Bị động trong việc áp dụng cơ chế quản lý vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 69 - 70)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG

2.4. Hạn chế mô hình quản lý vốn tập trung FTP

2.4.1.1. Bị động trong việc áp dụng cơ chế quản lý vốn

Khi áp dụng cơ chế quản lý vốn mới, Hội sở đóng vai trị là trung tâm mua bán vốn cịn chi nhánh chỉ đóng vai trị là đại lý kinh doanh cho Hội sở. Tuy nhiên, bất kỳ cơ chế quản lý vốn nào cũng sẽ có những mặt hạn chế mà trong q trình triển khai phải có sự phản hồi thông tin từ chi nhánh lên Hội sở mới có sự điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế của mỗi chi nhánh, mỗi vùng miền khác nhau. Định kỳ Hội sở đều tập huấn nghiệp vụ và ghi nhận những kiến nghị của chi nhánh về cơ chế quản lý vốn mới để củng cố và nâng cao kiến thức cho nhân viên chi nhánh cũng như nắm bắt được tình hình của các chi nhánh. Mặc dù vậy những phản hồi nhận được từ chi nhánh không nhiều và các chi nhánh cũng khơng tích cực đóng góp ý kiến phản hồi của mình để Hội sở nắm bắt được thơng tin và có những điều chỉnh phù hợp. Bản thân của chi nhánh cũng không chủ động nắm những phản hồi của nhân viên trong hệ thống và cả khách hàng để phản hồi lại với Hội sở. Những thắc mắc trong quá trình hạch tốn hàng ngày thì chi nhánh chỉ trực tiếp liên lạc với phịng nguồn vốn để giải quyết ngay khó khăn đó mà chưa tìm hiểu rõ vấn đề. Như vậy những điều chỉnh về cơ chế quản lý vốn hay chương trình của Hội sở về các sản phẩm dịch vụ chỉ có tính một chiều là chủ yếu do Hội sở tự tìm ra trong quá trình quản lý do đó vẫn chưa sát với thực tế hoạt động của chi nhánh.

Nguồn thu lớn nhất của chi nhánh là từ lãi điều chuyển vốn nội bộ, có nghĩa là đối với hoạt động huy động vốn hay cho vay thì chi nhánh đều được Hội sở trả lãi điều chuyển vốn nên đều mang lại lợi nhuận cho chi nhánh chứ không phải theo quan điểm như trước kia chỉ có hoạt động cấp tín dụng mới mang lại doanh thu còn hoạt động huy động vốn mang lại chi phí cho chi nhánh. Mặt khác, mỗi chi nhánh của ngân hàng hiện nay ở mỗi địa bàn khác nhau với những điều kiện thuận lợi hay khó khăn khác nhau như có chi nhánh ở những thành phố lớn thì mức độ cạnh tranh gay gắt hơn nhưng có nhiều đối tượng khách hàng và quy mô khách hàng lớn và những dịch vụ ngân hàng họ sử dụng cũng đa dạng hơn. Còn những chi nhánh ở tỉnh thì địa bàn nhỏ và quy mô khách hàng cũng nhỏ hơn, những dịch vụ ngân hàng họ sử dụng cũng ít hơn. Và ngành nghề hoạt động kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp hay cá nhân ở địa bàn mỗi chi nhánh cũng có sự khác nhau. Nhưng các chi nhánh cũng chưa chủ động nghiên cứu đặc trưng vùng miền ở chi nhánh mình cũng như những đối tượng khách hàng mục tiêu và tiềm năng ở địa bàn để kiến nghị với Hội sở có những chương trình sản phẩm phù hợp với nhóm khách hàng đó nhằm tăng lợi thế so sánh của từng chi nhánh ở những vùng miền khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)