15 THƯƠNG VỤ SÁP NHẬP - MUA LẠI NỔI BẬT CĨ YẾU TỐ NƯỚC NGỒI
Thời gian Bên bán Bên mua Giá trị
1 01-2007 Ngân hàng Đông Á Citigroup Inc 10% cổ phần
2 07-2007 Techcombank HSBC Holding Plc
15% cổ phần (tăng lên 20% năm 2008)
3 07-2007 Eximbank Sumitomo Mitsui
Bank
15% cổ phần (225 triệu USD)
4 10-2007 Habubank Deutsche Bank 10% cổ phần
5 10-2007 Oceanbank BNP Parisbas
10% cổ phần (tăng lên 20% năm 2011)
6 03-2008 ABBank Maybank
15% cổ phần (200 triệu USD) (tăng lên 20% năm 2009)
7 07-2008 ACB Standard Chartered
Bank 15% cổ phần
8 08-2008 Seabank France's Societe
Generale 15% cổ phần
9 10-2008 Southern Bank United Overseas Bank 15% cổ phần (15,6 triệu USD)
10 2008 VP Bank OCBC Singapore 15% cổ phần
11 04-2010 VIB Commonwealth of Australia 15% cổ phần 12 03-2011 VietinBank IFC 10% cổ phần (182 triệu USD) 13 2011 Vietcombank Mizuho 15% cổ phần (567,3 triệu USD)
14 12-2012 VietinBank Bank of Tokyo- Mitsubishi UFJ
20% cổ phần (743 triệu USD)
15 04-2013 ABBank IFC 10% cổ phần
Nguồn: NHNN và tổng hợp của tác giả Tóm lại, thực tiễn cho thấy hoạt động sáp nhập – mua lại ngân hàng chỉ mới
du nhập vào Việt Nam trong thời gian ngắn gần đây, còn hết sức mới mẽ và chưa được hoàn chỉnh theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, trong điều kiện và diễn biến của
thị trường tài chính tiền tệ thế giới cũng như sự ảnh hưởng to lớn của khủng hoảng tài chính tồn cầu trong những năm gần đây, đã tác động mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của hệ thống NHTM cổ phần trong nước. Nếu xét về số lượng thì Việt Nam vẫn có rất nhiều NHTM cổ phần hoạt động so với các nước có nền kinh tế phát triển trong khu vực. Tuy nhiên, xét về quy mô vốn và năng lực hoạt động, khả năng cạnh tranh thì lại quá thấp so với các ngân hàng trong khu vực, đây là yêu cầu cần thiết cho sự gia tăng nguồn vốn để hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh với các ngân hàng khác; nhu cầu tìm kiếm cổ đơng chiến lược từ nước ngồi nhằm tiếp nhận cơng nghệ hàng hiện đại, đội ngũ nhân sự thành thạo nghiệp vụ, am hiểu nghề nghiệp. Trong thời gian sắp tới, việc các ngân hàng nước ngoài mua cổ phần của các ngân hàng trong nước sẽ được thuận lợi hơn do Chính phủ, NHNN Việt Nam cho phép các NHTM cổ phần trong nước tăng vốn điều lệ theo lộ trình và hạn chế cho thành lập ngân hàng mới.
2.2.3 Những khó khăn khi thực hiện sáp nhập – mua lại ngân hàng Việt Nam 2.2.3.1 Khó tìm kiếm đối tác sáp nhập 2.2.3.1 Khó tìm kiếm đối tác sáp nhập
Mặc dù được sự khuyến khích của Chính phủ, nhưng không phải NHTM cổ phần nào cũng dễ dàng tìm kiếm được đối tác phù hợp để sáp nhập. Ngồi ra, trong q trình thực hiện, vì lợi ích của cổ đơng ngân hàng mình mà các ngân hàng đơi khi đã cung cấp thơng tin tài chính (nợ xấu thực tế) khơng chính xác cho đối tác. Điều này đôi khi làm cản trở quá trình sáp nhập và gây mất lòng tin của các bên tham gia.
