Xung đột văn hóa và mục tiêu kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động sáp nhập và mua lại (ma) đối với hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 64 - 65)

2.3. Phân tích tác động của hoạt động M&A tại hệ thống NHTM Việt Nam thời gian

2.3.2.2. Xung đột văn hóa và mục tiêu kinh doanh

Kết hợp hài hòa mục tiêu kinh doanh và văn hóa, thái độ ứng xử mỗi bên mua - bán ln là bài tốn hóc búa cho các TCTD sau hợp nhất, sáp nhập. Lựa chọn thương hiệu nào, bỏ thương hiệu nào hay ghép nối các thương hiệu lại với nhau cũng không đơn giản, phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như quy mô hoạt động, định vị thương hiệu mà mục tiêu kinh doanh mới… và phải nhận được sự ủng hộ của các chủ thể tham gia. Thông thường, những người ở tổ chức bị sáp nhập thường có khuynh hướng bảo tồn nét văn hóa riêng của đơn vị mình, trong khi bên mua sẽ ln tìm cách loại bỏ những văn hóa đối lập. Mâu thuẫn đó nếu khơng được giải quyết hợp tình, hợp lý sẽ là rào cản cho hoạt động của tổ chức mới sau này.

Sau M&A, các NH phải giải quyết vấn đề về tích hợp nhiều hệ thống công nghệ thông tin từ các TCTD thành một hệ thống duy nhất cộng với những mâu thuẫn về mục tiêu và tầm nhìn của các tổ chức trước khi M&A cũng ngăn cản xây dựng môi trường kinh doanh hiệu quả cho chủ thể mới. Trường hợp Sacombank bị thơn tính bởi ACB, Eximbank, Phương Nam bank, Kiên Long bank và một nhóm các cổ đơng khác, hệ quả là những yêu cầu thay đổi định hướng và kế hoạch kinh doanh được đưa ra từ nhóm cổ đơng này luôn mâu thuẫn với ban lãnh đạo của NH.

Với những xung đột về văn hóa, lợi ích có thể xảy ra như trên, hiệu quả hoạt động của các NH mới sau sáp nhập, hợp nhất như thế nào chỉ có chờ thực tế mới đưa ra câu trả lời chính xác.

Với những hệ lụy tiêu cực hậu M&A điển hình nêu trên thì những ai là người đang mua NH thực sự, những ai đứng đằng sau các nhóm NĐT mới là vấn đề được xã hội, cơ quan quản lý nhà nước quan tâm vì NH là xương sống, là rường cột, giữ vai trò trọng yếu trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế mà thị trường chứng khoán hiện nay chưa đủ khả năng sẻ chia. Những tồn tại này có thể khắc phục thơng qua việc sửa đổi,

bổ sung một số quy định pháp lý, nhưng quan trọng vẫn là sự giám sát và xử lý nghiêm sai phạm từ các cơ quan có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động sáp nhập và mua lại (ma) đối với hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)