Quá trình nung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh gốm sứ trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 53 - 55)

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA

2.1.2.5 Quá trình nung

Sản phẩm mộc sau khi hồn chỉnh được đem vào lị nung. Việc xếp sản phẩm trong lò nung tuân theo qui tắc sử dụng triệt để khơng gian trong lị, vừa tiết kiệm được nhiên liệu và đạt hiểu quả nhiệt cao. Ở Bình Dương, các lò gốm thường sử dụng hai dạng lò nung: lò ống và lò bao.

 Lò ống thường được sử dụng để nung những đồ gốm có kích thước nhỏ.

 Lị bao hay còn gọi là lò rồng được sử dụng để nung các sản phẩm có kích thước lớn.

Nhiên liệu đun là củi, than cám hoặc ga. Tuỳ theo mỗi loại lò và mỗi dạng gốm cụ thể mà thời gian nung và nhiệt độ nung cũng khác nhau.

Công việc đốt lò đòi hỏi phải có kỹ thuật. Các cơng đoạn tăng nhiệt cho lò, kiểm tra sản phẩm chín như thế nào, làm nguội lị…cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa người thợ cả (phụ trách về mặt kỹ thuật), hai người thợ đốt lò ở cửa lò (đốt dưới) và bốn người chuyên ném củi qua các lỗ giòi (đốt trên). Sau khi nung xong, người ta bịt hết các cửa lò, lỗ giòi, lỗ xem lửa để làm nguội từ từ. Quá trình làm nguội này kéo dài 2 ngày 2 đêm, sau đó mở cửa lị và để tiếp một ngày đêm nữa mới tiến hành ra lò. Thời gian đốt lò kể từ lúc nhóm lửa đến khi hồn tồn tắt lửa kéo dài 3 ngày 3 đêm. Sau khi lò nguội, sản phẩm ra lò được đánh giá phân loại và sửa chữa lại các lỗi (nếu có thể được) trước khi đem ra phân phối sử dụng.

41

Qua nghiên cứu tôi nhận thấy rằng sản phẩm của chúng ta khá đẹp, khá phong phú và đầy tính sáng tạo nhưng vẫn chưa được khách hàng chú ý nhiều, chưa gây được ấn tượng đặc biệt vì chất lượng của chúng ta vẫn cịn thua kém các nước khác như Thái Lan, Trung Quốc. Sản phẩm gốm Trung Quốc được làm tinh vi, khéo léo, cẩn thận; từ phác thảo đến những chấm phá nhỏ nhất. Gốm của ta giá rẻ (chỉ bằng 50% hàng Trung Quốc) nên chỉ được khách chú ý theo kiểu “tiền nào của nấy”. Do các công đoạn trên của chúng ta hầu như đều được làm bằng tay, bằng kinh nghiệm được tích lũy của người thợ. Những hạn chế khi sử dụng phương pháp thủ công:

 Khâu lọc đất, ở các nước người ta có máy lọc, trong một tiếng đồng hồ có

thể lọc được vài trăm ký cho thợ làm ngay. Còn với phương pháp cổ truyền, hai cơng nhân có tay nghề cao làm mỗi ngày 8 tiếng, phải suốt một tuần mới lọc được 30 khối đất.

 Khâu tạo hình là khâu rất quan trọng nhưng chúng ta vẫn đang thực hiện

bằng tay nên tính đồng đều của sản phẩm gần như là khơng có.

 Khâu nung cũng là một khâu rất quan trọng không kém, ảnh hưởng tới

màu men của sản phẩm. Chúng ta nung bằng củi, nên lửa và hơi nóng thường khơng ổn định, ảnh hưởng đến độ chín của sản phẩm. Trong khi đó ở các nước sản xuất gốm khác, người ta nung bằng ga, dầu hoặc điện thường ổn định hơn.

 Theo phương pháp cổ truyền, sản phẩm làm xong cần hong nắng, việc

hong khô bằng phương pháp này vừa vất vả vừa có thể gây tổn thất do rơi, vỡ. Còn ở các nước, sản phẩm được hong khô bằng nhiệt trong lò sấy. Những hạn chế này đã ảnh hưởng nặng đến chất lượng và số lượng sản phẩm.

Nguyên nhân của tình trạng trên:

 Do đa số các cơ sở sản xuất gốm là do “ cha truyền con nối” nên quan niệm về kỹ thuật làm gốm còn nặng theo kiểu cũ.

42

 Nguồn vốn của doanh nghiệp ít.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh gốm sứ trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)