2.3. Phân tích tác động của hoạt động M&A tại hệ thống NHTM Việt Nam thời gian
2.3.2. Phân tích tác động tiêu cực đối với hệ thống NHTM Việt Nam hậu M&A
2.3.2.1. Tăng tính rủi ro cho hệ thống tài chính ngân hàng
Điều này bắt nguồn từ thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống NHTM Việt Nam. Thực chất sở hữu chéo khơng mang ý nghĩa tiêu cực vì dựa vào đó các NH có thể tăng được lợi thế nhờ quy mô, bành trướng thị trường và tạo ra giá trị gia tăng cao. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, cịn tồn tại các nhóm lợi ích, đặc biệt là việc thực hiện giám sát dịng tiền cịn nhiều hạn chế thì sở hữu chéo gây nên những rủi ro lớn cho hệ thống tài chính NH, cụ thể:
Rủi ro thứ nhất: sự thâu tóm NH. Chuyện thay đổi cơ cấu cổ đơng NH là bình thường, về bản chất, thâu tóm NH khơng phải là hành động tiêu cực. NĐT có tiền, và tiền có nguồn gốc rõ ràng, họ có quyền mua bán cổ phần NH theo quy định, nhất là NH đó niêm yết trên thị trường chứng khốn. Ngồi vốn tự có, họ có thể vay thêm NH một tỷ lệ thích hợp để đầu tư thơng qua cầm cố cổ phiếu. Chỉ cần việc vay mượn đó cơng
khai, minh bạch và người cho vay tuân thủ các quy định về tỷ lệ an toàn trong hoạt động NH. Tuy nhiên thâu tóm sẽ trở nên có hại cho thị trường tiền tệ và tác động tới sự ổn định của NH một khi nó sử dụng nguồn tiền ảo từ việc sở hữu chéo giữa các NHTM, doanh nghiệp, công ty đầu tư. Trường hợp của NHTM Cổ phần Sài Gịn Thương Tín (Sacombank) vừa qua như một ví dụ điển hình. Rõ ràng, trước ý đồ của một nhóm NĐT rịng rã gom mua, một số cổ đơng lớn hiện hữu đã phải tìm cách phịng thủ. Sự khác nhau cơ bản giữa Sacombank và các trường hợp M&A đã phân tích ở chỗ: thứ nhất, việc thâu tóm Sacombank vắng bóng sự tự nguyện và không tạo ra một NH lớn hơn. Trước sáp nhập, bảy tổ chức mới tham gia đều nhỏ hơn Sacombank, nhưng quy mô của họ trở nên ngang bằng Sacombank sau hợp nhất. Thứ hai, có sự tham gia của NĐT cá nhân và một số cá nhân liên quan đến nhau, đồng thời đóng vai trị chính trong việc tạo ra các bước ngoặt thâu tóm Sacombank, trong khi các trường hợp kia chỉ có sự hiện diện của NĐT tổ chức. Thứ ba, một phần tiền thâu tóm Sacombank có nguồn gốc khơng rõ ràng. Phải chăng những cổ đơng có tiềm lực tài chính mạnh dùng cổ phần của mình thế chấp, cầm cố để vay tiền ở nhiều NH. Tiền vay được quay vòng lần thứ hai, mua tiếp cổ phiếu Sacombank. Cứ thế, theo kiểu cuốn chiếu, tiền NH được sử dụng để thâu tóm NH. Vì thế, cổ đơng nắm quyền chi phối ở các NH thường khơng đơn lẻ. Họ là nhóm cổ đơng, nhóm lợi ích liên quan.
Rủi ro thứ hai: tăng nợ xấu. Sở hữu chéo cho phép một NH có tỷ lệ cổ phần lớn trong các NHTM có thể gây áp lực (một cách hợp pháp như qua bỏ phiếu trong hội đồng quản trị với vị thế cổ đông chiến lược) để NH này cấp vốn đầu tư vào những dự án (dưới chuẩn) của doanh nghiệp hay NH có sự góp vốn của mình. Nguy cơ là quy định bị lách luật, bộ máy sàng lọc theo tiêu chí hiệu quả đầu tư vốn rất nghiêm ngặt của hệ thống NHTM có thể bị tê liệt hay trở nên hình thức. Nguy cơ này đang tiềm ẩn trong vô số các dự án bất động sản đã mọc lên như nấm trong những năm gần đây và nay đang đối mặt với nguy cơ không thể trả được nợ. Sở hữu chéo cũng cho phép NH A giấu nợ xấu của mình bằng cách khơng khai báo nợ xấu mà nhờ NH B (mà NH A có
sở hữu) cho vay, qua đó giảm được mức nợ xấu phải khai báo và khơng phải trích dự phịng rủi ro tương ứng. Rõ ràng nợ xấu là hệ lụy của câu chuyện sở hữu chéo. Đó cũng là một trong những lý do khiến NHNN khó nắm được chính xác số nợ xấu của toàn bộ hệ thống NH và khi đã xuất hiện nợ xấu, thì việc xử lý khó khăn hơn nhiều, vì mối quan hệ lằng nhằng của sở hữu chéo.
