Kinh nghiệm phát triển thị trường TPDN của một số nước và bài học rút ra cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp việt nam (Trang 28)

ra cho Việt Nam

1.3.1 Kinh nghiệm phát triển thị trường TPDN của một số nước

Về tổ chức thị trường sơ cấp

Thị trường sơ cấp của TPDN các nước phát triển như Mỹ, các nước EU, Nhật Bản thường do các ngân hàng đầu tư lớn đảm nhận. Doanh nghiệp khi có nhu cầu huy động vốn bằng trái phiếu sẽ thuê một hoặc vài ngân hàng đầu tư đứng ra làm dịch vụ bảo lãnh phát hành. Các ngân hàng đầu tư sẽ bao tiêu toàn bộ số TPDN phát hành với mức lợi suất tối thiểu nhất định. Thơng thường họ sẽ bán lại tồn bộ hoặc phần lớn số trái phiếu đó cho các nhà đầu tư khác, thường cũng là khách hàng của họ. Một số ít doanh nghiệp rất lớn đã có uy tín trên thị trường trái phiếu có thể phát hành trái phiếu của mình trực tiếp ra thị trường, chỉ thuê các ngân hàng đầu tư làm dịch vụ tư vấn và tổ chức đấu thầu. Họ cũng có thể bán trực tiếp lơ lớn cho một vài tổ chức tài chính quen thuộc để tiết kiệm chí phí phát hành.

Các nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp chủ yếu là các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, các công ty bảo hiểm, quĩ hưu trí, quĩ đầu tư. Ngồi lý do là chỉ có các tổ chức này mới có đủ năng lực tài chính để giao dịch trái phiếu với khối lượng lớn, nguyên nhân khác là do xuất phát ngay từ nhu cầu bản thân của các tổ chức này cần phải tập trung đầu tư trái phiếu để bảo đảm một danh mục đầu tư an toàn nhất định.

Về tổ chức thị trường thứ cấp

Mặc dù hầu hết các sàn giao dịch chứng khoán tập trung lớn như NYSE, LSE, Euronext, TSE, ASX đều có niêm yết một số loại trái phiếu doanh nghiệp, phần lớn phân khúc này được giao dịch thứ cấp trên thị trường phi tập trung (OTC). Thị trường này được hình thành xoay quanh một mạng lưới các công ty môi giới và các nhà tạo lập thị trường. Giữa các nhà tạo lập thị trường, thường là các ngân hàng đầu tư, có một thị trường bán sỉ với tên gọi thông dụng là interdealer market. Một số công ty môi giới lớn cũng hoạt động trên thị trường bán sỉ này và được gọi là interdealer broker (IDB) ví dụ như ICAP, GFI, BGC, Tullett Prebon.

Hình 1.6: Cơ cấu thị trường TPDN thứ cấp tại các nước phát triển

Về công bố thông tin trên thị trường TPDN

Để tăng cường tính minh bạch và giảm thiểu tình trạng bất đối xứng thơng tin, các nước phát triển yêu cầu các nhà tạo lập thị trường và môi giới trái phiếu báo cáo thông tin giao dịch cho một hệ thống thông tin trái phiếu quốc gia. Ở Mỹ hệ thống trung tâm dữ liệu do FINRA (Financial Industry Regulatory Authority, Inc) quản lý đã đi vào hoạt động từ năm 2002 và đến nay đã thu thập 99% thông tin giao dịch trên thị trường trái phiếu OTC. Các thành viên của ICMA (The International Capital Market Association) ở châu Âu và Anh phải báo cáo kết quả giao dịch trái phiếu cho hệ thống do tổ chức Xtrakter quản lý. Ngồi ra các cơng ty của châu Âu và hầu hết các hệ thống giao dịch trái phiếu điện tử khác đều công bố thông tin giao dịch lên các các website tài chính nổi tiếng như Bloomberg và Reuters.

Về định mức tín nhiệm

Ở hầu hết các nước phát triển, ba tổ chức định mức tín nhiệm (CRA) quốc tế lớn nhất là Standard & Poor, Moody và Fitch gần như thống lĩnh thị trường mặc dù

một số tổ chức định mức tín nhiệm nhỏ hơn như Egan-Jones, JCRA, LACE vẫn hoạt động song song trong một số phân khúc hẹp. Thông thường các doanh nghiệp phải yêu cầu các tổ chức ĐMTN đánh giá rủi ro và trả phí cho các tổ chức này. Trong một số trường hợp các tổ chức ĐMTN có thể đánh giá rủi ro nếu có khách hàng (khơng phải là tổ chức được đánh giá tín nhiệm) của họ yêu cầu.

