TPDN trên thị trường chưa phong phú về chủng loại, thiếu các sản phẩm tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp việt nam (Trang 51)

2.3 Nguyên nhân hạn chế sự phát triển của thị trường TPDN Việt Nam

2.3.5 TPDN trên thị trường chưa phong phú về chủng loại, thiếu các sản phẩm tài chính

phẩm tài chính phái sinh

Hình thức TPDN chưa phong phú, cấu trúc sản phẩm TPDN còn nghèo nàn về kỳ hạn và các loại lãi suất khiến TPDN không hấp dẫn nhà đầu tư. Hiện nay, TPDN được phát hành chủ yếu theo hai loại chính: lãi suất cố định và lãi suất thả nổi theo lãi suất thị trường. Xét về chứng quyền, TPDN có các loại là trái phiếu chuyển đổi, không chuyển đổi và trái phiếu kèm theo quyền mua cổ phiếu. Thị trường TPDN chưa xuất hiện nhiều trái phiếu hiện đại và hấp dẫn các nhà đầu tư như trái phiếu chiết khấu, trái phiếu phát hành cao hoặc thấp hơn mệnh giá, trái phiếu có khả năng mua lại, trái phiếu đa thời hạn (là trái phiếu có nhiều ngày đáo

phiếu), trái phiếu thanh toán từng phần (là loại trái phiếu mà doanh nghiệp thực hiện thanh toán từng phần nợ của trái phiếu theo thời gian), trái phiếu kèm quyền mua cổ phiếu của một đơn vị thành viên khác do nhà phát hành thành lập với giá ưu đãi…, chính điều này khiến cho chủng loại TPDN trên thị trường còn đơn điệu và chưa đa dạng.

Ngoài ra, thị trường TPDN Việt Nam cịn thiếu các cơng cụ phái sinh. Thị trường giao dịch TPDN ở Việt Nam chỉ mới dừng lại ở nghiệp vụ mua bán trái phiếu giao ngay, các giao dịch kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hoán đổi, quyền lựa chọn, hợp đồng repo vẫn chưa được triển khai rộng rãi. Do đó, các nhà đầu tư thiếu cơng cụ để chuyển vốn đầu tư trái phiếu (trung dài hạn) thành tiền mặt khi có nhu cầu, cũng như thiếu cơng cụ để bảo hiểm cho rủi ro đầu tư. Điều này làm hạn chế tính linh hoạt của nhà đầu tư và từ đó làm giảm tính thanh khoản của thị trường.

2.3.6 Tính minh bạch của thị trường tài chính Việt Nam khơng cao

Trong thời gian qua, mức độ minh bạch và công bố thông tin (CBTT) trên TTCK đã được cải thiện ở nhiều mặt như:

 Về phạm vi CBTT: khi thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động, chỉ

các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ, Sở GDCK mới phải CBTT. Ngày nay, diện các đối tượng phải CBTT đã được mở rộng, bao gồm cả công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán.

 Về mức độ CBTT: các báo cáo tài chính 6 tháng của các doanh nghiệp niêm yết từ chỗ không bắt buộc, đến nay bắt buộc phải được soát xét bởi cơng ty kiểm tốn, bổ sung thêm nhiều nội dung phải CBTT bất thường như hoạt động mua cổ phiếu quỹ, hoạt động chào mua công khai, các ý kiến kiểm tốn ngoại trừ, các thơng tin về trả cổ tức, chia tách, sáp nhập, các thay đổi về sử dụng vốn… Ngoài ra, đối với cơng ty chứng khốn, bắt buộc phải có kiểm tốn chỉ tiêu an tồn tài chính 6 tháng 1 lần.

 Về phương thức CBTT: các trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, hệ thống CBTT của Sở GDCK, UBCKNN được tăng cường. Việc CBTT có thể thực hiện qua hệ thống Internet, nâng tính kịp thời và khả năng tiếp nhận cao hơn đối với công chúng đầu tư.

 Về mức độ tuân thủ trong CBTT: Nhìn chung, các doanh nghiệp, các tổ

chức, cá nhân thuộc đối tượng phải CBTT trên TTCK đã phần nào coi trọng việc tuân thủ pháp luật. Cơ quan quản lý nhà nước mà trực tiếp là UBCKNN đã tăng cường công tác giám sát, cưỡng chế thực thi và xử lý vi phạm liên quan đến nghĩa vụ CBTT theo quy định.