Rủi ro thứ ba: vốn khống (vốn ảo). Theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP về mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, theo đó vốn điều lệ thực góp của các NH phải đạt 1.000 tỉ đồng vào năm 2008 và 3.000 tỉ đồng vào năm 2010. Thông qua sở hữu chéo, cổ đông của NH A có thể vay tiền NH B thơng qua một cơng ty đầu tư tài chính của mình để góp vốn vào NH A và cổ đông của NH B cũng sử dụng cơng ty đầu tư tài chính của mình để vay ngược lại NH A. Chính điều này đã tạo ra luồng vốn tưởng là góp tiền thật (equity) nhưng thực chất là vốn vay lẫn nhau. Điều này tạo nên lượng vốn ảo trong hệ thống NHTM mà quy mơ thực của nó chưa được làm rõ. Thực chất đó là những khoản tín dụng tín chấp, đầy rủi ro mà khi được giải ngân, tiền thường đi vòng vèo qua nhiều cửa, nhiều tài khoản, trước khi đến địa chỉ cần thiết. Điều này nguy hiểm ở chỗ, sở hữu chéo làm sai lệch việc đánh giá rủi ro của hệ thống NH. Vì rất nhiều chỉ số dựa trên số vốn sở hữu mà NH có, trong khi vốn đó là vốn ảo. Khi các chỉ số khơng chính xác thì dẫn đến sai lệch cả về quản trị NH cũng như việc giám sát đối với hệ thống tài chính.
Như vậy, từ bức tranh sở hữu chéo phức tạp này cho thấy hệ thống NH có quan hệ mật thiết và phản ứng trước mỗi biến động theo kiểu dây chuyền đơminơ. Liệu những nhóm lợi ích có liên quan này có thể liên kết với nhau để thao túng tiền tệ, lãi suất, tỷ giá…đe dọa sự an tồn của hệ thống NH và chất lượng tín dụng của nước ta bị giảm sút đáng kể. Dù rủi ro ấy ban đầu chỉ xuất phát từ một vài tổ chức riêng lẻ, nếu một NH nếu bị lũng đoạn ở vai trò cung cấp tiền cho các đối tượng đi thâu tóm, hoặc trực tiếp tham gia thâu tóm có thể gây bất ổn đến thị trường vì rủi ro thị trường tài chính NH mang tính hệ thống, đó là quan hệ giữa dịng tiền với nền sản xuất kinh tế
thực. Rủi ro này khi vỡ thì khơng chỉ lan tỏa đối với hệ thống sản xuất kinh doanh ngoài NH mà ngay cả trong NH.
2.3.2.2. Xung đột văn hóa và mục tiêu kinh doanh
Kết hợp hài hịa mục tiêu kinh doanh và văn hóa, thái độ ứng xử mỗi bên mua - bán ln là bài tốn hóc búa cho các TCTD sau hợp nhất, sáp nhập. Lựa chọn thương hiệu nào, bỏ thương hiệu nào hay ghép nối các thương hiệu lại với nhau cũng không đơn giản, phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như quy mô hoạt động, định vị thương hiệu mà mục tiêu kinh doanh mới… và phải nhận được sự ủng hộ của các chủ thể tham gia. Thông thường, những người ở tổ chức bị sáp nhập thường có khuynh hướng bảo tồn nét văn hóa riêng của đơn vị mình, trong khi bên mua sẽ ln tìm cách loại bỏ những văn hóa đối lập. Mâu thuẫn đó nếu khơng được giải quyết hợp tình, hợp lý sẽ là rào cản cho hoạt động của tổ chức mới sau này.
Sau M&A, các NH phải giải quyết vấn đề về tích hợp nhiều hệ thống cơng nghệ thông tin từ các TCTD thành một hệ thống duy nhất cộng với những mâu thuẫn về mục tiêu và tầm nhìn của các tổ chức trước khi M&A cũng ngăn cản xây dựng môi trường kinh doanh hiệu quả cho chủ thể mới. Trường hợp Sacombank bị thơn tính bởi ACB, Eximbank, Phương Nam bank, Kiên Long bank và một nhóm các cổ đơng khác, hệ quả là những yêu cầu thay đổi định hướng và kế hoạch kinh doanh được đưa ra từ nhóm cổ đơng này ln mâu thuẫn với ban lãnh đạo của NH.