Ở các nước đang phát triển, nơi dịch vụ tài chính chưa được tự do hóa hồn tồn, dịch vụ đánh giá rủi ro cho trái phiếu doanh nghiệp vẫn được thực hiện bởi các tổ chức ĐMTN nội địa như Dagong/Xinhua của Trung Quốc, CARE/ICRA của Ấn Độ, KIS của Hàn Quốc, TRIS của Thái lan, P.T. Pefindo của Indonesia. Tuy nhiên cùng với việc mở cửa thị trường tài chính, các tổ chức ĐMTM nội địa đang dần dần bị ba tổ chức ĐMTN quốc tế lớn thơn tín như trường hợp P.T. Kasnic của Indonesia đã bị Moody mua lại hoàn toàn vào năm 2007 hay S&P đã mua 52% cổ phần của CRISIL Ấn Độ.

Xây dựng các chỉ số thị trường

Do nguyên nhân từ cấu trúc OTC của thị trường trái phiếu nên thông tin về giá đa số bắt nguồn từ các ngân hàng đầu tư lớn là các nhà tạo lập thị trường cho trái phiếu. Vì vậy, chỉ số trái phiếu index chủ yếu do các tổ chức này tính tốn và cung cấp cho thị trường. Hiện tại các chỉ số trái phiếu quốc tế được biết đến nhiều nhất trong giới tài chính đều do các ngân hàng đầu tư tính tốn và cơng bố như các chỉ số trái phiếu của UBS, Barclay (Lehman Brothers), Bank of America (Merrill Lynch), Citigroup (Solomon Smith Barney).

Tại Hàn Quốc, vai trị tính tốn các chỉ số cho thị trường TPDN được giao cho Hiệp hội các Nhà kinh doanh Chứng khoán KSDA. Hiệp hội đã phát triển các chỉ số thị trường trái phiếu để giúp các thành viên thị trường dự báo biến động của thị trường và rủi ro tín dụng. Ba chỉ số được đưa vào hoạt động là Chỉ số khảo sát thị trường trái phiếu (Bond Market Survey Index – BMSI), chỉ số tập trung thị trường HHI (Herfindahl Hirschman Index), và Chỉ số rủi ro tín dụng thị trường (MCRI).

Xây dựng các sản phẩm tài chính phái sinh cho TPDN

Tất cả các nước có thị trường TPDN phát triển đều có một thị trường các sản phẩm tài chính phái sinh cho TPDN đủ rộng và có thanh khoản tốt. Các sản phẩm phái sinh này giúp các nhà đầu tư xoay vịng vốn nhanh, ngồi ra cịn nó cịn giúp các nhà tạo lập thị trường dễ dàng chào giá hai chiều (bid-ask price) hơn vì họ có thể nhanh chóng bù đắp trạng thái trái phiếu của mình sau mỗi giao dịch lớn với khách hàng, nhờ đó bảo hiểm được vị thế của mình trong giao dịch.

1.3.2 Bài học kinh nghiệm phát triển thị trường TPDN cho Việt Nam

Từ thực tế tổ chức, hoạt động của một số thị trường TPDN phát triển, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho thị trường TPDM Việt Nam như sau:

 Phát triển hệ thống các nhà đầu tư tổ chức như là các ngân hàng thương

mại, ngân hàng đầu tư, các cơng ty bảo hiểm, quĩ hưu trí, quĩ đầu tư, tạo nhu cầu đầu tư TPDN trên thị trường sơ cấp và thứ cấp.

 Chú trọng phát triển thị trường các sản phẩm tài chính phái sinh cho TPDN cũng như hệ thống các nhà tạo lập thị trường để bảo đảm tính thanh khoản cho thị trường thứ cấp.

 Xây dựng hệ thống chỉ số để giám sát thay đổi của thị trường tạo điều kiện

cho các thành viên tham gia thị trường có điều kiện theo dõi và dự đoán diễn biến thị trường, kịp thời điều chỉnh danh mục đầu tư.

 Nâng cao vai trò của Hiệp hội trái phiếu doanh nghiệp.

 Phát triển các tổ chức ĐMTN làm cơ sở để đánh giá rủi ro tín dụng và xác

định lãi suất yêu cầu đối với từng trái phiếu có mức rủi ro tín dụng khác nhau.

 Nâng cao tính minh bạch cho thị trường TPDN, tăng cường chất lượng công bố thông tin từ các doanh nghiệp phát hành.

Học tập kinh nghiệm từ các thị trường TPDN phát triển là điều cần thiết cho Việt Nam, có như vậy Việt Nam mới có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển của thị trường TPDN trong nước.

