2.2. Thực trạng hoạt động M&A tại hệ thống NHTM Việt Nam thời gian qua
2.2.2. Giai đoạn từ 2005 đến 2012
Từ năm 2005 đến 2012, việc sáp nhập ngân hàng thương mại trong nước ít đi, thay vào đó là hoạt động đầu tư góp vốn, mua lại cổ phần của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với các ngân hàng thương mại nội địa, thơng qua đó trở thành đối tc chiến lược của các ngân hàng đó. Lý do chính khiến các tổ chức tài chính lớn nước ngoài lại chủ yếu lựa chọn con đường trở thành đối tác chiến lược của các NHTMCP trong nước khi thâm nhập thị trường tài chính Việt Nam thường có rất nhiều nhưng chủ yếu là:
Thứ nhất, mặc dù Việt Nam đã có lộ trình mở cửa dịch vụ tài chính khi gia nhập WTO, nhưng hiện tại cánh cửa này vẫn còn hạn chế. Việc thành lập NH liên doanh hoặc 100% vốn nước ngồi cịn gặp rất nhiều khó khăn về thủ tục pháp lý, quy định vốn điều lệ tối thiểu, chứng minh tài sản và tiềm lực tài chính...
Thứ hai, ngay cả khi đã thành lập được các chi nhánh NH 100% vốn nước ngoài, mặc dù được đánh giá là những tổ chức làm việc chuyên nghiệp, có kinh nghiệm trong quản lý..., nhưng các ngân hàng này lại chưa thông hiểu thị trường nội địa, thói quen tiêu dùng rất khó khăn trong việc tiếp cận các khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân.
Việc lựa chọn làm đối tác của những NHTMCP lớn là một lựa chọn chiến lược cho kế hoạch thâm nhập thị trường tài chính Việt Nam. Mục đích chính của các ngân hàng, các tổ chức tài chính nước ngồi là tận dụng mạng lưới chi nhánh và mạng lưới khách hàng rộng khắp của các NHTMCP nội địa, qua đó vừa tiếp cận, tìm hiểu vừa có cơ hội khiến khách hàng quen thuộc với sản phẩm của mình, nắm bắt dần dần thị trường đầy tiềm năng này trước khi thâm nhập hoàn toàn. Tuy nhiên, với tiềm lực tài chính, tính chuyên nghiệp và hiện đại của mình, cũng khơng loại trừ khả năng các tổ chức tài chính lớn nước ngồi muốn thực hiện các vụ sáp nhập và mua lại các NHTMCPVN và đây đang là những bước đi đầu tiên.
Bảng 2.3. Các thƣơng vụ NĐT nƣớc ngoài mua cổ phần của các NHTMCP Việt Nam từ năm 2005 đến 2012 NH mục tiêu (Bên bán) Đối tác nƣớc ngoài (Bên mua) Thời gian Tỷ lệ nắm giữ ACB
Dragon Financial Holdings 1996 6,8%
IFC 12/2002 0,3%
Standard Chartered Bank 07/2005 15%
Connaught Investors LTM 7,3%
Sacombank (*)
Dragon Financial Holdings 2001 8,7%
IFC 2002 7,6% ANZ 08/2005 10% Techcombank HSBC 12/2005 20% VPBank OCBC 09/2006 20% NHTMCP Phương Nam (PNB) UOB 01/2007 20%
Eximbank
Sumitomo Mitsui 08/2007 15%
Vinacapital 08/2007 5%
Mirea Asset 08/2007 5%
Habubank Deutsche Bank 10/2007 10%
NHTMCP Phương Đông (OCB)
BNP Paribas 02/2008 10%
Seabank Société Générate 08/2008 20%
NHTMCP An Bình (ABB) Maybank 12/2009 20% IFC 01/2011 10% NHTMCP Quốc tế (VIB) Commonwealth Bank of Australia 09/2010 20% Vietcombank Mizuho 09/2011 15% Vietinbank IFC 03/2011 10%
Tokyo Mitsubishi UFJ 12/2012 20% Ngân hàng TMCP Phát
triển Mê Kông (MDB)
Fullerton Financial Holdings (FFH)
06/2012 20%
Nguồn: tổng hợp từ các website NH
(*): tính đến tháng 02/2012, các đối tác chiến lược nước ngồi đã thối hết vốn tại Sacombank
Cùng với các NH nước ngoài, các NH trong nước cũng tiền hành thực hiện việc mua lại cổ phần nhằm làm niền tảng cho việc thâu tóm và sáp nhập các NH tiềm năng. Thực chất của việc mua bán cổ phần của các NH trong nước với nhau là việc sở hữu cổ phần chéo của các NHTMCP trong nước. Đầu tư vào NH nhỏ, trở thành cổ đông chi phối của các NH nhỏ là một chiến lược quen thuộc với hầu hết các NH lớn. Đây cũng là chiến lược được áp dụng của những NH nhỏ trong trường hợp NH lớn cần tăng huy
động vốn, đầu tư tài chính từ "đối tác". Đổi lại, khi NH nhỏ cần tăng vốn theo quy định của NHNN, các NH lớn cũng sẽ sẵn sàng tiếp sức.