2.2.3.2 Thiếu hành lang pháp lý
Sau khi tìm kiếm được đối tác, các ngân hàng lại gặp phải khó khăn trong việc tiến hành sáp nhập theo luật. Mặc dù NHNN đã ban hành Thông tư số 04/2010/TT- NHNN, ngày 11/02/2010 hướng dẫn về hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng, nhưng Thơng tư này cịn nhiều bất cập. Đặc biệt, đến nay, vẫn chưa có quy định cụ thể nào hướng dẫn ngân hàng xử lý các giao dịch của người gửi và người vay sau khi sáp nhập được tiến hành, mà vẫn đảm bảo quyền lợi của các bên có liên quan.
2.2.3.3 Niềm tin của khách hàng bị ảnh hưởng
Nhìn một cách tổng quan thì ngân hàng sau sáp nhập – mua lại sẽ có sự gia tăng đáng kể về số lượng khách hàng. Song điều đó chỉ đúng trên sổ sách tại thời điểm sáp nhập, cịn sau đó, ngân hàng có duy trì được cơ sở khách hàng này hay không là cả một vấn đề. Bởi lẽ, hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng dựa vào uy tín và niềm tin. Mọi biến động đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lịng tin của khách hàng.
2.2.3.4 Khó khăn trong việc tích hợp cơng nghệ thơng tin
Hệ thống ngân hàng lõi là hệ thống phần mềm tích hợp các ứng dụng tin học trong quản lý thông tin, tài sản, giao dịch, quản trị rủi ro… trong hệ thống ngân hàng. Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện đang sử dụng rất nhiều hệ thống core banking khác nhau, như: T24, I-flex, TCBS… Khi hai ngân hàng sáp nhập với nhau, các ngân hàng đều tốn khoảng thời gian nhất định khi muốn vận hành một hệ thống core banking mới. Do đó, trong khoảng thời gian đầu sáp nhập, hệ thống khách hàng hiện hữu của ngân hàng bị sáp nhập sẽ vẫn được quản lý dưới hệ thống core banking cũ. Việc này chắc chắn sẽ gây khó khăn cho các nhà quản lý trong việc quản trị và điều hành ngân hàng do cùng lúc quản lý hai hệ thống khách hàng riêng biệt nhau.
2.2.3.5 Bất ổn về nhân sự
Nguồn nhân lực có chất lượng là tài sản quý giá của ngân hàng và các nhà quản trị cơng ty. Vì thế, những xáo trộn và những bất ổn trong bản thân đội ngũ nhân sự trước, trong và sau khi sáp nhập sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
Ngoài sự xáo trộn về hệ thống nhân sự, sự khác biệt về văn hóa cơng ty và mâu thuẫn về mục tiêu, tầm nhìn của các lãnh đạo… cũng là những cản trở trong giao dịch sáp nhập và mua lại.
2.2.3.6 Khó khăn trong việc định giá tài sản
Hiện nay, Việt Nam chưa có khung pháp lý chung về định giá tài sản trong hoạt động ngân hàng; nhất là trong hoạt động sáp nhập – mua lại ngân hàng, chủ
yếu là các ngân hàng tự thỏa thuận thống nhất với nhau theo mỗi cách định giá ngân hàng khác nhau.Và cũng chưa có hệ thống cơ sở tham chiếu phục vụ cho công tác định giá doanh nghiệp và sự phức tạp về mặt kỹ thuật làm cho việc tham khảo các hệ số và chỉ số để áp dụng vào phương pháp định giá ngân hàng của các tổ chức tư vấn khác nhau sẽ cho kết quả định giá khác nhau.
