2.2. Thực trạng hoạt động M&A tại hệ thống NHTM Việt Nam thời gian qua
2.2.3. Đặc điểm hoạt động M&A tại hệ thống NHTM Việt Nam
Thứ nhất, các NHTM luôn chịu áp lực tái cơ cấu, vì vậy ln có nhu cầu thực hiện M&A
Nhiều bất cập của hệ thống NH được bộc lộ trong thời gian qua, thanh khoản yếu kém cùng với tình hình nợ xấu cao có nguy cơ gây rủi ro đến an toàn hệ thống khiến việc tái cơ cấu, cải tổ tồn bộ hệ thống tài chính, trong đó quan trọng nhất là hệ thống NH đã trở thành vấn đề cấp bách và khó có thể trì hỗn lâu hơn nữa. Trong đề án tái cấu trúc nền kinh tế thì Đề án cơ cấu hệ thống NH là một vấn đề lớn được Chính
phủ phê duyệt và ban hành sớm nhất trong tất cả các lĩnh vực. Bởi thực tế khi thanh khoản của ngành NH suy kiệt sẽ có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế.
Với chủ trương thực hiện Đề án tái cấu trúc ngành đã được Chính phủ phê duyệt, NHNN đã và đang trong quá trình xử lý các NH yếu kém nằm trong danh sách kiểm sốt đặc biệt. Sáp nhập, hợp nhất là hình thức được sử dụng trong quá trình tái cơ cấu, nhằm cải tổ sâu đậm đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng Việt Nam. Áp lực tái cơ cấu đang đè nặng các NH quy mô nhỏ, yếu kém, trong bối cảnh diễn biến kinh tế khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp kéo theo nợ xấu NH gia tăng, thanh khoản bị đe dọa. Đây cũng chính là cơ hội thúc đẩy cho hoạt động M&A lĩnh vực tài chính - ngân hàng.
Theo quan điểm chỉ đạo của NHNN, việc tái cơ cấu là tự nguyện của các NH nhỏ, yếu kém. Nếu các NH yếu kém khơng có khả năng tự tái cơ cấu, NHNN buộc phải tính đến phương án hợp nhất hoặc sáp nhập các NH yếu kém, để cải tổ hệ thống. Như vậy, tái cơ cấu hệ thống NH ngoài việc tạo ra áp lực phải sáp nhập hoặc giải thể đối với các NH yếu kém, quá trình này cũng tạo ra những NH mới sau sáp nhập và có thể sẽ trở thành thách thức cạnh tranh mới cho các NH lớn trong tương lai.
Thứ hai, chịu sự quản lý chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước
Là một doanh nghiệp đặc biệt, trong quá trình hoạt động, các TCTD đều phải chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp, Luật Các TCTD thông qua sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của hệ thống thanh tra, giám sát tài chính, NH của NHNN. Việc sở hữu cổ phần của các cổ đông, việc bầu các cơ quan quản trị, điều hành, kiểm soát hoặc việc tổ chức lại một NH cũng đã được luật định rõ ràng. Do đó, các NĐT khi đầu tư góp vốn hoặc tham gia quản trị điều hành tại các NHTMCP cũng phải tuân theo các quy định này.
Cụ thể, NHNN đã định hướng rõ ràng hai xu hướng sáp nhập, hợp nhất trong hệ thống NH trong thời gian qua và sẽ tiếp diễn ở những năm tiếp theo, đó là: (i) giữa các NH nhỏ đang gặp khó khăn, sau đó được một NH lớn hoặc NHNN hỗ trợ; (ii) trực tiếp
giữa NH lớn và NH nhỏ. Nhưng dù diễn ra theo xu hướng nào thì vai trị của NHNN trong việc ra các quy định điều tiết thị trường và các NHTM nhà nước sẽ là chủ đạo. Đó là lý do vì sao NHNN đã khơng dễ dãi hỗ trợ thanh khoản cho các NH yếu kém trong một thời gian dài. Có thể đằng sau khó khăn về thanh khoản của hệ thống NH là những kế hoạch được tính tốn cẩn thận của NHNN như một phần của đề án tái cấu trúc và NHNN đang chấp nhận hy sinh ngắn hạn để đạt được những kết quả dài hạn bền vững hơn.
