch đặc biệt, chi nhánh thực hiện theo chỉ định của Hội sở chính như nợ vay được khoanh, cho vay chỉ định, cho vay theo kế hoạch, cho vay theo các chương trình, mục tiêu, theo cam kết của Tổng giám đốc…

Phòng nguồn vốn kinh doanh tiền tệ có trách nhiệm xây dựng cơ chế định giá chuyển vốn, định kỳ xác định và thông báo giá FTP tới các đơn vị kinh doanh để thực hiện; Phịng kế tốn tài chính xác định hiệu quả kinh doanh trong kỳ của các đơn vị kinh doanh và thực hiện điều chỉnh thu nhập, chi phí đối với các giao dịch đặc biệt.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

2.1. Cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng TMCP

Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên được thành lập tại Việt Nam vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của chủ tịch hội đồng bộ trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank).

Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng Việt Nam tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank.

Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 12.335 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.317 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam.

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với trụ sở chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 207 chi nhánh và phịng giao dịch trên toàn quốc và đã thiết lập quan hệ đại lý với 869 ngân hàng tại 84 quốc gia trên thế giới.

Những sự kiện nổi bật qua các năm hoạt động từ ngày thành lập đến nay:

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam tham gia vào hệ thống thanh toán bù trừ điện tử của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế Mastercard, thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế Visa, ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ ghi nợ quốc tế Visa Debit. Năm 2011, Eximbank tăng vốn điều lệ lên 12.355 tỷ đồng. Eximbank được tạp chí The Banker chọn vào Top 1.000 ngân hàng hàng đầu thế giới và Top 25 ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tài sản nhanh nhất 2010.

Năm 2012, Eximbank vinh dự được tạp chí The Banker – tạp chí uy tín trong lĩnh vực tài chính quốc tế chọn vào bảng xếp hạng 1000 ngân hàng hàng đầu thế giới. Tạp chí AsiaMoney – một tạp chí tiếng Anh uy tín tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương trao giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam năm 2012”. Đây là một động lực lớn để Eximbank tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam.

Năm 2013, Tạp chí The Banker trao giải thưởng “Eximbank là ngân hàng được quản trị tốt nhất tại Việt Nam năm 2013 và ông Trương Văn Phước – Tổng giám đốc Eximbank nhận giải thưởng “thành tựu lãnh đạo năm 2013”.

2.1.2. Tình hình thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

2.1.2.1. Trách nhiệm thực hiện giữa Hội sở chính và các chi nhánh

Trách nhiệm của Hội sở chính

Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh hàng năm, bảng tổng kết tài sản kế hoạch của ngân hàng;

Giao các chỉ tiêu kế hoạch: huy động vốn, dư nợ tín dụng, NIM, hạn mức sử dụng vốn…

Xây dựng các hạn mức tín dụng, hạn mức và danh mục đầu tư, các hạn mức sử dụng vốn trong từng thời kỳ cho toàn hệ thống và từng chi nhánh;

Xây dựng các cơ chế, chính sách định hướng hoạt động tồn hệ thống;

Chịu trách nhiệm quản lý rủi ro thanh khoản (bao gồm cả dự trữ bắt buộc) và rủi ro lãi suất toàn hệ thống;

Xây dựng và thực hiện cơ chế định giá chuyển vốn nội bộ; Quản lý các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động ngân hàng.

Trách nhiệm của Chi nhánh

Khảo sát thị trường, xây dựng kế hoạch Marketing;

Căn cứ các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, các hạn mức được giao và lãi suất nội bộ của Hội sở chính để xây dựng kế hoạch kinh doanh và tổ chức triển khai hoạt động kinh doanh;

Chăm sóc, phát triển khách hàng, kế hoạch kinh doanh;

Nhận và xử lý các thông tin phản hồi từ thị trường và khách hàng, báo cáo đề xuất về Hội sở.

2.1.2.2. Hệ thống báo cáo FTP

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam không sử dụng chương trình FTP riêng biệt hỗ trợ để phục vụ cho cơng tác hạch tốn, báo cáo thống kê kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh và Hội sở chính. Hiện nay EIB sử dụng chương trình phần mềm Korebank cho tồn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó có những phân hệ hỗ trợ màn hình nhập liệu, truy vấn và báo cáo liên quan đến cơ chế FTP. Các màn hình chính của cơ chế FTP được trình bày ở phụ lục 2.1. Báo cáo có thể được xuất ra tập tin excel để theo dõi.

Đồng tiền giao dịch: Tất cả các đồng tiền giao dịch phát sinh trong bảng cân đối kế toán nội bảng đều được sử dụng là đồng tiền tính tốn bao gồm VNĐ và ngoại tệ.

Trong báo cáo thu nhập chi phí, tất cả các loại ngoại tệ được quy đổi sang VNĐ theo tỷ giá hạch toán tại ngày làm việc cuối kỳ.

2.1.2.3. Định giá chuyển vốn của Hội sở chính

Đối với các sản phẩm huy động:

Các sản phẩm có đặc điểm chung là phân theo nhóm kỳ hạn huy động từ không kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)