Bảng 2.4. Các thƣơng vụ mua lại cổ phần giữa các NHTMCP Việt Nam NH mục tiêu (Bên bán) Đối tác trong nƣớc (Bên mua) Tỷ lệ nắm giữ
NHTMCP Phát triển Mê Kông (Mỹ
Xuyên) NH Việt Nam Thịnh Vượng 11%
NHTMCP Quân đội (MBBank)
NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam
10%
NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt
Nam (Eximbank) 8,2%
NHTMCP Phương Đơng (OCB) 4,7%
NHTMCP Sài Gịn (SCB) 5,3%
NHTMCP Đại Dương (Oceanbank) NHTMCP Dầu khí Tồn cầu N/A NHTMCP Sài Gịn Thương Tín (Sacombank) NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 10,6% NHTMCP Việt Á 8,5%
Nguồn: tổng hợp từ Báo cáo kinh tế vĩ mơ 2012
Đối với một số NH thì ở thời gian đầu, hiện tượng đầu tư, sở hữu chéo cổ phần xuất phát từ các mục tiêu ngắn hạn. Thế nhưng sau khi thị trường chứng khoán kết thúc giai đoạn thăng hoa, việc đầu tư tài chính vào NH bị kẹt lại, cộng thêm áp lực từ các NH nhỏ phải tăng vốn để đạt mức 3.000 tỷ đồng, thì mục tiêu ngắn hạn đã được chuyển sang dài hạn. Nhiều NH đã xem đó như một cách để mở rộng mạng lưới kinh doanh, bành trướng cả chiều ngang lẫn chiều dọc.
Có thể thấy từ năm 2005 đến hết năm 2010 các TCTD mua lại một phần cổ phần của nhau chiếm ưu thế. Cho tới năm 2011, hoạt động M&A NH mới xuất hiện một số trường hợp sáp nhập, hợp nhất toàn bộ các TCTD:
Đầu tiên phải kể đến là thương vụ sáp nhập Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu Điện (VPSC) vào NHTMCP Liên Việt (LVB). Về bản chất đây là thương vụ sáp nhập chưa có tiền lệ trong ngành NH Việt Nam, khi một Tổng Công ty Nhà nước - Tổng Cơng ty Bưu chính Việt Nam (VNPT) - góp vốn vào một NHTMCP -NHTMCP Liên Việt – bằng cả tiền và giá trị của một công ty thành viên - Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện. Thương vụ đặc biệt này đã cho ra đời mơ hình NH bưu điện đầu tiên tại Việt Nam có tên đầy đủ là NHTMCP Bưu điện Liên Việt (Liên Việt Post Bank - LVPB).
Tiếp theo là thương vụ hợp nhất tự nguyện đầu tiên của 3 NHTMCP Việt Nam là NHTMCP Đệ Nhất (Ficombank), NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và NHTMCP Sài Gịn (SCB) vừa xảy ra vào tháng 12/2011. Gần nhất là Habubank sáp nhập SHB vào tháng 8/2012. Thực chất đây là các NH trong 9 NH thuộc diện tái cấu trúc theo kế hoạch của NHNN năm 2012, còn lại năm NH buộc phải có kế hoạch tái cơ cấu bằng cách sáp nhập hoặc hợp nhất trong thời gian tới là NHTMCP Nam Việt (Navibank), NHTMCP Đại Tín (TrustBank) và NH Phương Tây (Western Bank) NH Dầu khí Tồn cầu (GP.Bank), NHTMCP Tiên Phong - TienPhongBank.