Nhìn theo hướng phân tích này, NHNN khơng những nắm rõ tình hình mà cịn quản lý chặt chẽ mỗi một vụ M&A. Tuy nhiên, động thái này của NHNN có thể gây căng thẳng trong hệ thống NH cho tới khi việc sàng lọc NH và sáp nhập tương đối hồn tất theo kịch bản được dự tính. Hy vọng, sau khi q trình tái cấu trúc “bắt buộc” hồn tất, hệ thống NH Việt Nam sẽ được sàng lọc với sức đề kháng tốt hơn. Bài học quản lý rủi ro của từng NH nói riêng và của NHNN nói chung sẽ được rút kinh nghiệm để nền kinh tế không phải chịu các cú sốc.
Thứ ba, quy trình thực hiện M&A NH phức tạp hơn so với Doanh nghiệp
M&A là một hoạt động đầu tư kinh doanh đặc thù vì đối tượng ở đây không phải là sản phẩm, dịch vụ mà là các công ty hay các NH. Xét cho cùng, cái mà công ty chủ động thực hiện M&A nhắm đến là những lợi ích (có thể là lợi nhuận, tài chính hoặc thị trường...) đem lại từ việc nắm giữ quyền sở hữu và chi phối người quản lý của công ty mục tiêu. Tài sản cơng ty được hình dung qua những hình ảnh dễ nhận thấy như đội ngũ nhân viên, văn phịng, nhà máy, cửa hàng, sản phẩm, thương hiệu... Hình thức cơng ty cổ phần đã cho phép chia tổng giá trị công ty thành những phần bằng nhau một cách trừu tượng. Nhờ đó, các cơng ty có thể dễ dàng thực hiện M&A không chỉ bằng cách mua tài sản mà còn bằng nhiều cách khác nhau như chào thầu, mua cổ phần trên thị trường chứng khốn, lơi kéo cổ đơng, và nhiều hình thức phong phú khác như đã đề cập. Khi đứng ở góc độ đó, hoạt động M&A với bản chất là phức tạp sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều đối với các doanh nghiệp.
Tuy nhiên quy trình M&A đối với hệ thống NH Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề phức tạp hơn so với doanh nghiệp khác, đặc biệt là những cản trở trong quá trình định giá đối với lĩnh vực NH. Nguyên nhân là, tài sản của NH có những loại là tài sản hữu hình, có loại là vơ hình. Chẳng hạn như hữu hình thì có tiền gửi, tiền để trong két, cho vay, trái phiếu chính phủ, cịn những tài sản vơ hình, đó là thương hiệu, uy tín thị trường và quan hệ khách hàng của NH là những tài sản khó định giá, chưa kể các khoản nợ xấu sẽ được xử lý như thế nào sau khi M&A... Con số nợ xấu tại Việt Nam thực sự là rủi ro hệ thống khi mình khơng biết rõ ràng đang ở đâu, mức nào. Mà một khi mình khơng biết mình đang ở đâu thì mình khơng biết mình sẽ phải làm gì.
Bên cạnh đó chỉ những NH, cơng ty đã niêm yết trên sàn chứng khốn, đã cổ phần hóa mới dễ định giá, cịn các NH và cơng ty khơng niêm yết khó có báo cáo tài chính của họ để dùng cho việc định giá. Vì thế mà tại Việt Nam giá trị sổ sách khơng có hết, cho nên khó mà định giá được NH đó trên thị trường. Đây cũng có thể là nhân tố khiến tiến trình sáp nhập trở lên khó khăn.