Tăng cường tính minh bạch trên thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp việt nam (Trang 63 - 71)

3.2 Giải pháp nhằm phát triển thị trường TPDN Việt Nam

3.2.1.4 Tăng cường tính minh bạch trên thị trường

Minh bạch hố hệ thống thơng tin của nền kinh tế là vấn đề có ý nghĩa rất tích cực đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và thị trường TPDN nói riêng. Điều kiện tiên quyết để thị trường TPDN được minh bạch là hệ thống thông tin đến với các chủ thể tham gia cần đầy đủ, kịp thời và chính xác. Một thị trường càng minh bạch thì càng giảm thiểu rủi ro cho các chủ thể tham gia. Vì vậy, việc xây dựng và hồn thiện chế độ cơng bố thơng tin sẽ góp phần tạo ra mơi trường đầu tư minh bạch, tạo dựng lòng tin cho các chủ thể tham gia. Một số giải pháp cụ thể cần thực hiện từ phía các chủ thể này như sau:

Về phía cơ quan quản lý nhà nước

Để tăng cường tính cơng khai minh bạch cho thị trường chứng khốn nói chung, thị trường TPDN nói riêng, cơ quan quản lý cần nâng cao hơn nữa năng lực điều hành, hiệu quả quản lý và giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước đối với thị trường TPDN. Tiến hành công tác giám sát tại qua nhiều tầng, bảo đảm công tác giám sát chặt chẽ, xuyên suốt và nắm bắt kịp thời sự biến động của thị trường, cụ thể:

 Giám sát các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, các đơn vị bảo lãnh, môi

giới phát hành. Các tổ chức này đều phải thành lập các bộ phận giám sát, điều tra và kiểm toán nội bộ, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của các tổ chức có chức năng quản lý, giám sát cấp trên đó là Sở giao dịch chứng khoán, UBCKNN và các tổ chức thanh tra, kiểm toán của nhà nước.

 Giám sát tại thị trường giao dịch tập trung (Sở GDCK). Thành lập các bộ

Ngồi ra, cịn phải có bộ phận thanh tra giám sát và kiểm toán đối với các cơng ty chứng khốn thành viên, các cơng ty niêm yết và bộ phận này chịu sự quản lý, giám sát của UBCKNN.

 Giám sát tại UBCKNN: ngoài mục tiêu theo dõi hoạt động của các vụ chuyên môn, các Vụ chức năng của UBCKNN, đặc biệt là Vụ thanh tra phải có trách nhiệm thanh tra và giám sát tồn bộ các hoạt động có liên quan đến trái phiếu và thị trường TPDN. Các vi phạm pháp luật sẽ được tiến hành xử lý theo quy định phân cấp cụ thể, từ hình thức phạt hành chính, đình chỉ hoạt động một thời gian, đình chỉ vĩnh viễn, thu hồi giấy phép hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về phía doanh nghiệp phát hành trái phiếu

Trong vấn đề tăng cường tính minh bạch của TTCK, tính chủ động và ý thức minh bạch của các doanh nghiệp, các thành viên thị trường đóng vai trị rất quan trọng. Ngoài việc phải tuân thủ các quy định của pháp luật, doanh nghiệp cần nâng cao tính chủ động trong việc cung cấp thơng tin kinh doanh. Công bố thông tin công khai là một phần trong đạo đức kinh doanh mà doanh nghiệp cần tuân thủ để tiến tới phát triển bền vững.

Trên thị trường TPDN, việc minh bạch thông tin cần được doanh nghiệp tiến hành xuyên suốt qua ba khâu quan trọng: minh bạch trong công bố thông tin tại phương án phát hành; minh bạch trong việc quản lý sử dụng vốn trái phiếu và minh bạch trong công bố thông tin hoạt động thường kỳ. Cụ thể:

Minh bạch trong công bố thông tin tại phương án phát hành: đây là điều

kiện tiên quyết để bảo đảm tính minh bạch cho cả quá trình phát hành, sử dụng và hoàn trả vốn trái phiếu của doanh nghiệp. Mọi thông tin cần thiết và liên quan đến việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp cần phải được cơng bố rộng rãi, đầy đủ, chính xác để tạo sự tin cậy và tăng cường lòng tin cho các nhà đầu tư. Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công bố thông

tin và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực về các thơng tin đã công bố cũng như trách nhiệm đã cam kết với các bên liên quan.