Với những xung đột về văn hóa, lợi ích có thể xảy ra như trên, hiệu quả hoạt động của các NH mới sau sáp nhập, hợp nhất như thế nào chỉ có chờ thực tế mới đưa ra câu trả lời chính xác.
Với những hệ lụy tiêu cực hậu M&A điển hình nêu trên thì những ai là người đang mua NH thực sự, những ai đứng đằng sau các nhóm NĐT mới là vấn đề được xã hội, cơ quan quản lý nhà nước quan tâm vì NH là xương sống, là rường cột, giữ vai trò trọng yếu trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế mà thị trường chứng khoán hiện nay chưa đủ khả năng sẻ chia. Những tồn tại này có thể khắc phục thơng qua việc sửa đổi,
bổ sung một số quy định pháp lý, nhưng quan trọng vẫn là sự giám sát và xử lý nghiêm sai phạm từ các cơ quan có thẩm quyền.
2.3.2.3. Hệ lụy xấu cho sự phát triển kinh tế và gây rối loạn đời sống xã hội
Hậu M&A, còn rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết, tuy nhiên nếu khơng có một chính sách hợp lý thì niềm tin của khách hàng và của đại bộ phận dân cư sẽ khơng cịn, điều này gây nên một hệ lụy xấu đến sự phát triển kinh tế xã hội, cụ thể:
Thứ nhất, quyền lợi của người gửi tiền có được đảm bảo. Thực tế đã có hiện tượng rút tiền ồ ạt sau khi công bố thông tin hợp nhất 3 ngân hàng thành NH mới SCB, chứng tỏ vẫn có những quan ngại về thanh khoản tác động đến quyền lợi của người gửi tiền. Mặc dù NHNN có những quy định thơng báo kịp thời đảm bảo quyền lợi cho khách hàng nhưng rõ ràng niềm tin của dân cư đã bị dao động và cần có thời gian để khơi phục niềm tin thị trường hậu M&A.
Thứ hai, những lo lắng bất an của người lao động. Ngay khi rộ lên khả năng sáp nhập, hợp nhất từ nội bộ ngân hàng, đại đa số nhân viên đều không khỏi lo lắng, băn khoăn trước tương lai, nghề nghiệp của mình. Bởi một khi phải sáp nhập, hợp nhất, ngân hàng mới sẽ tái cấu trúc tinh gọn bộ máy hơn, thực hiện cắt giảm chi phí bằng cách giảm lương, cắt giảm nhân sự… và một bộ phận lớn cán bộ quản lý của các ngân hàng sẽ dơi dư do trùng với các vị trí tại ngân hàng mới. Vì thế, tâm lý tự cứu lấy mình trước khi sáp nhập, hợp nhất đã xảy ra khá nhiều đối với các cán bộ ngân hàng trong các thương vụ M&A kể trên. Một khi thất nghiệp gia tăng sẽ làm tăng gánh nặng quản lý của Nhà nước, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội của đất nước.
Thứ ba, nếu như khơng có sự quản lý chặt chẽ từ phía cơ quan quản lý thị trường thì độc quyền là một hậu quả khơng thể tránh khỏi. Về lý thuyết, một ngân hàng hoặc nhóm ngân hàng (và doanh nghiệp) nắm từ 25% thị phần trở lên đã có thể có những hành vi mang tính độc quyền đối với tồn thị trường như: tăng lãi suất cho vay, áp dụng các loại phí dịch vụ quá cao... Hệ thống ngân hàng có quan hệ mật thiết và phản ứng trước mỗi biến động theo kiểu dây chuyền đôminô. Một ngân hàng nếu bị
lũng đoạn ở vai trò cung cấp tiền cho các đối tượng đi thâu tóm, hoặc trực tiếp tham gia thâu tóm có thể gây bất ổn đến thị trường.
