CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
1.4 Báo cáo của các trung tâm trách nhiệm
1.4.1 Mục tiêu, đặc điểm và yêu cầu của báo cáo kế toán trách nhiệm
1.4.1.1 Mục tiêu
Báo cáo kế toán nhiệm được xem là sản phẩm cuối cùng của hệ thống báo cáo trách nhiệm, báo cáo về kết quả hoạt động của từng bộ phận. Đồng thời, ghi
nhận việc thực hiện mục tiêu và so sánh với mục tiêu được phân công của các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Đặc biệt là tổng hợp được mục tiêu của toàn doanh nghiệp, so sánh với mục tiêu của toàn doanh nghiệp và tạo báo cáo của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp. Sự khác biệt giữa thơng tin thực hiện với mục tiêu dự tốn sẽ giúp nhà quản trị đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động của các cấp quản trị bộ phận.
1.4.1.2 Đặc điểm
Theo R.S Kaplan, một hệ thống kế tốn trách nhiệm thường có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất: mức độ chi tiết của thông tin trên báo cáo sẽ khác nhau đối với những cấp quản lý khác nhau. Mức độ chi tiết của các chỉ tiêu sẽ giảm dần ở cấp quản lý càng cao.
Thứ hai: giữa các bảng báo cáo trong một hệ thống trách nhiệm có mối liên hệ mật thiết với nhau. Thơng tin trong báo cao cấp dưới mang tính giải thích, chứng minh cho các chỉ tiêu trong báo cáo ở cấp cao hơn
Thứ ba: báo cáo phải bao gồm tất cả những chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận mà có thể xác định một cách trực tiếp hay gián tiếp.
1.4.1.3 Yêu cầu của báo cáo kế toán trách nhiệm
Ngoài việc đáp ứng được các yêu cầu chung của báo cáo kế tốn quản trị thì cịn phải thỏa mãn những yêu cầu cơ bản sau:
Thứ nhất: báo cáo phải được lập và truyền đạt một cách kịp thời. Thứ hai: báo cáo phải thực hiện một cách thường xuyên, liên tục. Thứ ba: hình thức phải tương đối đơn giản, dễ hiểu và có sự so sánh.
1.4.2 Các loại báo cáo trách nhiệm và nội dung của hệ thống báo cáo trách nhiệm nhiệm
1.4.2.1 Các loại báo cáo trách nhiệm
Căn cứ vào trách nhiệm báo cáo thì hệ thống kế tốn trách nhiệm được chia thành 4 nhóm báo cáo ứng vốn bốn loại trung tâm trách nhiệm sau:
- Nhóm báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu
- Nhóm báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận
- Nhóm báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư
1.4.2.2 Nội dung của hệ thống báo cáo trách nhiệm
Trung tâm chi phí
Thành quả quản lý của nhà quản trị ở trung tâm chi phí được đánh giá qua báo cáo thành quả được lập cho từng trung tâm chi phí riêng biệt.
Thông tin đưa vào báo cáo thành quả của các nhà quản trị ở trung tâm chi phí chỉ là chi phí có thể kiểm sốt được bởi từng nhà quản trị ở trung tâm chi phí. Bằng việc so sánh chi phí thực tế với chi phí dự tốn, các nhà quản trị có thể biêt được chênh lệch nào là tốt, chênh lệch nào là xấu.
Bảng 1.2: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí
Phân xưởng 1
Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí Ngày …. Tháng …. Năm …
Chi phí có thể kiểm sốt Thực tế
Dự tốn linh hoạt Chênh lệch dự toán linh hoạt Dự toán tĩnh Chênh lệch khối lượng (1) (2) (3) = (1) – (2) (4) (5) = (2) – (1)
Chi phí vật liệu trực tiếp Chi phí nhân cơng trực tiếp Biến phí sản xuất chung:
Cơng cụ Lương bảo trì Định phí sản xuất chung: Chi phí hành chính Các chi phí khác Tổng cộng
- Nếu chênh lệch dự toán linh hoạt >0: xấu và ngược lại.
Trung tâm doanh thu
Thành quả quản lý của các trung tâm doanh thu thường được đánh giá bằng việc so sánh doanh thu có thể kiểm soát giữa thực tế so với dự tốn và phân tích các chênh lệch phát sinh.