Minh bạch trong việc quản lý sử dụng vốn trái phiếu: nội dung này nhằm

bảo đảm việc sử dụng vốn trái phiếu đúng với mục đích nêu trong phương án phát hành. Tránh tình trạng doanh nghiệp sử dụng vốn trái phiếu sai mục đích, đầu tư tràn lan dẫn đến mất khả năng chi trả cho trái chủ. Để thực hiện điều này, nhà đầu tư có thể đề nghị việc sử dụng vốn trái phiếu phải thông qua một đại lý quản lý sử dụng vốn trái phiếu. Đại lý này chịu trách nhiệm kiểm tra, bảo đảm nguồn vốn này thực hiện đúng theo mục đích được nêu trong phương án phát hành. Thông thường các đơn vị bảo lãnh phát hành, tư vấn phát hành cũng sẽ đứng ra làm đại lý quản lý sử dụng vốn trái phiếu cho doanh nghiệp.

 Minh bạch trong công bố thông tin hoạt động thường kỳ: hoạt động công

bố thông tin thường kỳ rất quan trọng vì điều này cho biết sức khỏe của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Ngồi việc cơng bố thơng tin liên quan đến việc sử dụng vốn trái phiếu, doanh nghiệp cũng cần công bố thông tin về các hoạt động kinh doanh khác. Đặc biệt doanh nghiệp cần cung cấp thông tin về doanh thu, lợi nhuận hàng kỳ, về tình hình quản lý ngân lưu thơng qua các báo cáo tài chính theo đúng chuẩn mực kế tốn và được kiểm tốn. Có như vậy nhà đầu tư và cơ quan quản lý mới theo sát được tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Việc công bố thông tin thường xuyên này cũng tạo áp lực cho tự bản thân doanh nghiệp phải nỗ lực kinh doanh hiệu quả để giữ gìn hình ảnh, thương hiệu trước cơng chúng.

Về phía Hiệp hội TPDN Việt Nam

Cần nâng cao hơn nữa vai trò của Hiệp hội TPDN Việt Nam (VBMA) trong việc hỗ trợ công bố thông tin trên thị trường. Kinh nghiệm từ Thái Lan cho thấy, Hiệp hội Thị trường trái phiếu Thái Lan (ThaiBMA) đã thực hiện rất thành công trong việc hỗ trợ công bố thông tin trên thị trường trái phiếu. Với thế mạnh là tiếp

cận trực tiếp với các doanh nghiệp thành viên, khả năng nắm bắt thông tin và am hiểu thực tế thị trường của hiệp hội là khá thuận lợi. Vì vậy, hiệp hội cần nâng cao hơn nữa vai trị của mình để là chiếc cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp, nhà đầu tư và cơ quan quản lý. Một số giải pháp hiệp hội có thể thực hiện để phát triển thị trường TPDN như sau:

 Tăng cường công tác tư vấn cho cơ quan quản lý, đề xuất các giải pháp

quản lý phù hợp với thực tế thị trường để các quy định được áp dụng hiệu quả. Kịp thời thông tin cho cơ quan quản lý tình hình biến động của thị trường để cơ quan quản lý có những điều chỉnh phù hợp.

 Tăng cường công tác tư vấn, hướng dẫn cho doanh nghiệp về phát hành

TPDN. Với khả năng am hiểu các quy định pháp luật và thị trường, hiệp hội có thể tư vấn cho doanh nghiệp thực hiện phát hành trái phiếu hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Hiệp hội cũng là đơn vị phát ngơn thay mặt doanh nghiệp phản hồi lại cho cơ quan quản lý các chính sách quản lý, điều tiết thị trường.

 Tăng cường tuyên truyền, đào tạo kiến thức, thông tin cho cơng chúng về

TPDN. Hình thức thực hiện cụ thể là các khóa đào tạo, các buổi tọa đàm, hội thảo, tư vấn, qua các phương tiện thông tin đại chúng… để kiến thức, thông tin về thị trường TPDN được công bố rộng rãi.