Tuy nhiên, thực tế hoạt động TTCK cho thấy, mặc dù chất lượng về CBTT đã được phát triển hơn trước nhưng nhìn chung cịn chưa đáp ứng được yêu cầu của việc quản lý TTCK hiện đại. Các quy định về CBTT chỉ tập trung vào các công ty, chứng khoán được niêm yết. Đối với các TPDN khơng niêm yết thì vấn đề cơng bố thơng tin còn hạn chế, các doanh nghiệp phát hành TPDN chủ yếu tập trung công bố thơng tin trong q trình triển khai phát hành trái phiếu, vấn đề sử dụng vốn và kiểm soát nguồn tiền thanh toán hầu như do doanh nghiệp tự quyết định. Chính vì vậy các trái chủ hầu như không kiểm tra được hiệu quả sử dụng vốn trái phiếu. Tính minh bạch chưa cao của thị trường TPDN Việt Nam làm thị trường TPDN trở nên rủi ro và gây hạn chế không nhỏ cho sự phát triển của thị trường.

2.3.7 Khơng có hệ thống tổ chức ĐMTN chuyên nghiệp trên thị trường

Xếp hạng tín nhiệm là một tiêu chí quan trọng mà nhà đầu tư nước ngoài xem xét trước khi đầu tư một chứng khoán nhất định. Tại Việt Nam, đối với TPCP, các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngồi có thể chấp nhận mua bởi TPCP dù sao cũng được coi là ít rủi ro. Nhưng với TPDN thì có độ rủi ro cao hơn và cần phải được phân loại theo mức rủi ro. Tuy nhiên thị trường tài chính Việt Nam chưa làm được điều này do hệ thống các tổ chức ĐMTN chưa phát triển.

Khái niệm ĐMTN ở Việt Nam còn khá mới mẻ. Thị trường tài chính Việt Nam đã có ba đơn vị hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thơng tin tín nhiệm là Cơng

ty Thơng tin tín nhiệm doanh nghiệp C&R; Trung tâm thơng tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước (CIC) và Trung tâm đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp (CRVC) thuộc Cơng ty phần mềm và truyền thông Vietnamnet. Các đơn vị này vẫn chưa phải là tổ chức đánh giá ĐMTN theo đúng nghĩa bởi lẽ hoạt động chính vẫn chỉ là cung cấp các thơng tin có liên quan tới các doanh nghiệp mà chưa thực hiện nghiệp vụ đánh giá ĐMTN theo chuẩn mực quốc tế. Hoạt động của các tổ chức này hầu như chưa đóng góp nhiều cho thị trường. Trong số 3 đơn vị nói trên, CRVC hiện đã phải tạm ngừng hoạt động do chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các cấp chức năng và của thị trường. Còn tổ chức CIC từng hợp tác cùng D&B (Dun and Bradstreet) xuất bản cuốn “Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của các cơng ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” trong năm 2009. Tuy nhiên ấn bản này không được cập nhật thường xuyên và công bố rộng rãi trong công chúng. Những thông tin này rất quan trọng đối với ngân hàng và các nhà đầu tư, tuy nhiên, chúng cũng chỉ có ý nghĩa tại thời điểm xếp hạng, không phải trong cả một giai đoạn. Nếu việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp được thực hiện định kỳ, ít nhất là hàng tháng hoặc hàng quí, chắc chắn chúng sẽ trở nên hữu ích hơn cho người sử dụng. Về phía doanh nghiệp, hiện mới chỉ có một số rất ít các doanh nghiệp lớn thuê tổ chức chuyên nghiệp nước ngoài đánh giá ĐMTN, đó là Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) … Đơn vị thực hiện xếp hạng cho các tổ chức này là Công ty Moody.

Thực trạng ĐMTN doanh nghiệp ở Việt Nam chưa phát triển là do:

 Về cơ sở pháp lý: hai văn bản pháp lý quan trọng nhất cho TTCK Việt nam hiện nay là Luật chứng khoán và Luật doanh nghiệp chưa đề cập gì đến ĐMTN và các vấn đề có liên quan. Sự chuẩn bị từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước vẫn chỉ dừng lại ở giai đoạn đặt vấn đề tại các cuộc hội thảo, hội nghị. Như vậy, hệ thống ĐMTN chưa có khung pháp lý hồn chỉnh để hoạt động.

