Tận dụng hệ thống khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động sáp nhập và mua lại (ma) đối với hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 59 - 61)

2.3. Phân tích tác động của hoạt động M&A tại hệ thống NHTM Việt Nam thời gian

2.3.1.4. Tận dụng hệ thống khách hàng

Sự ra đời của NHTMCP Bưu điện Liên Việt - LienVietPostBank (LPB) năm 2011 thể hiện xu hướng chủ động sáp nhập của NHTMCP Liên Việt - LienVietBank (LVB) vào Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) - thành viên của Tổng Cơng ty Bưu chính Việt Nam (Vietnam Post) nhằm khai thác mạng lưới điểm giao dịch phủ khắp cả nước của VPSC.

Trước hết, những ưu thế không thể phủ nhận của LPB là tận dụng hệ thống khách hàng của VPSC. Đi vào hoạt động từ năm 1999, VPSC là đơn vị hạch toán phụ thuộc của Vietnam Post. Trong nghiệp vụ huy động vốn, doanh nghiệp này sử dụng hệ thống các bưu cục rộng lớn của Vietnam Post tại 63 tỉnh, thành với 10.000 điểm giao dịch trên cả nước kể cả vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Các bưu cục này hoạt động giống như các đại lý của VPSC. Đây là những ngõ ngách mà các ngân hàng chưa thể vươn tới được. Như vậy, việc sáp nhập VPSC đồng nghĩa với việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng của LPB tới các địa bàn xa xơi sẽ khơng q khó.

Mơ hình ngân hàng – bưu điện là một mơ hình thành cơng ở nhiều nước trên thế giới. LVPB là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam đi theo mơ hình này. Qua thương vụ góp vốn với VNPost, LVPB đã tiếp cận được hệ thống bưu cục rộng khắp trên toàn quốc. Với tư cách là người đi đầu và có được hệ thống bưu cục lớn để phủ sóng tín dụng trên tồn quốc, LVPB có nhiều lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh khác.

Về nguồn vốn, vốn điều lệ của LVPB đã tăng từ 5.650 tỷ đồng lên 6.010 tỷ đồng sau khi VNPost góp vốn bằng giá trị của VPSC. Theo đề án góp vốn VNPost sẽ tiếp tục góp thêm 637 tỷ đồng bằng tiền mặt. Như vậy, năng lực tài chính của LVPB sẽ

được tăng lên giúp NH tăng khả năng cạnh tranh để phát triển theo mơ hình mới. sau khi VNPost góp vốn bằng giá trị của VPSC. Sự sáp nhập kết hợp chặt chẽ giữa hệ thống bưu điện và ngân hàng đã thiết lập nên một mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc, từ trung tâm thị thành đến cả những vùng sâu vùng xa.

Sơ đồ 2.1. Mơ hình kinh doanh sau hợp nhất của LienVietPostBank

Nguồn: Đi tìm giá trị cộng hưởng – Tồn cảnh và các thương vụ M&A tiêu biểu

Bên cạnh giá trị trên, cả hai đối tác cũng tính đến những ưu điểm của sự liên kết về thương hiệu, về triển vọng của một mơ hình mới tại Việt Nam và lợi thế về nhân sự sẵn có của hệ thống tiết kiệm bưu điện qua 13 năm hoạt động, về khả năng tích hợp cơng nghệ mà đối tác ở đây là VNPT.

Như vậy có thể thấy bước đầu thương vụ đã đem đến những kết quả tích cực, thể hiện từ những con số khả quan về tổng tài sản và lợi nhuận doanh nghiệp sau sáp

nhập. Về thực chất, đây là câu chuyện tư nhân hóa một bộ phận của doanh nghiệp nhà nước và điều đó cũng tạo ra thách thức lớn cho LPB, vì sáp nhập với một doanh nghiệp bị lỗ dù khơng lớn nhưng có mơ hình hoạt động khác hẳn so với mơ hình của Ngân hàng, lại phải tạo nhiều việc làm cho nhân viên thật sự là một gánh nặng cho LPB.

Qua các phân tích cụ thể tác động tích cực của hoạt động M&A đối với hệ thống NHTM Việt Nam thời gian qua cho thấy nền kinh tế phát triển đã sinh ra cạnh tranh thương mại và hoạt động M&A ra đời như một xu thế tất yếu, nhưng cũng chính M&A đã thúc đẩy quá trình cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn. Các ngân hàng sử dụng M&A để đạt được mục đích của mình nhưng khơng phải tổ chức nào cũng hài lịng với những kết quả đó, bản thân M&A có những rủi ro, cạm bẫy mà nếu khơng cẩn thận thì cả bên bán, bên mua đều có thể mắc phải. Đến đây mặt trái của M&A đã dần được hé lộ và những tác động tiêu cực mà hoạt động M&A mang lại cho hệ thống NHTM Việt Nam vẫn là một mối bận tâm lớn cho lĩnh vực NH nói riêng và nền kinh tế nói chung. Sau đây là những phân tích sâu hơn đối với vấn đề này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động sáp nhập và mua lại (ma) đối với hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)