 Kết hợp với các tổ chức truyền thông, cơ quan thông tấn thực hiện các cuộc bình chọn, xếp loại các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, minh bạch tài chính. Đây là hoạt động rất thiết thực nhằm đưa ra các ý kiến đánh giá mang tính độc lập của các tổ chức ngồi cơ quan nhà nước, mang tính khách quan hơn. Bên cạnh việc tôn vinh các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả, đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp học tập nhau, hướng tới sự đề cao và tơn trọng ý kiến bình luận của các nhà đầu tư, từ đó tăng cường hơn nữa tính cơng khai minh bạch trên thị trường.

Thành lập các tổ chức ĐMTN chuyên nghiệp

phát triển trên thế giới đều tồn tại ít nhất một tổ chức ĐMTN. Hiện nay Việt Nam đã có TTCK, song hoạt động của các tổ chức ĐMTN vẫn còn rất hạn chế và chưa chun nghiệp. Với xu thế tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa tài chính thì việc khuyến khích phát triển các tổ chức ĐMTN chuyên nghiệp tại Việt Nam hiện nay là vấn đề hết sức cấp thiết. Do ý nghĩa quan trọng của tổ chức ĐMTN đối với sự phát triển của TTCK nói chung và thị trường TPDN nói riêng, cần thành lập và phát triển các tổ chức ĐMTN chuyên nghiệp làm cơ sở để đánh giá rủi ro tín dụng và xác định lãi suất yêu cầu đối với từng trái phiếu có mức rủi ro tín dụng khác nhau.

Để xây dựng và phát triển hệ thống ĐMTN tại Việt Nam cần có sự tham gia của nhiều chủ thể trên thị trường. Do hệ thống ĐMTN Việt Nam hầu như chưa được xây dựng gì nhiều, vì vậy việc xây dựng và phát triển từ những nền móng đầu tiên sẽ gặp khơng ít khó khăn và cần một q trình lâu dài, địi hỏi những nỗ lực to lớn của các bên liên quan. Cụ thể:

Về phía cơ quan quản lý

Hiện nay vẫn chưa có văn bản nào quy định chi tiết, cụ thể về việc thành lập, tổ chức và hoạt động đối với các tổ chức ĐMTN tại Việt Nam. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm về bản chất cũng là một doanh nghiệp, vì vậy việc thành lập, tổ chức và hoạt động dĩ nhiên sẽ phải theo Luật doanh nghiệp Việt Nam và các luật khác có liên quan. Tuy nhiên, đây là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt, các thông tin, chỉ số mà doanh nghiệp cung cấp có sức ảnh hưởng rất to lớn đến thị trường, đến sự thành công hay thất bại đối với đợt phát hành trái phiếu của doanh nghiệp. Chính vì tính chất quan trọng và nhạy cảm như vậy, thiết nghĩ nhà nước cần có nhưng quy định thật chặt chẽ đối với loại hình doanh nghiệp này, cụ thể một số quy định như sau:

 Điều kiện pháp lý để thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xếp

hạng tín nhiệm: về vốn pháp định, giấy phép chứng chỉ hành nghề cần có, hạn chế đối với cổ đông, phổ biến thông tin quy định về việc thành lập chi

nhánh tại Việt Nam của các cơng ty, tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín trên thế giới, quy định về bổ sung chức năng kinh doanh xếp hạng tín nhiệm đối với các tổ chức tài chính như cơng ty chứng khốn, ngân hàng, cơng ty tài chính khác …

 Tổ chức hoạt động của công ty xếp hạng tín nhiệm: loại hình doanh nghiệp, cơ chế tiếp cận thông tin, cơ chế cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, cho công chúng cũng như cơ quan quản lý.

 Cơ chế giám sát và các chế tài đối với công ty xếp hạng tín nhiệm: do tính

chất nhạy cảm của lĩnh vực hoạt động này, khả năng tiếp cận thông tin sâu của các cơng ty xếp hạng tín nhiệm nên việc quy định cơ chế giám sát chặt chẽ và các chế tài xử lý cụ thể là cần thiết để tránh hiện tượng các giao dịch nội gián, giảm rủi ro cho thị trường.

 Hiện nay, Nhà nước mới quy định doanh nghiệp phải tiến hành ĐMTN khi phát hành trái phiếu ra nước ngoài. Thiết nghĩ Nhà nước nên quy định đối với việc phát hành trái phiếu trong nước, doanh nghiệp cũng phải thực hiện xếp hạng ĐMTN. Điều này không phải làm tăng thủ tục cho nhà phát hành mà thực chất để chuẩn hóa hồ sơ phát hành của doanh nghiệp theo thơng lệ quốc tế, tăng tính minh bạch của doanh nghiệp và từ đó tăng khả năng tính hấp dẫn trái phiếu của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngồi.