 Về nhận thức của thị trường: thực tế trong thời gian qua các nhà đầu tư trên thị trường Việt Nam khá dễ dàng tiếp nhận những đợt phát hành trái phiếu lớn mà không cần tổ chức phát hành phải được ĐMTN. Ngay cả về phía cơ quan quản lý, việc xếp hạng ĐMTN mới được đặt ra cho phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế mà khơng địi hỏi đối với phát hành trái phiếu trong nước.

Ở các nước có thị trường tài chính phát triển như Mỹ, Anh, Australia, việc thuê các tổ chức ĐMTN cung cấp dịch vụ được các doanh nghiệp thực hiện định kỳ như việc th kiểm tốn báo cáo tài chính hàng năm. Việc cung cấp hệ số ĐMTN cùng với các đợt phát hành được coi như một yêu cầu không thể thiếu. Cùng với sự phát triển của TTCK Việt Nam, sẽ đến lúc thị trường thận trọng và đòi hỏi hơn với các nhà phát hành. Hơn nữa, trong xu thế hội nhập, thị trường tài chính Việt Nam sẽ có sự tham gia của các tổ chức ĐMTN nước ngoài. Nếu ngành ĐMTN Việt Nam chưa được tổ chức và xây dựng một cách chun nghiệp thì khó giành được ưu thế trong giai đoạn hội nhập và tự do hóa đầu tư kinh doanh như hiện nay.

2.3.8 Đường cong lãi suất chuẩn vẫn chưa được xây dựng

Thị trường tài chính Việt Nam nói chung, thị trường TPDN nói riêng, thiếu một mức lãi suất chuẩn để tham chiếu. Tập hợp các mức lãi suất chuẩn tại mỗi kỳ hạn hình thành nên đường cong lãi suất chuẩn. Với ý nghĩa là đường biểu diễn mức lãi suất hồn vốn của những chứng khốn nợ khơng có rủi ro vỡ nợ và rủi ro thanh khoản, nhiều quốc gia xây dựng đường cong lãi suất chuẩn trên cơ sở lãi suất của TPCP.

Tuy nhiên ở Việt Nam, lãi suất TPCP chưa được xây dựng trên nguyên tắc thị trường để hình thành một đường cong lãi suất chuẩn chung cho thị trường tham chiếu. Trong một thời gian dài, lãi suất TPCP được xác định chủ yếu dựa trên lãi suất chỉ đạo của Bộ Tài chính, do đó khơng phản ánh được cung cầu trên thị trường. Chẳng hạn trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 10/2008 có liên tục gần 30

đợt phát hành TPCP khơng thành cơng. Do đó, đường cong lãi suất chuẩn cho thị trường tài chính Việt Nam chưa thể xây dựng dựa trên lãi suất TPCP.

Đường cong lãi suất chuẩn chưa được xây dựng gây khó khăn cho doanh nghiệp phát hành, nhà đầu tư khi xác định mức lãi suất phù hợp cho trái phiếu. Điều này gây rủi ro cho các hai phía. Doanh nghiệp không xác định đúng chi phí vốn phải bỏ ra, nhà đầu tư không xác định được lợi suất sinh lời tương ứng với mức rủi ro của doanh nghiệp. Ngồi ra, đường cong lãi suất chuẩn cịn là một chỉ báo kinh tế quan trọng, dựa vào hình dạng đường cong lãi suất chuẩn, các nhà quản trị chuẩn đốn được tình hình kinh tế để có giải pháp kinh doanh, đầu tư hiệu quả.

2.3.9 Chưa phát triển được hệ thống các nhà tạo lập thị trường

Vai trò của các nhà tạo lập thị trường được thể hiện thông qua các hoạt động:

 Duy trì tính linh hoạt của thị trường đối với một loại chứng khoán khi chứng khốn đó được phát hành ra thị trường.

 Tăng khả năng thực hiện giao dịch một loại chứng khốn có thể sinh lời

do sự cạnh tranh về giá cả đặt ra giữa các nhà tạo lập thị trường khác nhau đối với cùng loại chứng khốn đó.

 Thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư tới một loại chứng khoán nhất định..

