Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp, vì vậy ngân hàng cũng bị điều chỉnh bởi các quy định chung của pháp luật về hoạt động sáp nhập và mua lại đối với doanh nghiệp, bao gồm: Luật Cạnh tranh 2004, Luật Ðầu tư 2005, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Chứng khoán 2006. Tuy nhiên, mỗi luật điều chỉnh hoạt động M&A từ một góc độ khác nhau:
Luật Cạnh tranh 2004 quy định sáp nhập và mua lại như là hình thức tập trung kinh tế thuộc nhóm các hành vi hạn chế cạnh tranh, điều chỉnh các vấn đề mua bán doanh nghiệp gây ảnh hưởng đến sự cạnh tranh trên thị trường liên quan.
Luật Ðầu tư quy định hoạt động sáp nhập và mua lại như là hình thức đầu tư trực tiếp, đề cập đến hình thức đầu tư thơng qua góp vốn, mua cổ phần và sáp nhập, mua lại của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào lãnh thổ Việt Nam.
Luật Doanh nghiệp quy định về sáp nhập và mua lại như là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp: Ðiều 150, Ðiều 151, Ðiều 152, Ðiều 153, đề cập đến một số vấn đề trong tổ chức, quản lý doanh nghiệp với các trường hợp về chia, tách, hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp.
Luật Chứng khoán năm 2010 điều chỉnh các hoạt động sáp nhập và mua lại trong lĩnh vực chứng khốn và các cơng ty đại chúng. Các hoạt động M&A trong lĩnh vực quỹ hay chứng khốn có các nghị định hướng dẫn thực hiện riêng như Thông tư 194/2009/TT-BTC ngày 02/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc chào mua công khai cổ phiếu của công ty đại chúng, chứng chỉ quỹ của quỹ đóng. Cơ sở chung cho tự do khế ước có thể tìm thấy trong Bộ luật Dân sự 2005.
Trong lĩnh vực ngân hàng, đã có nhiều văn bản pháp luật (VBPL) điều chỉnh kịp thời sự phát triển ngày càng đa dạng của hoạt động sáp nhập và mua lại. Theo thời
gian, các VBPL được điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với xu hướng M&A trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam.
Bảng 2.1. Bảng tóm tắt các VBPL điều chỉnh hoạt động M&A NH Thời
gian
Văn bản pháp
luật Nội dung chính Điểm mới
1998 Quyết định số 241/1998/QÐ- NHNN5 ngày 15/07/1998 Các quy chế về sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD cổ phần Làm tiền đề pháp lý quan trọng cho những cuộc M&A NH diễn ra vào các năm 1997, 1998, 1999, 2001, 2003 với việc nhiều NHTM cổ phần nông thôn với quy mô vốn nhỏ đã được M&A 2007 Nghị định 69/2007/NÐ-CP ngày 20/4/2007 Điều 4, 6, 11, 12 quy định tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài cũng như điều kiện để NH Việt Nam và NĐT nước ngoài mua bán cổ phần với nhau
Quy định NĐT nước ngoài mua cổ phần của NHTM Việt Nam 2010 Thông tư số 04/2010/TT- NHNN Hướng dẫn việc sáp nhập, hợp nhất và mua lại các tổ chức tín dụng
Thay thế cho Quyết định số 241/1998/QÐ-NHNN5, mở rộng phạm vi, đối tượng các TCTD được M&A
2012 Quyết định số 254/QÐ-TTg ngày
01/03/2012
Ðề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015”
Khuyến khích và tạo điều kiện cho các NH mua bán và sáp nhập trên nguyên tắc tự nguyện, nếu không thể thực hiện một cách tự nguyện, NHNN sẽ áp dụng các biện pháp sáp nhập, hợp nhất, mua lại trên cơ sở bắt buộc đối với TCTD yếu kém.
Nguồn: sự đúc kết của tác giả từ các VBPL có liên quan
Như vậy, đáng chú ý nhất là sự ra đời của Thông tư số 04 đã: (i) kế thừa và loại bỏ những hạn chế của Quy chế về sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD cổ phần Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 241/1998/QÐ-NHNN5 ngày 15/07/1998 của NHNN, theo đó phạm vi các đối tượng được/thuộc diện sáp nhập, hợp nhất được mở rộng; (ii) kế thừa tinh thần của Luật Doanh nghiệp 2005 về hợp nhất, sáp nhập, Luật Cạnh tranh 2004 về tập trung kinh tế, đồng thời đảm bảo tuân thủ các cam kết của Việt Nam đối với WTO trong lĩnh vực tài chính, NH, cụ thể:
- Về hình thức M&A: thông tư quy định việc sáp nhập, hợp nhất, và mua lại giữa các TCTD chỉ được tiến hành dưới một số hình thức nhất định. NH được nhận hợp nhất, sáp nhập hay mua lại các TCTD khác, nhưng cơng ty tài chính và công ty cho thuê tài chính chỉ được nhận hợp nhất, sáp nhập từ các công ty cùng loại. Riêng hoạt động mua lại chỉ có các hình thức sau: NH mua lại cơng ty tài chính, cơng ty cho thuê tài chính hoặc cơng ty tài chính mua lại cơng ty cho th tài chính.
- Về điều kiện tiến hành M&A: thông tư cũng quy định điều kiện để tiến hành hợp nhất, sáp nhập hay mua lại các tổ chức tín dụng, theo đó việc hợp nhất, sáp nhập hay mua lại không được thuộc trường hợp tập trung kinh tế bị cấm theo quy định
của Luật Cạnh tranh. Các TCTD tham gia các hoạt động này phải phối hợp xây dựng một đề án thực hiện hợp nhất, sáp nhập, hoặc mua lại không trái với nội dung của hợp đồng đã ký. Ngồi ra, TCTD cịn lại sau khi tiến hành hợp nhất, sáp nhập, hoặc mua lại phải đảm bảo đáp ứng điều kiện về vốn pháp định theo quy định của pháp luật.
- Về mặt thủ tục: NHNN sẽ lấy ý kiến tham gia của chi nhánh NHNN tại địa phương, UBND địa phương và các cơ quan chuyên môn của NHNN về hồ sơ xin chấp thuận nguyên tắc để ra quyết định chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Nếu được chấp thuận nguyên tắc, các TCTD tham gia phải thông qua lại các nội dung thay đổi tại đề án trước khi lập hồ sơ chính thức gửi lại cho NHNN để được chấp thuận chính thức. Sau đó, các tổ chức chấm dứt hoạt động cần phải hoàn tất thủ tục rút giấy phép kinh doanh, tổ chức mới phải hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng bố cáo hợp nhất, tổ chức khai trương... Thông tư nghiêm cấm việc phân tán tài sản của TCTD dưới mọi hình thức trong quá trình xin chấp thuận.
Bên cạnh hệ thống quy định của pháp luật Việt Nam, hoạt động M&A NH còn phải tuân theo các thoả thuận, Hiệp ước song phương và đa phương như cam kết của Việt Nam gia nhập WTO, các quy định trong Hiệp địNHTM Việt Nam - Hoa Kỳ, các Hiệp định đã ký kết trong ASEAN…