Mỗi ngân hàng có một phương pháp định giá tài sản khác nhau nên rất khó khăn để so sánh, xác định chính xác tổng tài sản ngân hàng thực tế, chỉ căn cứ các số liệu được hạch toán trên bảng cân đối kế toán của từng ngân hàng để đánh giá. Ðối với tài sản ngân hàng là máy móc thiết bị, hàng hóa việc định giá dựa trên trị giá của hóa đơn có thuế giá trị gia tăng, xuất nhập khẩu mua bán hàng hóa, thơng qua khấu hao để đánh giá giá trị còn lại.
Hơn nữa, việc xử lý các khoản nợ tồn đọng cịn nhiều khó khăn, đặc biệt việc xử lý nợ xấu mất rất nhiều thời gian, công sức do thiếu sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ của ngành ngân hàng, thuế, tài chính, Bộ Xây dựng, Tồ án, Thi hành án; mặt khác, có nhiều hạn chế về cơ chế giám sát kết quả định giá tài sản ngân hàng, tiến độ, chất lượng công tác định giá ngân hàng.
2.3 Thực trạng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam
2.3.1 Năng lực tài chính
Trong thời kỳ suy thoái kinh tế và bị ảnh hưởng khủng hoảng tài chính thế giới, hệ thống NHTM cổ phần Việt Nam đang đứng trước sự lựa chọn và sàng lọc các nhân sự quản trị, điều hành chủ chốt, tinh gọn bộ máy nhân sự. Mặt khác, nợ xấu đang ở mức cao đã buộc nhiều ngân hàng ra sức chống đỡ như tập trung nhân lực cho công tác thu nợ quá hạn và xử lý nợ xấu; một số ngân hàng quản trị lỏng lẻo để thất thoát một số lượng vốn lớn buộc phải sa thải, cách chức hoặc thuyên chuyển vị trí lãnh đạo cấp cao ngân hàng như HBB, thậm chí có nhiều trường hợp cố ý làm trái quy định gây thất thoát tài sản ngân hàng buộc phải chuyển sang xử lý hình sự…những ngân hàng bị thâu tóm thì bắt buộc phải thay đổi phần lớn các thành viên Hội đồng quản trị, Ban điều hành như: Sacombank, Sài Gòn, HBB… Thực tế
hiện nay, nguồn nhân lực ngân hàng đang biến chuyển nhiều và có sự chuyển dịch giữa các ngân hàng và sang các lĩnh vực kinh doanh khác.
Năng lực tài chính của NHTM khơng những thể hiện sức mạnh tài chính hiện tại của NHTM mà còn thể hiện sức mạnh tài chính tiềm năng, triển vọng và xu hướng phát triển trong tương lai. Từ đầu năm 2008 đến nay, các NHTM trong nước bắt đầu cuộc đua tăng vốn điều lệ, đây là kết quả tất yếu từ việc phải thực hiện tăng vốn điều lệ theo quy định của Nghị định 141/2006/NĐ-CP và Nghị định 10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 141 để bảo đảm an tồn hệ thống tài chính.
Theo số liệu ở bảng 2.2 là sự thay đổi mức vốn điều lệ theo hướng tăng lên qua các năm 2011 và 2012 của các ngân hàng có tham gia mua lại – sáp nhập. VietinBank thu về 743 triệu USD từ việc bán 20% cổ phần cho Bank of Tokyo- Mitsubishi UFJ, và trở thành ngân hàng thương mại có vốn điều lệ lớn nhất và cơ cấu cổ đông mạnh nhất Việt Nam; Vietcombank tăng cường năng lực tài chính thêm 11,800 tỷ đồng (tương đương 567,3 triệu USD) thông qua việc bán thành công 15% vốn cổ phần cho Mizuho (định chế tài chính lớn thứ 3 của Nhật Bản); SHB sau khi nhận sáp nhập HBB cũng nâng mức vốn điều lệ lên gần 8,900 tỷ đồng; Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji chính thức trở thành đối tác chiến lược của TienPhong Bank vào năm 2012 và đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 3,000 tỷ đồng lên 5,550 tỷ đồng.