TRÁCH NHIỆM VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh gốm sứ trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 38 - 39)

1.5.1 HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Hội đồng quản trị có trách nhiệm thay mặt cho Đại hội đồng cổ đơng để lãnh đạo, chỉ đạo và giám sát tồn bộ hoạt động của đơn vị. Các thành viên trong Hội đồng quản trị cần phải khách quan và có năng lực, hiểu biết các hoạt động và môi trường hoạt động của đơn vị, biết sắp xếp thời gian cần thiết để hoàn thành được trách nhiệm của mình. Một Hội đồng quản trị mạnh mẽ, năng động là phải biết kết hợp các kênh thông tin khác nhau để có thể nhận biết các vấn đề khơng trung thực, thiếu năng lực hoặc kinh nghiệm của Ban Giám đốc và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

1.5.2 NHÀ QUẢN LÝ

Người chịu trách nhiệm chủ yếu về hệ thống KSNB là các nhà quản lý cao cấp – người phải hiểu rõ ảnh hưởng của sự trung thực, giá trị đạo đức và các yếu tố khác trong mơi trường kiểm sốt đến tồn bộ hệ thống. Trách nhiệm của nhà quản lý là thiết lập mục tiêu và chiến lược, sử dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Nhà quản lý cần chỉ đạo và giám sát các hoạt động của tổ chức, nhận diện và đối phó rủi ro. KSNB giúp nhà quản lý có các hành động kịp thời khi điều kiện hoạt động của tổ chức thay đổi nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi hay tận dụng các thời cơ, giúp nhà quản lý tuân thủ pháp luật và các quy định.

26

1.5.3 KIỂM TỐN VIÊN NỘI BỘ

Kiểm tốn viên nội bộ có vai trị quan trọng trong việc đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống KSNB và góp phần giữ vững sự hữu hiệu này thông qua các dịch vụ mà họ cung cấp cho các bộ phận trong đơn vị.

1.5.4 NHÂN VIÊN

Trách nhiệm của mọi thành viên trong đơn vị có liên quan đến KSNB. Mọi thành viên đều sẽ tham gia vào các hoạt động kiểm soát ở những mức độ khác nhau thông qua hoạt động hàng ngày. Bên cạnh đó, mọi thành viên đều nằm trong một hệ thống xử lý thông tin được sử dụng để thực hiện các hoạt động trong đơn vị, từ việc ghi chép ban đầu cho đến sự phản hồi hay báo cáo về những vấn đề rắc rối trong các hoạt động, việc không tuân thủ các quy tắc về đạo đức, vi phạm các chính sách hay có hành vi sai phạm mà họ đã nhận biết....Ngoài ra, các thành viên này đã đóng góp cho q trình đánh giá rủi ro hay giám sát.

1.5.5 CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÁC BÊN NGOÀI

Các đối tượng bên ngồi cũng có những đóng góp nhất định đối với hệ thống KSNB nhằm giúp đơn vị đạt được các mục tiêu đã đề ra. Những đối tượng này bao gồm:

 Các kiểm tốn viên bên ngồi;

 Các nhà lập pháp hoặc lập quy;

 Các khách hàng và nhà cung cấp.

Những đối tượng khác bên ngồi tổ chức như các nhà phân tích, giới truyền thơng… cũng có những đóng góp nhất định đối với hệ thống KSNB của đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh gốm sứ trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)