Về phía cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư

Ngồi việc có một hành lang pháp lý để hoạt động, sự ra đời của tổ chức ĐMTN chuyên nghiệp cũng cần phải dựa trên những điều kiện quan trọng khác, đó là nhu cầu của thị trường tổ chức ĐMTN phải đủ lớn để tổ chức tín nhiệm hoạt động và sinh lợi, có như vậy sự tồn tại và phát triển của hệ thống ĐMTN mới bền vững. Nhu cầu này chủ yếu xuất phát từ các doanh nghiệp và các nhà đầu tư trên thị trường.

ích của việc thực hiện ĐMTN cho chính mình. Đối với các doanh nghiệp có ĐMTN cao thì đây sẽ là phương thức giới thiệu hiệu quả nhất thương hiệu của doanh nghiệp đến với nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài, đây cũng là điều kiện quan trọng khi doanh nghiệp muốn tiếp cận đến các thị trường vốn nước ngoài bằng cách phát hành trái phiếu hay niêm yết trên các thị trường chứng khốn quốc tế.

Về phía nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư trong nước, cần nâng cao yêu cầu trong cơng tác xem xét đầu tư. Nhà đầu tư hồn tồn có quyền đề nghị các doanh nghiệp khi phát hành trái phiếu hay bất ký chứng khoán nào phải thực hiện việc xếp hạng tín nhiệm. Đây là yêu cầu chính đáng và theo chuẩn mực, thơng lệ quốc tế mả đơn vị phát hành phải thực hiện. Có như vậy thì nhà đầu tư mới giảm thiểu được rủi ro và có được quyết định đầu tư đúng đắn.

Về việc hợp tác quốc tế thành lập tổ chức ĐMTN

Tổ chức ĐMTN muốn được các chủ thể tham gia thị trường thừa nhận và tồn tại thì bản thân nó phải là một tổ chức hoạt động độc lập, khách quan, không chịu ảnh hưởng bởi các chủ thể khách trên thị trường. Điều này quyết định bởi cơ cấu vốn chủ sở hữu của tổ chức ĐMTN. Để thực sự phát huy tính độc lập thì tổ chức ĐMTN nên được tổ chức theo mơ hình cổ phần hay TNHH, cơ cấu vốn chủ sở hữu của tổ chức này phải do nhiều chủ thể nắm giữ, và đặc biệt không được để cho chủ thể có lợi ích trực tiếp hay gián tiếp từ thị trường nắm quyền chi phối tổ chức ĐMTN, kể cả cơ quan quản lý nhà nước do tổ chức tín nhiệm có thể đánh giá, xếp hạng các trái phiếu do chính phủ hay chính quyền địa phương ban hành.

Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, với trình độ cơng nghệ và nhân lực cịn hạn chế, Việt Nam nên có chính sách khuyến khích các tổ chức ĐMTN uy tín trên thế giới thành lập chi nhánh tại Việt Nam, các chính sách đó có thể là giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, đơn giản hóa thủ tục đầu tư, tạo điều kiện tiếp cận thông tin thị trường. Tuy nhiên, về lâu dài Việt Nam nên hợp tác với các cơng ty ĐMTN lớn, có uy tín quốc tế để thành lập tổ chức tín nhiệm độc lập cho thị trường tài chính Việt Nam. Với bề dày kinh nghiệm và uy tín đã được xây dựng, các tổ chức tín nhiệm có

yếu tố nước ngồi này sẽ dễ dàng được chấp nhận từ phía các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Liên doanh hợp tác để thành lập tổ chức ĐMTN có thể thực hiện thơng qua việc thành lập công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn. Tổ chức ĐMTN theo mơ hình cơng ty cổ phần có thuận lợi là hồn tồn khơng giới hạn số lượng cổ đơng. Nhưng dù thành lập với loại hình doanh nghiệp nào thì trong cơ cấu vốn góp cần có những thành viên cổ đơng sau:

 Đơn vị đại diện chức năng quản lý vốn góp nhà nước: đây là tổ chức đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp việt nam (Trang 63 - 71)