Kết luận Chương 1:

TPDN là một loại cơng cụ nợ với những tính năng nổi trội, loại hình phong đa dạng có thể đáp ứng cho nhu cầu phong phú của thị trường, Xét trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay, khi các kênh huy động vốn truyền thống như vay vốn tín dụng ngân hàng, phát hành thêm cổ phiếu đang gặp nhiều trở ngại, các kênh đầu tư truyền thống như đầu tư cổ phiếu, vàng, bất động sản … đang bộc lộ nhiều bất cập và rủi ro thì TPDN sẽ là một kênh huy động vốn mới, một kênh đầu tư mới cho phép hài hịa giữa lợi ích và rủi ro thị trường. Phát triển thị trường TPDN là một đòi hỏi tất yếu để phát huy nội lực xây dựng kinh tế đất nước.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

2.1 Thực trạng phát triển thị trường TPDN Việt Nam 2.1.1 Thị trường TPDN khu vực Châu Á

Tại châu Á, TPDN mới nhận được sự quan tâm thúc đẩy phát triển từ chính phủ các nước trong những năm gần đây ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997- 1998. Trước khủng hoảng, nhiều nước châu Á đã phụ thuộc quá nhiều ngân hàng khi khu vực này cung cấp khoảng 80% nợ tài chính, trong khi thị trường trái phiếu chiếm chỉ khoảng 20%.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính trong năm 1997, các nước Châu Á nói chung đã có những nỗ lực cải cách và tái tổ chức hệ thống tài chính, nhờ vậy thị trường TPDN Châu Á đã tiến một bước dài. Quy mô TPDN của các nước Châu Á (không bao gồm Nhật Bản) đến tháng 9/2012 lên đến 2.080 tỷ USD, tăng gấp 43 lần so với thời điểm cuối năm 1997 (48 tỷ USD).

Biểu đồ 2.1: Tình hình tăng trưởng của thị trường TPDN các nước Châu Á (không gồm Nhật Bản) qua các năm (tỷ USD)

“Nguồn: Asia capital market monitor, Nov 2012” [19]

Quy mô thị trường TPDN Châu Á nói chung tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa các quốc gia. Điều đó cho thấy thị trường TPDN của các nước trong khu vực có mức độ phát triển rất khác nhau. Biểu đồ 2.2 sau thể hiện điều đó: - 500 1,000 1,500 2,000 2,500 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Se p -12

Biểu đồ 2.2: Quy mô thị trường TPDN một số nước Châu Á (tỷ USD)

“Nguồn: Asia capital market monitor, Nov 2012” [19]

Biểu đồ 2.2 cho thấy mức chênh lệch rất lớn giữa thị trường trái phiếu các nước trong khu vực (không bao gồm Nhật Bản). Thời điểm tháng 9/2012, thị trường TPDN Trung Quốc có quy mơ lớn nhất, ở mức 943,12 tỷ USD, tiếp theo là Hàn Quốc với quy mô 827,15 tỷ USD. Các nước Asian có quy mơ khá nhỏ bé so với Trung Quốc và Hàn Quốc và có trình độ với nhau cũng khá khác biệt nhau, lớn nhất là Malaysia với 126,21 tỷ USD, Thái Lan 53,5 tỷ USD, Singapore 97,78 tỷ USD, Indonexia 17,85 tỷ USD, Philippine 12,32 tỷ USD, và thấp nhất là Việt Nam với quy mơ mới chỉ đạt 1,6 tỷ USD. Có thể thấy chính Trung Quốc và Hàn Quốc đóng vai trị động lực phát triển chung cho cả thị trường TPDN các nước Châu Á mới nổi (không bao gồm Nhật Bản).

2.1.2 Thực trạng thị trường TPDN Việt Nam

2.1.2.1 Tổng quan tình hình doanh nghiệp Việt Nam

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, đến tháng 1 năm 2012, cả nước có trên 375.000 doanh nghiệp đang hoạt động thực tế, chiếm 83,7% số doanh nghiệp hiện có và tăng gấp 8,9 lần số doanh nghiệp thực tế hoạt động tại năm 2000. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng bình quân các năm là 22%/năm. Với số lượng doanh nghiệp đông đảo và tốc độ tăng trưởng cao như trên, nhu cầu vốn cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, triển khai đầu tư là rất lớn.

0 200 400 600 800 1000 943.12 17.86 827.15 126.21 12.32 97.78 53.5 1.6

Tuy nhiên, đến 93% nhu cầu vốn của doanh nghiệp được tài trợ bởi hệ thơng ngân hàng thương mại. Từ đó cho thấy các kênh huy động khác như phát hành cổ phiếu, đặc biệt là kênh từ phát hành TPDN chưa đóng vai trị quan trọng trong việc tài trợ vốn cho doanh nghiệp.