Như vậy, để tăng cường tính thanh khoản cho thị trường thì cần chú trọng phát triển hệ thống các nhà tạo lập thị trường. Hiện nay, về cơ bản, chúng ta đã hình thành một hệ thống các định chế tài chính trung gian tham gia giao dịch trên thị trường trái phiếu như các NHTM, các quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm, cơng ty chứng khốn, cơng ty tài chính…; tuy nhiên, do nhiều ngun nhân, sự tham gia của các định chế này vẫn còn nhiều hạn chế do chưa đủ năng lực để trở thành một nhà tạo lập thị trường. Hiện nay, các cơng ty chứng khốn, các tổ chức đầu tư chủ yếu tập trung chức năng mơi giới và tự doanh chứng khốn. Do chạy theo lợi nhuận, nhiều lúc chính các cơng ty này cạnh tranh với các nhà đầu tư. Vai trị bảo đàm tính

thanh khoản hầu như chỉ được thực hiện bằng chức năng môi giới, các tổ chức tài chính trung gian khơng dám và cũng khơng đủ năng lực dự trữ các chứng khoán để bảo đảm tính thanh khoản cho thị trường.

Để thực hiện vai trị là người tạo lập thị trường thì các tổ chức này cần có các điều kiện sau: (i) nắm giữ một lượng lớn trái phiếu và tiền mặt; (ii) cơ sở hạ tầng công nghệ cao; (iii) đội ngũ nhân viên có trình độ cao, chun nghiệp.

Thị trường TPDN chỉ thật sự sơi động khi có sự góp mặt của các nhà tạo lập thị trường. Với những hạn chế về năng lực, trình độ hay cơng nghệ của các trung gian tài chính trên thị trường tài chính Việt Nam như hiện nay, trong thời gian tới các tổ chức này cần phải được nâng cấp, phát triển thêm nữa mới đáp ứng được nhu cầu phát triển của thị trường TPDN Việt Nam.

Kết luận Chương 2:

Trải qua thời gian phát triển chưa thể nói là dài, TPDN mặc dù có quy mơ chưa đáng kể trên thị trường nhưng ít nhiều cũng đạt được những thành tựu nhất định như quy mô thị trường tăng trưởng qua các năm; hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh thị trường được xây dựng tương đối đầy đủ và đã hình thành hệ thống trung gian tài chính cung cấp các dịch vụ cơ bản cho thị trường. Tuy nhiên, thị trường cũng còn một số tồn tại sau: quy mô chưa tương xứng với tiềm năng phát triển; thị trường chưa thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp; TPDN chưa phải là công cụ đầu tư hấp dẫn; tính thanh khoản thấp và rủi ro thị trường cao. Những tồn tại của thị trường bắt nguồn từ những nguyên nhân như hệ thống văn bản pháp luật còn nhiều bất cập và chưa theo kịp sự phát triển của thị trường; tính minh bạch của thị trường chưa cao; nhận thức của doanh nghiệp và công chúng đầu tư về thị trường TPDN còn hạn chế; TPDN chưa đa dạng và thiếu các sản phẩm tài chính phái sinh; thị trường thiếu hệ thống các tổ chức ĐMTN và các nhà tạo lập thị trường... Nhìn nhận ra nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của thị trường là cơ sở quan trọng để Việt Nam có thể đưa ra và triển khai các giải pháp đúng đắn nhằm thúc đẩy thị trường phát triển.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

3.1 Định hướng phát triển thị trường TPDN Việt Nam

Theo “Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 128/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 thì mục tiêu tổng quát của thị trường vốn (trong đó có thị trường TPDN) là:

 Phát triển cả quy mô và chất lượng hoạt động của thị trường vốn một cách

đồng bộ, vững chắc nhằm tạo kênh huy động vốn cho đầu tư phát triển và cải cách nền kinh tế, đồng thời góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam;

 Đảm bảo tính cơng khai, minh bạch, duy trì trật tự an tồn, mở rộng phạm

vi, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát thị trường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế.

 Phấn đấu đến năm 2020, thị trường vốn Việt Nam phát triển tương đương

thị trường các nước trong khu vực và giá trị vốn hóa trị trường chứng khốn đạt 70% GDP.

Thị trường TPDN, với tư cách là một bộ phận của thị trường tài chính nói chung, trong q trình phát triển cần tuân theo những định hướng sau:

 Phát triển thị trường TPDN đồng bộ với sự phát triển của các thị trường

vốn khác nhằm đảm bảo tính an tồn, hiệu quả cho từng thị trường và cho nền kinh tế nói chung.

 Phát triển thị trường TPDN phải phù hợp với điều kiện, nhu cầu thực tế

 Thị trường TPDN hoạt động theo cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước quản lý thị trường bằng luật pháp, tạo điều kiện bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế tham gia thị trường.

 Phát triển thị trường TPDN phù hợp với chính sách tiền tệ trong từng thời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp việt nam (Trang 51)