Nếu trung tâm doanh thu được toàn quyền định giá bán, số lượng sản phẩm tiêu thụ thì trách nhiệm sẽ được đánh giá trên doanh thu tạo ra.
Bảng 1.3: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu trong trường hợp nhà quản trị trung tâm doanh thu toàn quyền quyết định giá bán
Cửa hàng 1
Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu Ngày …. Tháng …. Năm … DT có thể kiểm sốt được
Thực tế Chênh lệch dự toán linh hoạt Dự toán linh hoạt Chênh lệch khối lượng tiêu thụ Dự toán tĩnh SL SP tiêu thụ Đơn giá bán Doanh thu SL SP tiêu thụ Đơn giá bán Doanh thu SL SP tiêu thụ Đơn giá bán Doanh thu SL SP tiêu thụ Đơn giá bán Doanh thu SL SP tiêu thụ Đơn giá bán Doanh thu SP A x x x x x x x x x x x x x x x SP B x x x x x x x x x x x x x x x Tổng cộng xxx xxx xxx xxx xxx
Nếu chính sách giá được xác định bên ngoài trung tâm doanh thu (cấp cơng ty), khi đó, các nhà quản trị trung tâm doanh thu sẽ chịu trách nhiệm về số lượng và kết cấu mặt hàng bán ra
Bảng 1.4: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu trong trường hợp nhà quản trị trung tâm doanh thu không được quyền quyết định giá bán
Cửa hàng 2
Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu Ngày …. Tháng …. Năm …
DT có thể kiểm sốt
được
Thực tế Chênh lệch khối lượng tiêu thụ Dự toán tĩnh
SL SP tiêu thụ Đơn giá bán Doanh thu SL SP tiêu thụ Đơn giá bán Doanh thu SL SP tiêu thụ Đơn giá bán Doanh thu SP A x x x x x x x x x SP B x x x x x x x x x Tổng cộng xxx xxx xxx
Khi đánh giá thành quả của các trung tâm doanh thu, cần quan tâm đến chi phí của từng loại sản phẩm nhằm thúc đẩy các nhà quản trị ở trung tâm doanh thu lưu ý tối đa hóa lợi nhuận gộp chứ khơng phải chỉ doanh thu. Nếu chỉ dựa vào doanh thu để đánh giá các nhà quản trị có thể tìm cách giảm giá để tăng doanh thu hoặc thúc đẩy tiêu thụ những mặt hàng có doanh thu lớn nhưng lợi nhuận thấp. Nhựng hành vi như thế có thể làm gia tăng doanh thu nhưng giảm lợi nhuận trên tổng thể của công ty.
Trung tâm lợi nhuận
Thành quả quản lý của nhà quản trị ở trung tâm lợi nhuận được đánh giá qua báo cáo thành quả được lập cho từng trung tâm lợi nhuận riêng biệt.
Thông tin đưa vào báo cáo thành quả của các nhà quản trị ở trung tâm lợi nhuận chỉ là lợi nhuận có thể kiểm sốt được bởi từng nhà quản trị ở trung tâm lợi nhuận. Do lợi nhuận là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, nên chỉ có doanh thu có thể kiểm sốt được và chi phí có thể kiểm sốt được mới được đưa vào báo cáo thành quả. Chi phí có thể kiểm sốt được phân loại theo biến phí và định phí khi đưa vào báo cáo thành quả.
Như vậy, báo cáo thành quả được sự dụng để đánh giá thành quả quả lý của các nhà quản trị ở trung tâm lợi nhuận là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được trình bày dưới hình thức số dư đảm phí nhưng chỉ gồm doanh thu và chi phí có thể kiểm sốt được bởi các nhà quản trị của trung tâm lợi nhuận. Bằng việc so sánh thông tin thực tế với thông tin dự tốn, các nhà quản trị có thể biêt được chênh lệch nào là tốt, chênh lệch nào là xấu, chênh lệch nào là do biến động của khối lượng hoạt động, chênh lệch nào là do thành quả kiểm sốt doanh thu và chi phí mang lại.