2.4. Đánh giá thực trạng tác động của hoạt động M&A đối với hệ thống NHTM Việt Nam Việt Nam
Hoạt động sáp nhập và mua lại NH tại Việt Nam diễn ra trước đây chủ yếu là do bắt buộc, không phải là sáp nhập tự nguyện. Trong những năm gần đây hình thức đối tác chiến lược được các NH chọn lựa nhiều hơn. Hiện chưa có trường hợp nào sáp nhập và mua lại đúng nghĩa như các nước trên thế giới, đó là bảo vệ, mở rộng thị phần hoặc nâng cao khả năng khai thác thị trường, tuy nhiên nhìn về dài hạn, với chương trình tái cấu trúc NH, lĩnh vực NH tài chính vẫn là một lĩnh vực tiềm năng cho các thương vụ M&A và đầu tư. Không phải thương vụ M&A nào cũng thành cơng, việc hồn thành giao dịch chỉ là một sự khởi đầu mới và cần một quá trình để đem lại những giá trị tốt hơn. Vì vậy để hoạt động M&A NH phát triển ở mức độ và chất lượng cao hơn thì việc đánh giá những kết quả tích cực cũng như những hạn chế cản trở tiến trình thực hiện hoạt động sáp nhập và mua lại trong lĩnh vực NH thời gian qua là điều cần được đặc biệt chú trọng.
2.4.1. Những yếu tố thúc đẩy tiến trình thực hiện M&A đối với hệ thống NHTM Việt Nam Việt Nam
Để đạt được kết quả tích cực như trên, hoạt động M&A ngành NH Việt Nam chịu sự thúc đẩy của những nhân tố sau:
Thứ nhất, hợp lực tăng cạnh tranh. NH Việt Nam hiện nay tuy phát triển về số lượng nhưng quy mơ về vốn, tài sản cịn thấp so với NH trong khu vực. Các NH quy mô hoạt động nhỏ và vốn thấp sẽ bị áp lực tăng vốn theo quy định. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường khiến nhiều NH phải mở rộng quy mô, khai thác thị trường chồng chéo làm lãng phí nguồn lực và giảm hiệu quả kinh doanh, vì vậy các NH nhỏ cần sáp nhập để tồn tại trên thị trường, cịn các NH lớn cũng tìm cách mua lại các NH tiềm năng để mở rộng thị trường và chớp lấy cơ hội kinh doanh. Hình thức này
như là cách để kêu gọi vốn, phù hợp với xu hướng hình thành Tập đồn Tài chính - NH Việt Nam hùng mạnh để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển của mình trên thương trường.
Thứ hai, xu hướng đầu tư của các NĐT nước ngoài. Việt Nam gia nhập WTO, những chính sách mở cửa và những ưu đãi về thuế của chính phủ khiến cho nhiều NĐT nước ngoài đánh giá cao cơ hội đầu tư ở Việt Nam, trong vài ba năm trở lại đây tài chính, ngân hàng là lĩnh vực diễn ra M&A sơi động nhất. Bên cạnh đó, với điều kiện thành lập NH mới rất khắt khe về pháp lý, các NĐT nước ngồi thường có xu hướng lựa chọn M&A như là chiến lược đầu tiên để tiếp cận thị trường ở Việt Nam.
Thứ ba, sự hỗ trợ của Nhà nước. Theo Đề án 254 về Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015, Chính phủ chủ trương khuyến khích và tạo điều kiện để các TCTD sáp nhập, hợp nhất, mua bán lại theo nguyên tắc tự nguyện, từ đó tăng quy mơ và khả năng cạnh tranh. Do vậy, có thể nhận thấy, thời gian tới thị trường sẽ tiếp tục được chứng kiến các thương vụ NH sáp nhập tự nguyện như đã diễn ra. Gần đây việc cơ cấu lại khu vực NH trong năm 2013 tiếp tục được đẩy mạnh với những mục tiêu chính là tăng cường năng lực tài chính, khả năng tuân thủ và minh bạch của hệ thống và đã có kế hoạch sáp nhập cụ thể cho 5 đến 8 NH có năng lực tài chính yếu. Bên cạnh đó, Chính phủ và NHNN đã có những quan tâm và khơng ngừng sửa đổi bổ sung những quy định cụ thể cho phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động M&A ngành NH Việt Nam.
Tất cả những điều kiện về môi trường kinh doanh cũng như môi trường pháp lý trên là những nhân tố góp phần thúc đẩy cho hoạt động M&A ngành NH trong những năm tới, là cơ sở tham khảo quan trọng cho các NH, doanh nghiệp và các nhà đầu tư chủ động M&A thành công hơn.
2.4.2. Những yếu tố hạn chế tiến trình thực hiện M&A đối với hệ thống NHTM Việt Nam Việt Nam
Với những tác động tiêu cực như trên, các NH đã phải bỏ ra một khoản chi phí khơng nhỏ về tài chính, nhân sự để giải quyết vấn đề hậu M&A. Từ đó có thể thấy rõ những nhân tố cản trở quá trình M&A NH tại Việt Nam thời gian qua: