Bài học rút ra cho ngân hàngViệt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp sát nhập mua lại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 36 - 39)

1.3 Kinh nghiệm về hoạt động sáp nhập – mua lại giúp nâng cao năng lực cạnh tranh

1.3.2 Bài học rút ra cho ngân hàngViệt Nam

Thứ nhất, với những hạn chế yếu kém của đa số NHTM cổ phần Việt Nam

như hiện nay thì việc lựa chọn phương thức sáp nhập – mua lại phù hợp là giải pháp tối ưu để tái cấu trúc nhiều mặt hoạt động kinh doanh ngân hàng như: tăng cường nhân sự, tăng quy mơ vốn, giảm chi phí, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng để chiếm lĩnh thị phần.

Thứ hai, theo kinh nghiệm quốc tế, nếu để quá trình liên kết tích tụ diễn ra một

cách tự nhiên, tự phát thì q trình đó diễn ra sẽ rất chậm, đòi hỏi một thời gian dài. Trong bối cảnh và thực trạng TCTD hiện nay, mỗi ngân hàng cần có sự chủ động chuẩn bị, có cách phổ biến tuyên truyền phù hợp để nâng cao nhận thức của khách hàng, tìm kiếm và sử dụng cơ hội liên kết phát triển thông qua hoạt động sáp nhập – mua lại có lợi nhất đáp ứng kịp thời yêu cầu cấp bách cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

Thứ ba, hệ thống ngân hàng Mỹ mặc dù với công nghệ ngân hàng hiện đại,

nguồn nhân lực dồi dào về trình độ nhưng vẫn có sự khủng hoảng tài chính ngân hàng trầm trọng như 140 ngân hàng sụp đổ trong năm 2009 và gần 1000 ngân hàng phá sản từ năm 2010 đến nay, khơng ai cịn nghi ngờ tác động của hệ thống ngân hàng thế giới đã thay đổi đột biến trong thời gian qua. Thị trường “ bong bong bất động sản” và thiếu kiểm soát chặt chẽ nghiệp vụ tái chiết khấu của ngân hàng trung ương các nước là tác nhân chính châm ngịi nổ cho sự khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế toàn cầu trong thời gian qua. Đây cũng là bài học cho ngân hàng Việt Nam trong quản trị và điều hành hoạt động kinh doanh ngân hàng của mình.

Bên cạnh những bài học thành cơng, có khơng ít nguyên nhân gây thất bại trong hoạt động sáp nhập – mua lại. Có thể bắt nguồn từ khi tiếp xúc tìm hiểu đối tác, trong quá trình đàm phán, xử lý quy trình và hậu sáp nhập – mua lại ngân hàng, nhưng những thất bại lớn tập trung ở một số nguyên nhân chủ yếu từ việc lựa chọn, tìm hiểu đối tác và thực hiện thương lượng hợp đồng giữa các bên tham gia thương vụ; vấn đề tầm nhìn của các nhà quản trị từ nhiều phía, về việc phân chia lợi ích và mưu cầu sự lớn mạnh của ngân hàng sau sáp nhập – mua lại; sự bất đồng về ứng xử văn hóa giữa các bên tham gia. Như vậy, nếu các hạn chế được khắc phục thì hoạt động sáp nhập – mua lại ngân hàng sẽ là một lộ trình tất yếu và có mối quan hệ nhân quả đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu.

Kết luận Chương 1

Trong chương 1, luận văn đã nêu ra các khái niệm của sáp nhập – mua lại. Đồng thời cũng nêu những lợi ích của hoạt động sáp nhập – mua lại như hiệu quả kinh tế do quy mô, do phạm vi kinh doanh, lợi ích có được từ hiệu ứng kế tốn và vai trị quản lý; những tác động đem lại lợi ích cho nhà nước và xã hội. Tuy nhiên, cũng nêu những mặt trái như tác động ảnh hưởng đến một số lợi ích của những cổ đơng thiểu số về xung đột lợi ích với cổ đơng lớn, những tác động khó duy trì văn hóa doanh nghiệp do bị xáo trộn văn hóa khi hội nhập lại với nhau, trong đó xu

hướng dịch chuyển nhân sự giữa các bên hoặc chuyển sang các ngân hàng khác cũng là một vấn đề cần quan tâm.

Để làm rõ thêm hoạt động sáp nhập – mua lại là một giải pháp giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng, tác giả đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá hoạt động sáp nhập – mua lại ngân hàng của một số ngân hàng trên thế giới có thực sự giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng, và dựa vào những kinh nghiệm đó để rút ra bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng Việt Nam. Những nội dung mà tác giả đề cập là cơ sở lý luận để dẫn chiếu, phân tích thực trạng hoạt động sáp nhập – mua lại ngân hàng Việt Nam trong chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SÁP NHẬP – MUA LẠI NGÂN HÀNG VÀ

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT

NAM

2.1 Sự cần thiết của hoạt động sáp nhập – mua lại trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Việt Nam

Hoạt động sáp nhập – mua lại giúp các ngân hàng tìm kiếm và gia tăng sức mạnh tài chính, quy mơ vốn hoạt động, mở rộng mạng lưới giao dịch, phát huy những thế mạnh truyền thống của từng ngân hàng vốn có, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và lựa chọn được phân khúc thị trường phù hợp với chiến lược phát triển, để từ đó có thể nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế với sự tham gia của nhiều đối thủ đến từ nước ngoài. Nếu hoạt động này không được giải quyết kịp thời thì nhiều khả năng sẽ có nhiều NHTM cổ phần phá sản, giải thể trong thời gian tới, và sẽ kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội trong nước. Trong vai trò quản lý nhà nước, nếu để các ngân hàng hoạt động yếu kém tồn tại thì sẽ tiềm ẩn nguy cơ đổ vỡ hệ thống ngân hàng và làm suy yếu nền kinh tế đất nước, sẽ gây ra những tác động xấu cho xã hội và xói mịn niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Thực trạng được nêu sau đây cho thấy các NHTM cổ phần Việt Nam hiện nay đang nỗ lực để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thơng qua hoạt động sáp nhập – mua lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp sát nhập mua lại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)