1.4. Tác động của hoạt động M&A đối với các NHTM trên thế giới – kinh nghiệm cho
1.4.2. Tác động của hoạt động M&A đối với các NHTM trên thế giới
Làn sóng sáp nhập và mua lại ở Mỹ
Mỹ là nơi diễn ra các cuộc đại sáp nhập lớn đầu tiên của thế giới, bắt đầu từ những năm 1895 đến 1905. Trong suốt thời gian này, các công ty nhỏ sáp nhập với
20% 13% 10% 9% 8% 8% 8% 7% 5% 12%
M&A toàn cầu phân theo ngành và giá trị (1995-2011)
Tài chính Năng lượng Viễn thơng
Sản xuất nguyên vật liệu Công nghiệp
nhau và tạo ra những công ty quy mô lớn hơn để thống trị thị trường, từ năm 1980 đến 2003, số lượng NH ở Mỹ đã giảm từ 16.000 xuống chỉ còn 8.000 NH.
Năm 1981, hệ thống NH Mỹ gặp phải cuộc khủng hoảng về đổ vỡ tín dụng, Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ (FED) bắt đầu thực hiện các chính sách điều chỉnh hệ thống luật NH nhằm tạo động lực cho sự phục hồi và phát triển hệ thống NH Mỹ. Các năm sau đó thật sự là giai đoạn bùng nổ M&A trong hệ thống NH Mỹ. Có hàng trăm thương vụ M&A diễn ra hằng năm, có thương vụ lên tới hàng trăm tỷ đô la – đánh dấu giai đoạn “supermegamergers” (những vụ M&A với giá trị vô cùng lớn). Có bốn trong mười thương vụ đã tạo nên lịch sử M&A của nước Mỹ là thuộc lĩnh vực NH, đó là Citicorp – Travelers, Bank America – Nations Bank, Banc One-First Chicago và Norwest-Well Fargo.
Từ lúc này đã có rất nhiều nghiên cứu về tác động của M&A đối với hiệu quả hoạt động của các NH tham gia. Năm 1987, Hannan và Rhoades (1987) đã phân tích một mẫu của các NH Mỹ tham gia M & A trong giai đoạn 1970-1982 và nghiên cứu mối quan hệ giữa xác suất mua lại và các đặc điểm của NH mục tiêu và các đặc trưng của thị trường M&A. Kết quả của họ cho thấy sau M&A thị phần của chủ thể mới sẽ tăng nhưng tỷ lệ vốn/tài sản giảm. Các NH bị mua lại không quan tâm tới mục tiêu hướng đến một thị trường thống nhất khi tham gia M&A. Năm 1989 Amel and Rhoades (1989) đi sâu tìm hiểu xác suất của các thương vụ bị mua lại trong hệ thống NH Mỹ, kết quả chỉ ra rằng quy mô và lợi nhuận của NH tỷ lệ nghịch với khả năng được mua lại, trong khi thị phần của các NH và mức thu nhập bình quân đầu người sẽ gia tăng sức hấp dẫn cho người mua. Xác suất của việc mua lại bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận một phần khả năng thích nghi của các bên tham gia M&A: M&A làm tăng thị phần của các khoản mục đầu tư và làm giảm hiệu quả vốn hóa và lợi nhuận (đo lường bằng tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản ROA). (Wheelock and Wilson, 2000)
Qua những phân tích hoạt động M&A tại Mỹ có thể thấy M&A tạo ra hiệu quả và lợi ích cho nền kinh tế, nhưng đến một lúc nào đó, chính M&A cũng khơng phải là giải pháp tốt. Thứ nhất, do tính kinh tế theo quy mơ, lợi ích từ việc mua lại và sáp nhập sẽ giảm dần. Thứ hai, giảm số lượng NH, dẫn đến việc khách hàng bị thiệt hại do mức độ cạnh tranh trên thị trường giảm. Như vậy, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới thì hoạt động M&A cũng diễn ra ngày càng phức tạp và tinh vi hơn.
Làn sóng sáp nhập và mua lại tại Châu Âu
Nhìn chung, hoạt động sáp nhập và mua lại các NH ở Châu Âu diễn ra mạnh mẽ vào những thập niên 1990 cùng với sự hình thành và phát triển của Liên minh tiền tệ Châu Âu. Các số liệu thống kê cho thấy bắt đầu từ năm 1996 đã bắt đầu bùng nổ các hoạt động M&A và đỉnh điểm nhất là vào năm 1998, diễn ra các giao dịch có giá trị nhỏ và trung bình và giai đoạn phát triển đỉnh điểm thứ hai xuất hiện vào năm 1999- 2000, diễn ra các giao dịch có giá trị khổng lồ. Tổng giá trị của các giao dịch này lên đến 262 tỷ Bảng. Về số lượng, các tổ chức NH Châu Âu đã giảm từ con số12.378 từ năm 1990 xuống còn 8.395 NH năm 1999, và theo như số liệu thống kê của NH Trung ương Châu Âu thì tỷ lệ giảm về số lượng các NH Châu Âu do tác động của hoạt động M&A là trung bình 5%/năm. (Bảng M&A deals 1991-2005, phụ lục).
