Hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh thị trường TPDN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp việt nam (Trang 60 - 62)

3.2 Giải pháp nhằm phát triển thị trường TPDN Việt Nam

3.2.1.2 Hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh thị trường TPDN

Để thị trường TPDN hoạt động tốt thì cần phải có một khung pháp lý đầy đủ, ổn định và điều tiết thị trường hiệu quả. Khung pháp lý này phải dung hịa được tính hấp dẫn về mặt kinh tế và tính an tồn pháp lý của hoạt động phát hành, đầu tư, giao dịch trái phiếu. Cơ sở để xây dựng khung pháp lý này là từ kinh nghiệm thực tế trong điều hành, quản lý thị trường, dự liệu và đánh giá triển vọng phát triển trong những giai đoạn tiếp theo, kinh nghiệm xây dựng thị trường trái phiếu của các quốc gia phát triển để những quy định này thật sự khuyến khích thị trường phát triển, phù hợp với đặc điểm tình hình riêng của Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Trước mắt, một số giải pháp để hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường TPDN có thể thực hiện như sau:

Sửa đổi một số nội dung về điều kiện phát hành TPDN tại Nghị định 90

Nghị định 90 hướng dẫn việc phát hành TPDN. Mặc dù Nghị định đã có nhiều điều chỉnh so với Nghị định 52 trước đây để đáp ứng tình hình thực tế, tuy nhiên Nghị định 90 vẫn còn một số bất cập và nên được điều chỉnh như sau:

Tại Khoản 1 Điều 13 của Nghị định quy định điều kiện phát hành trái phiếu là “Doanh nghiệp có thời gian hoạt động tối thiểu là một năm kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động”. Quy định nhằm hạn chế rủi ro cho các nhà

đầu tư, tuy nhiên trên thực tế quy định này sẽ hạn chế các doanh nghiệp mặc dù đã được thành lập từ trước nhưng được tổ chức lại thông qua việc hợp nhất doanh nghiệp hoặc chia tách doanh nghiệp làm hình thành pháp nhân mới nên các doanh nghiệp này không thể phát hành trái phiếu. Hiện nay, các nhà đầu tư trái phiếu trên thị trường đều là những nhà đầu tư chuyên nghiệp nên hồn tồn có thể tự đánh giá về rủi ro cũng như về lịch sử hoạt động của doanh nghiệp do đó khơng cần thiết phải áp dụng điều kiện trên. Chính vì vậy, Nhà nước cần điều chỉnh lại nội dung này, không nên giới hạn thời gian thành lập doanh nghiệp trong điều kiện phát hành trái phiếu, rủi ro này nên để các nhà đầu tư cân nhắc và quyết định.

để phát hành trái phiếu thì doanh nghiệp phải có “Kết quả hoạt động sản xuất, kinh

doanh của năm liền kề trước năm phát hành phải có lãi theo báo cáo tài chính được kiểm tốn bởi Kiểm tốn Nhà nước hoặc tổ chức kiểm toán độc lập được phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam”. Quy định này nhằm bảo đảm đơn vị phát hành phải

có năng lực tài chính thực sự, do đó giảm rủi ro cho nhà đầu tư trái phiếu. Tuy nhiên, quy định này gây khó khăn cho các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc sản xuất địi hỏi thời gian hồn vốn dài hoặc các doanh nghiệp có nhu cầu phát hành trái phiếu để cơ cấu lại nguồn vốn. Các nhà đầu tư trái phiếu đa phần là các nhà đầu tư chuyên nghiệp, họ có thể đánh giá mức độ tín nhiệm và khả năng hoàn trả của tổ chức phát hành. Nếu nhận định doanh nghiệp quá rủi ro hay khơng có triển vọng phát triển trong tương lai, nhà đầu tư sẽ không đầu tư vào trái phiếu của doanh nghiệp đó. Chính vì vậy, nội dung này khơng cần có trong điều kiện phát hành TPDN.

Quy định hướng dẫn cụ thể về trái phiếu kèm chứng quyền mua BĐS

Như đã phân tích tại phần thực trạng, hiện nay có một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu kèm chứng quyền mua bất động sản, thường chính là các bất động sản mà doanh nghiệp huy động vốn trái phiếu để đầu tư. Đây là cách làm khá linh hoạt trong bối cảnh thị trường bất động sản trầm lắng. Luật Kinh doanh bất động sản 2006 quy định khá cụ thể rằng chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản và khách hàng được thỏa thuận trong hợp đồng về việc mua bán nhà, cơng trình xây dựng hình thành trong tương lai theo hình thức ứng tiền trước. Việc ứng tiền trước được thực hiện nhiều lần: lần đầu chỉ được thực hiện khi chủ đầu tư đã xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho bất động sản theo nội dung, tiến độ của dự án đã được phê duyệt; các lần huy động tiếp theo phù hợp với tiến độ thực hiện đầu tư dự án. Vì vậy, thời điểm đầu tư trái phiếu, doanh nghiệp không mua bất động sản mà chỉ mua quyền được mua (không phải nghĩa vụ phải mua) bất động sản đó. Do đó, việc phát hành TPDN kèm quyền mua bất động sản là phù hợp với Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Đầu tư 2005 và khơng trái với Luật Chứng khốn 2006. Rủi ro phát sinh là khi trái phiếu đến hạn thanh toán, nhà đầu tư muốn thực hiện quyền mua bất động

sản nhưng cơng trình chậm tiến độ, chưa hồn thành phần móng hay hạ tầng cơ sở, khi đó nhà đầu tư và doanh nghiệp không thể ký hợp đồng mua bán căn hộ do vi phạm quy định tại Luật kinh doanh bất động sản.

Vì vậy cần có quy định để bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư khi mua trái phiếu kèm quyền mua bất động sản. Nhà nước chỉ nên cho phép các doanh nghiệp phát hành trái phiếu kèm quyền mua bất động sản hình thành trong tương lai khi dự án đã hồn tất hạ tầng cơ sở hay phần móng. Khi đó hạng mục đầu tư này doanh nghiệp phải sử dụng vốn tự có của mình cho dự án, địi hỏi doanh nghiệp phải có năng lực tài chính thực sự, tránh tình trạng doanh nghiệp chỉ sử dụng vốn vay để đầu tư dự án. Lợi ích cho nhà đầu tư sẽ được bảo vệ đầy đủ hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp việt nam (Trang 60 - 62)