Bảng 1.5: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận Kết quả Kết quả thực tế Chênh lệch dự toán linh hoạt Dự toán linh hoạt Chênh lệch khối lượng tiêu thụ Dự toán tĩnh Số lượng sản phẩm tiêu thụ x x x x x Doanh thu x x x x x Trừ biến phí: x x x x x Sản xuất x x x x x Bán hàng và quản lý x x x x x Số dư đảm phí x x x x x Trừ định phí: x x x x x Sản xuất x x x x x Bán hàng và quản lý x x x x x
Lợi nhuận hoạt động xxx xxx xxx xxx xxx
- Nếu chênh lệch dự toán linh hoạt >0: xấu và ngược lại.
- Nếu chênh lệch khối lượng tiêu thụ >0: tốt và ngược lại. Trung tâm đầu tư
Đánh giá thành quả quản lý ở trung tâm đầu tư bao gồm:
- So sánh doanh thu và chi phí có thể kiểm sốt được giữa thực tế với dự toán.
- Sử dụng các thước đo thành quả đối với các khoản vốn đầu tư thuộc quyền kiểm soát của nhà ở trung tâm đầu tư: ROI và RI.
Bảng 1.6: Báo cáo thành quả dựa trên ROI
Khu vực A Báo cáo thành quả
Năm …
Thực tế Chênh lệch Dự toán tĩnh
Lợi nhuận hoạt động x x x
Tài sản được đầu tư x x x
Bảng 1.7: Báo cáo thành quả dựa trên RI
Khu vực A Báo cáo thành quả
Năm …
Thực tế Chênh lệch Dự toán tĩnh
Lợi nhuận hoạt động x x x
Tài sản được đầu tư x x x
Mức hoàn vốn mong muốn tối thiểu x x x
ROI xxx % xxx % xxx %
Kết luận chương 1
Ngày nay, do sự thay đổi rất nhanh của môi trường kinh doanh, ngoại trừ các doanh nghiệp có quy mơ rất nhỏ có thể quản lý như một đơn vị riêng biệt, đối với những tổ chức lớn hơn đều phải phân chia thành các bộ phận để giúp cho nhà quản trị quản lý một cách tốt hơn, dễ dàng hơn và hiệu quả hơn.
Điều mà doanh nghiệp cần hiện nay là có một hệ thống đo lường công bằng để hỗ trợ cho quản lý đo lường và kiểm soát bộ phận, kế toán quản trị vận dụng hệ thống kế toán trách nhiệm. Hệ thống kế tốn trách nhiệm được thiết lập nhằm khuyến khích các nhà quản lý trong các tổ chức phân quyền hướng để mục tiêu chung. Mỗi bộ phận trong một tổ chức có thể là trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận, trung tâm đầu tư. Nhân viên kế toán quản trị lập cho mỗi trung tâm trách nhiệm một báo cáo thành quả. Các báo cáo này chỉ rõ kết quả hoạt động của trung tâm trách nhiệm và thành quả quản lý của các nhà quản lý của nó trong kỳ báo cáo.
Trong một tổ chức mà trách nhiệm quản lý được phân cấp cho nhiều nhà quản trị ở nhiều cấp độ khác nhau, việc đánh giá đúng thành quả quản lý của các nhà quản trị có ý nghĩa rất lớn đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Do đó, nghiên cứu những vấn đề về hệ thống kế toán trách nhiệm sẽ giúp cho các nhà quản lý có một cơng cụ đắc lực để hồn thiện hệ thống kế tốn trách nhiệm tại doanh nghiệp. Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận về hệ thống kế toán trách nhiệm, tác giả tập trung đánh giá thực trạng và hoàn thiện kế tốn trách nhiệm tại Cơng ty Cổ phần May Quốc Tế Thắng Lợi.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TỐN TRÁCH NHIỆM TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN MAY QUỐC TẾ THẮNG LỢI
2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần May Quốc Tế Thắng Lợi 2.1.1 Thông tin chung 2.1.1 Thông tin chung
2.1.1.1 Thông tin khái quát
Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN MAY QUỐC TẾ THẮNG LỢI.
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: THANG LOI INTERNATIONAL GARMENT JOINT STOCK COMPANY.
