Giai đoạn trước 2004

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp sát nhập mua lại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 40 - 41)

2.2 Thực trạng sáp nhập – mua lại Ngân hàng Thương mại Việt Nam

2.2.1 Giai đoạn trước 2004

Giai đoạn này có nhiều NHTM cổ phần chủ yếu được thành lập từ việc sáp nhập các hợp tác xã tín dụng sắp phá sản dẫn đến hoạt động không hiệu quả và phải giải thể như: NHTM cổ phần Mê Kong, NHTM cổ phần Vũng Tàu… Một số ngân hàng còn tồn tại được thì tiến hành sáp nhập. Cũng có những ngân hàng mới thành lập như: Eximbank, Sài Gịn Cơng Thương (1990), Techcombank (1993) thì tự thân vận động vươn lên.

Một số ngân hàng bên bờ vực phá sản phải thực hiện chấn chỉnh củng cố theo chủ trương của Chính phủ với đề án “Chấn chỉnh và sắp xếp lại các NHTM cổ phần Việt Nam” đã được Thủ tướng phê duyệt theo quyết định số 212/1999/QĐ-TTg ngày 29/10/1999, với mục đích nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam. Với nội dung cụ thể trong Quyết định số 241/NHNN về sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD Việt Nam, đã có một số NHTM cổ phần Nông thôn thực hiện sáp nhập do ngân hàng khác mua lại và chuyển đổi thành ngân hàng TMCP đô thị. Tuy nhiên, các thương vụ sáp nhập ngân hàng còn mang màu sắc chính trị vì hầu hết đều diễn ra không phải tự nguyện mà theo gợi ý sắp xếp của NHNN, nếu như khơng muốn nói là bắt buộc khi một ngân hàng rơi vào tình trạng kiểm sốt đặc biệt. Các vụ sáp nhập diễn ra theo chiều hướng này như sau:

- Năm 1997, Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southernbank) sáp nhập với Ngân hàng TMCP nông thôn Đồng Tháp theo quyết định 028/QĐ-NHNN ngày 03/02/1997 của Ngân hàng Nhà nước. Sau đó, năm 1999 Southernbank tiếp tục sáp nhập với NHTM Đại Nam theo quyết định 264/QĐ-NHNN ngày 29/07/1999. Sang năm 2000, Southernbank mua lại Quỹ Tín Dụng Nhân dân Định Cơng Thanh Trì Hà Nội, sau đó sáp nhập với NHTM cổ phần Nông thôn Châu Phú (An Giang) theo quyết định 08/QĐ-NHNN, và đến năm 2003 lại tiếp tục sáp nhập với NHTM cổ phần Nông thôn Cái Sắn (Cần Thơ). Trước khi sáp nhập, Southernbank chỉ có 1 hội sở chính và 1 chi nhánh. Sau khi sáp nhập, hệ thống mạng lưới của Southernbank được mở rộng tại Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Đà

Nẵng, Bình Thuận,... Đến nay, Southernbank đã có 141 chi nhánh, phòng giao dịch và các đơn vị trực thuộc trên toàn quốc.

- Năm 2001, NHTM cổ phần Đông Á mua lại Ngân hàng TMCP Nông thơn Tứ Giác Long Xun (An Giang) góp phần hỗ trợ NHNN thực hiện chủ trương lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, đến năm 2004 NHTM cổ phần Nông thôn Tân Hiệp (Kiên Giang) sáp nhập vào ngân hàng Đông Á nâng vốn điều lệ lên 257 tỷ đồng và thành lập 3 chi nhánh tại Kiên Giang.

- Năm 2002, NHTM cổ phần Thạch Thắng (Cần Thơ) sáp nhập vào NHTM cổ phần Sài Gịn Thương Tín (Sacombank).

- Năm 2003, NHTM cổ phần Tây Đô sáp nhập vào NHTM cổ phần Phương Đông (OCB) nâng vốn điều lệ lên 101,35 tỷ đồng.; Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam đã mua lại NHTM cổ phần Nam Đơ; Cơng ty tài chính Sài Gòn (SFC) hợp nhất với NHTM cổ phần Nơng thơn Đà Nẵng hình thành nên NHTM cổ phần Việt Á với số vốn điều lệ trên 76 tỷ đồng, trong đó SFC đóng góp 70 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp sát nhập mua lại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)