2.1.2.2 Tổng quan thị trường TPDN Việt Nam

Quy mô thị trường

Qua so sánh quy mô thị trường TPDN Việt Nam với các nước Châu Á, có thể thấy thị trường TPDN Việt Nam cịn khiêm tốn về quy mơ và trình độ phát triển. Tuy nhiên, thị trường TPDN Việt Nam ít nhiều cũng đạt được sự tăng trưởng trong thời gian qua. Quy mô thị trường qua các năm như sau

Biểu đồ 2.3: Quy mô thị trường TPDN Việt Nam qua các năm (tỷ USD)

“Nguồn: Asia capital market monitor, Nov 2012” [19]

Ghi chú: TPDN ở đây bao gồm trái phiếu của doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước (khơng được Chính phủ bảo lãnh thanh tốn) và doanh nghiệp tư nhân, bao gồm cả các định chế tài chính tài chính và các tổ chức quốc tế. Các định chế tài chính bao gồm các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác.

Trước năm 2006, TPDN có quy mơ khơng đáng kể trên thị trường. Từ năm 2007, thị trường TPDN đánh dấu sự phát triển với quy mô đạt 0,33 tỷ USD. Tốc độ phát triển của thị trường tiếp tục được duy trì đến năm 2010. Tuy nhiên, từ năm 2011, trước những khó khăn chung của nền kinh tế, quy mô thị trường TPDN Việt Nam cũng khơng thốt khỏi ảnh hưởng nên quy mơ có xu hướng giảm dần.

- 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 Trước 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Sep-12 - 0.01 0.35 0.68 1.47 2.30 2.03 1.60

Kỳ hạn trái phiếu doanh nghiệp

Kỳ hạn TPDN diễn biến qua các năm như sau:

Biểu đồ 2.4 : Kỳ hạn TPDN Việt Nam qua các năm

“Nguồn: Asia capital market monitor, April 2012” [19]

Trước tháng 5/2007, hầu như tồn bộ TPDN phát hành có kỳ hạn từ một đến ba năm. Cuối năm 2007 cho đến giữa năm 2009, trên 93% trái phiếu phát hành có kỳ hạn từ ba đến năm năm. Từ giữa năm 2009 đến nay, kỳ hạn TPDN quay lại tập trung ở mức ngắn hạn, từ một đến ba năm. Điều này phù hợp với tình hình thanh khoản khó khăn của nền kinh tế, do đó các nhà đầu tư ưu tiên chọn các trái phiếu có kỳ hạn khơng q dài, chủ yếu là từ một đến ba năm để nhanh chóng thu hồi vốn tái đầu tư. Tuy nhiên, từ đầu năm 2011 thị trường cũng ghi nhận sự xuất hiện của các TPDN có kỳ hạn từ năm đến mười năm, mặc dù khơng nhiều nhưng TPDN có kỳ hạn năm đến mười năm có tỷ trọng tăng dần. Việt Nam khơng có TPDN kỳ hạn trên mười năm. Đến tháng 9/2012, TPDN kỳ hạn từ năm đến mười năm chiếm 58%, kỳ hạn từ ba đến năm năm chiếm 2%, kỳ hạn từ năm đến mười năm chiếm 40%.

So sánh kỳ hạn TPDN của Việt Nam so với các nước trong khu vực thời điểm tại tháng 6 (chưa có số liệu đầy đủ đến tháng 9 năm 2012), ta có biểu đồ sau:

0% 20% 40% 60% 80% 100% Se p -06 Jan -07 May -07 Se p -07 Jan -08 May -08 Se p -08 Jan -09 Ma y- 09 Se p -09 Jan -10 Ma y- 10 Se p -10 Jan -11 Ma y- 11 Se p -11 Jan -12 Ma y- 12 Se p -12

Biểu đồ 2.5 : Kỳ hạn TPDN một số nước Châu Á trong tháng 6/2012

“Nguồn: Asia capital market monitor, Nov 2012” [19]

Biểu đồ 2.5 cho ta thấy sự khác nhau về kỳ hạn TPDN giữa các nước trong khu vực. Nhìn chung, TPDN của các nước phân bố khá đồng đều ở các mức kỳ hạn, điển hình là Trung Quốc và Singapore. Trừ Việt Nam và Hàn Quốc có TPDN kỳ hạn từ một đến ba năm chiếm tỷ trọng chủ yếu, các nước cịn lại thì TPDN có kỳ hạn lớn hơn ba năm chiếm vai trị chủ đạo trên thị trường. Ngồi ra khác với Việt Nam khơng có trái phiếu có kỳ hạn lớn hơn mười năm, các nước đều có phát hành TPDN có kỳ hạn lớn hơn mười năm.

Về cơ cấu chủng loại trái phiếu doanh nghiệp

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu chủng loại TPDN Việt Nam năm 2010 - 2011

“Nguồn: Asia capital market monitor, Nov 2012” [19]

Biểu đồ 2.6 cho thấy trái phiếu thường chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu TPDN Việt Nam. Tỷ trọng trái phiếu chuyển đổi có xu hướng giảm trong năm 2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)