Vốn điều lệ của công ty: 30.000.000.000 đ (ba mươi tỷ đồng Việt nam). Số vốn này được chia thành 3.000.000 cổ phần (ba triệu cổ phần). Mệnh giá mỗi cổ phần: 10.000 đ (mười ngàn đồng Việt nam). Trong đó:
- Cổ phần phổ thông : 2.700.000 CP
- Cổ phần ưu đãi trả chậm : 300.000 CP
Vốn điều lệ có thể tăng hoặc giảm do u cầu tình hình hoạt động của cơng ty và do quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp các cổ đông sáng lập không mua hết số cổ phần được quyền chào bán thì số cổ phần cịn lại phải được chào bán và bán hết trong thời hạn ba năm, kể từ ngày Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Việc góp vốn của cổ đơng chia ra hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Thu tiền mua cổ phần của cổ đông phổ thông và xác định cổ phần của cổ đông ưu đãi trả chậm, tổng cộng là 18 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2: Thu tiền của cổ đơng phổ thơng là 12 tỷ đồng khi có nhu cầu xây dựng nhà xưởng di dời và mở rộng sản xuất.
Công ty cổ phần may quốc tế Thắng Lợi được tách ra từ Ngành may của Công ty cổ phần Dệt May Thắng Lợi (thành lập từ năm 1958). Công ty được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0305132089 đăng ký lần đầu ngày 04 tháng 07 năm 2007, thay đổi lần 1 vào ngày 10 tháng 12 năm 2007, thay đổi lần 2 ngày 24 tháng 09 năm 2008, thay đổi lần 3 ngày 22 tháng 01 năm 2014, thay đổi lần 4 ngày 21 tháng 03 năm 2014 do Sở kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp.
Đầu tháng 12 năm 2013, công ty đã mua nhà xưởng, máy móc thiết bị của Cơng ty Cổ phần May Cholimex tại địa điểm B26-27 đường số 5 khu cơng nghiệp Vĩnh Lộc phường Bình Hưng Hịa B, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh và tiếp nhận 150 lao động thành lập xí nghiệp May 6 mở rộng sản xuất.
2.1.1.3 Ngành nghề kinh doanh của công ty
Ngành, nghề kinh doanh:
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng may mặc, chăn-drap-gối, sản phẩm nhồi bông.
- Môi giới thương mại. Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa.
- Mua bán vải, hàng may sẵn, giày dép, phụ liệu may, máy móc thiết bị cơng nghiệp.
- Kinh doanh kho bãi. Kinh doanh bất động sản (trừ dịch vụ môi giới, định giá, sàn giao dịch bất động sản).
Người đại diện theo pháp luật:
- Ơng NGƠ ĐỨC HỊA
- Chức danh: Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị
- Số tài khoản:
+ Tiền VND : 140414851000427 + Tiền USD : 140414851000430
CIF # : 102171010 SWIFT Code: EBVIVNVXCHA
Tên Ngân hàng: Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (EXIMBANK) Chi nhánh Cộng Hòa
2.1.1.4 Thơng tin về mơ hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý
Thơng tin về mơ hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý của công ty được thể hiện cụ thể tại Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2-1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan thẩm quyển cao nhất của công ty và tất cả các cổ đơng có quyền bỏ phiếu đều được tham dự. Đại hội đồng cổ đông thường niên đều được tổ chức mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đơng thường niên có quyền thảo luận và thông qua các vấn đề như báo cáo tài chính kiểm tốn hằng năm, báo cáo của ban kiểm soát, báo cáo của Hội đồng quản trị…Đại hội đồng cổ đông thường niên và
Đại hội đồng cổ đơng
Ban điều hành
Ban kiểm sốt
Hội đồng quản trị
Khối phịng ban
- Phịng hành chính nhân sự
- Phịng kế tốn tài chính
- Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu
- Phòng kinh doanh Khối sản xuất - Xí nghiệp may 1 - Xí nghiệp may 2 - Xí nghiệp may 4 - Xí nghiệp may 6
bất thường có quyền ra các quyết định bằng cách thơng qua các vấn đề theo quy định của Điều lệ công ty.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có tồn quyền nhân danh công ty để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Cơng ty trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đơng bầu ra, có trách nhiệm giám sát Tổng giám đốc và người quản lý khác thuộc thẩm quyền của mình. Hội đồng quản trị có quyền quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh và ngân sách hằng năm; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng lao động với Tổng giám đốc hay bất kỳ người khác