Nghiên cứu “Do M&A in the EU banking industry lead to an increase in performance?” (Elena Beccalli, Pascal Frantz, 2008) với 714 thương vụ M&A (394 giao dịch nội địa và 320 giao dịch xuyên biên giới) diễn ra giữa bên mua lại là các NH EU với các NH mục tiêu trên khắp thế giới trong giai đoạn 1991-2005, và đây là mẫu phân tích lớn nhất so với tất cả các nghiên cứu về M&A trong lĩnh vực NH Châu Âu. Kết quả chứng minh rằng mặc dù quá trình hợp nhất đang lan rộng trong ngành NH nhưng hậu M&A bên cạnh việc cải thiện đáng kể hiệu quả chi phí thì vẫn có một sự suy giảm nhẹ với lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, thu nhập dòng tiền trên vốn chủ sở
hữu và hiệu quả lợi nhuận. Do đó, những cải tiến trong hiệu quả chi phí được chuyển giao cho khách hàng của NH chứ không phải là cho các cổ đông NH.
Điều thú vị là nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hoạt động M&A nội địa có hiệu quả chi phí được cải thiện đáng kể hơn so với các hoạt động M&A xuyên biên giới, trong khi hiệu quả lợi nhuận vẫn giữ nguyên mà không giảm bớt. Điều này cho thấy tầm quan trọng của vị trí địa lý đối với các thương vụ M&A. Nghiên cứu cũng đề cập đến tầm quan trọng của thể chế, quy định của NH và chính phủ có một ảnh hưởng nhất định đối với các thương vụ M&A. Các NH mua luôn đầu tư hướng đến các NH mục tiêu ở những quốc gia với luật lệ và quy định thơng thống, thuận lợi. Cuối cùng chính những đặc trưng của từng NH và mơi trường kinh doanh sẽ góp phần hình thành nên những thương vụ M&A thành cơng hay thất bại.
Làn sóng sáp nhập và mua lại tại Châu Á
Nhật Bản – nền kinh tế tiên phong của Châu Á là một trong những nước đầu tiên thực hiện hoạt động M&A ngành NH tại khu vực này. Để khắc phục tình hình yếu kém của nền kinh tế “bong bóng” giai đoạn đầu năm thập niên 90 thế kỷ 20, Chính phủ và các NHTM của Nhật Bản đã thực hiện hàng loạt các hoạt động sáp nhập và mua lại NH. Năm 1990, NH Mitsui Bank và Taiyo Kobe Bank tiến hành hợp nhất hình thành NH Sakura Bank. Năm 1991, NH Kyowa Bank và NH Saitama Bank hợp nhất hình thành NH Asahi Bank. Tháng 4/1996, NH Tokyo và NH Mitsubishi Bank sáp nhập hình thành nên NH lớn nhất của Nhật Bản là NH Tokyo-Mitsubishi. Tuy nhiên, các hoạt động sáp nhập và mua lại của những NH lớn này vẫn không giải quyết được vấn đề mà các NH này đang gặp phải, hiệu quả của các hoạt động sáp nhập và mua lại này khơng cao, lợi ích kinh tế quy mơ thu được rất ít và các NH này vẫn chưa trở lại hoạt động hiệu quả do yếu tố phát sinh từ nền kinh tế đang vào giai đoạn suy thoái của Nhật Bản vào giai đoạn này.
Sang thế kỷ 21, mở đầu là ba NH Sanwa, Tokai và Asahi tiến hành sáp nhập thành một chủ hể duy nhất là Sanwa Bank vào năm 2000, sau đó là bốn tổ chức tài
chính lớn là Bank of Tokyo Mitsubishi, Mitsubishi Trust, Nippon Trust và Tokyo Trust sáp nhập hình thành nên Mitsubishi Tokyo Financial Group. Các hoạt động sáp nhập và mua lại trên được thực hiện với mục đích là cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và giúp các NH qua cuộc khủng hoảng.
Năm 2005, thương vụ sáp nhập thành công giữa hai NH UFJ Holding và Mitsubishi Tokyo Financial group hình thành nên Mitsubishi UFJ Financial group đã trở thành một trong những tập đồn tài chính hùng mạnh nhất thế giới - thể hiện sự hồi phục của ngành NH Nhật Bản sau thời gian nợ nần chồng chất, đồng thời đánh dấu giai đoạn bùng nổ M&A tại khu vực Châu Á.
Tại các nước Đông Nam Á, hoạt động sáp nhập và mua lại NH cũng diễn ra mạnh mẽ dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực châu Á năm 1997-1998. Để tránh tình trạng thua lỗ và nguy cơ phá sản, các NH phải tiến hành sáp nhập và mua lại với nhau và với các đối tác nước ngoài. Ở Thái Lan, các NH nước ngoài, mà cụ thể là HSBC Anh Quốc và các NH Singapore vốn ít chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, mua lại các tổ chức NH. Cụ thể ví dụ điển hình là tập đoàn NH Singapore UOB mua lại NH đang thua lỗ Nakornthon (Thái Lan). Ở Indonesia, chính phủ khuyến khích tái cấu trúc các NH bằng cách đưa ra các tiêu chuẩn mà một NH phải đạt được như quy mơ về vốn, chỉ tiêu tài chính, thị trường, năng lực cạnh tranh. Nếu không đạt được NH Trung ương Indonesia sẽ cho các NH tiến hành sáp nhập và mua lại. Tương tự như Indonesia, thông qua hoạt động M&A các NH trong nước, Malaysia đã thành công trong việc sáp nhập 54 NH thành 10 tập đồn tài chính NH Anchor vào năm 2000. Mỗi tập đồn tài chính NH Anchor có ít nhất một NHTM, một cơng ty tài chính và một NH đầu tư.
Trong năm 2008, trước cuộc khủng hoảng tài chính ngày càng sâu rộng, NH trung ương một số nước phải bơm tiền vào để duy trì thanh khoản cho hệ thống, đóng cửa tổ chức tài chính yếu, khuyến khích hay bắt buộc sáp nhập.
Nhìn chung, với số lượng NH hình thành ngày càng nhiều ở những quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Châu Á cộng với sự đổi mới về kỹ thuật và cơng nghệ NH, chính sách về tài chính NH của các quốc gia, tiến trình tồn cầu hóa… sẽ tạo điều kiện thuận lợi tiến trình hợp nhất các NH ở khu vực tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong những năm sắp tới.
Từ các hoạt động sáp nhập và mua lại NH trên thế giới, có thể thấy như sau:
- Khủng hoảng kinh tế, sự thay đổi môi trường cạnh tranh làm nhiều NH đã gặp phải tình trạng khó khăn, thậm chí phá sản. Do đó cần phải thực hiện tái cơ cấu lại hệ thống NHTM. Một số chính phủ cấp thêm vốn cho các NH yếu kém, quốc hữu hóa, hay sáp nhập các NH yếu kém với tổ chức khác.
- Cùng với xu hướng tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới là sự tự do hoá trong dịch vụ tài chính. Ở các nước phát triển, các NH đã phát triển đến mức bão hòa với quy luật sản lượng tiệm giảm (law of diminishing returns) do đó chúng cần sáp nhập với nhau để giảm chi phí nhờ quy mơ, mở rộng mạng lưới hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm, gia tăng quy mơ kinh doanh, tạo nên NH có tính cạnh tranh cao hơn. Ở các nước đang phát triển, hệ thống NH cịn non trẻ, qui mơ khơng lớn, kinh nghiệm kinh doanh chưa nhiều, sản phẩm còn nghèo nàn, luật lệ kinh doanh chưa rõ ràng, đầy đủ nên lý do dẫn đến việc sáp nhập chủ yếu là do chính phủ muốn sắp xếp, củng cố hệ thống NH nhằm tăng cường qui mơ vốn, an tồn cho hệ thống NH.
Qua các phân tích trên dễ thấy rằng mặc dù số lượng các thương vụ M&A đối với hệ thống NHTM trên thế giới đang có xu thế tăng lên, bên cạnh những tác động tích cực thì tác động tiêu cực của hoạt động này là không nhỏ. Tuy nhiên một giao dịch M&A rất phức tạp, việc đo lường tác động tích cực hay tiêu cực cũng chỉ mang tính chất tương đối, thường dựa vào các chỉ số tài chính và tính trạng sức khỏe của doanh nghiệp hay NH sáp nhập. Các khảo sát về vấn đề này cũng có những tiêu chí và cách thức khơng đồng nhất hoặc rất khó nắm bắt. Tuy nhiên đó chưa phải là tất cả. Hơn nữa, giao dịch M&A thường phải mất nhiều thời gian (hàng nhiều năm hoặc chục năm) để
quá trình hợp nhất có tác dụng nên về ngắn hạn chưa hẳn đã phản ánh được vấn đề. Hơn thế nữa, thành công hay thất bại của một doanh nghiệp hay NH phụ thuộc không chỉ riêng vào thương vụ M&A đó mà nó cịn chịu tác động của nhiều yếu tố khác ví dụ như các vụ M&A khác trong giai đoạn đó chẳng hạn, hoặc vì lý do ngoại tác. Do vậy thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm định. Một điều rõ ràng là M&A trở thành một xu hướng và các NĐT đủ thông minh để lựa chọn phương án tốt nhất. Theo đó vơ hình chung, M&A vẫn sẽ là quyết định mạo hiểm. Có lẽ điều quan trọng ở đây khơng hẳn nằm ở chỗ có M&A hay khơng mà là nếu khơng thì phương án nào là tốt hơn chăng, cịn nếu có thì làm sao để quản trị M&A thành công hơn nữa và giảm thiểu rủi ro đến mức có thể.
Như vậy, dù xuất phát từ các nguyên nhân và mục đích khác nhau, nhưng chính những tác động đáng chú ý của hoạt động sáp nhập và mua lại trong lĩnh vực NH ở các quốc gia này, kể cả thương vụ thành công và thất bại sẽ đem lại những bài học kinh nghiệm và mơ hình cho các quốc gia khác thực hiện hoạt động sáp nhập và mua lại NH tại quốc gia mình.