Với chủ trương thực hiện Đề án 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tái cấu trúc ngành ngân hàng, NHNN đã và đang trong quá trình tiến hành xử lý các ngân hàng yếu kém, trong đó nhóm NHTM cổ phần nhỏ sẽ là trọng tâm tái cơ cấu. M&A là hình thức được sử dụng trong quá trình này, nhằm cải tổ sâu đậm lĩnh vực tài chính - ngân hàng, mà trọng tâm chính là ở những ngân hàng nhỏ, yếu kém nằm trong diện kiểm soát đặc biệt, áp lực tái cơ cấu sẽ gia tăng cùng với quá trình xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng trong năm 2013, Chính phủ cần kiên quyết thực hiện M&A, hoặc cổ phần hóa những ngân hàng yếu kém, ngân hàng nhiều khả năng mất vốn điều lệ, nhằm lành mạnh hóa hệ thống tài chính - ngân hàng, bởi vì hoạt động ngân hàng luôn được xem là huyết mạch của nền kinh tế cần phải được hết sức đặc biệt quan tâm. Thực tế trong năm 2012, kinh tế thế giới có những dấu hiệu phục hồi, nhưng vẫn cịn nhiều diễn biến khó lường, kinh tế vĩ mô trong nước đang gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro, thị trường bị thu hẹp. Những bất ổn của thị trường tác động trực tiếp đến nền kinh tế và tạo nên những thách thức lớn đối với hệ thống NHTM, đồng thời đặt ra yêu cầu cấp thiết trong cơ cấu lại hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, không chỉ các ngân hàng nằm trong danh sách NHNN yêu cầu phải tái cấu trúc đứng trước áp lực M&A, mà những ngân hàng nằm ngồi danh sách cũng phải đối mặt với làn sóng này để tạo nên ngân hàng lớn có quy mơ, khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trong khu vực. Bởi trước những khó khăn của thị trường, ngân hàng nhỏ sẽ lộ dần yếu kém, nhất là yếu kém về thanh khoản và quản trị rủi ro nợ xấu, tái cơ cấu ngân hàng không chỉ là giảm số lượng ngân hàng, mà tái cơ cấu ngân hàng thơng qua hình thức M&A được xem là một cuộc cải tổ sâu đậm trong hệ thống tài chính - ngân hàng của Việt Nam, nên xu hướng này sẽ còn gia tăng mạnh trong thời gian tới.
Vì vậy, M&A ngân hàng sẽ giúp nâng cao tầm vóc, năng lực cạnh tranh của một ngân hàng trong môi trường mới tự tin hơn, đảm bảo tốt hơn các thỏa mãn nhu
cầu về cung cấp tín dụng, thanh toán, vốn cho nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập toàn cầu. Phát huy được thế mạnh tiềm năng của các bên M&A, tạo điều kiện thuận lợi và kết hợp giải quyết các tồn tại cũ và khả năng tập trung vào việc xây dựng các kế hoạch củng cố và phát triển ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tập trung nghiên cứu, xây dựng Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, đồng thời triển khai ngay những biện pháp giảm thiểu rủi ro, bảo đảm an toàn cho hệ thống thông qua việc cơ cấu lại một số ngân hàng yếu kém cần ưu tiên tập trung xử lý. Ngày 01/03/2012, Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 – 2015” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 254/QĐ-TTG. Theo đó, đề án đã đưa ra các mục tiêu chung đến năm 2020 và các mục tiêu cụ thể đến năm 2015, xác định rõ các quan điểm, định hướng, giải pháp và lộ trình thực hiện tái cơ cấu các TCTD Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2015. Riêng đối với các NHTM, đề án chia các ngân hàng thành 02 nhóm đối tượng: NHTM nhà nước và NHTM cổ phần, trong đó NHTM cổ phần lại được chia thành 03 nhóm: nhóm ngân hàng lành mạnh, nhóm ngân hàng thiếu thanh khoản tạm thời và nhóm ngân hàng yếu kém. Trên cơ sở đó, đề án cũng đã đưa ra các định hướng và giải pháp tái cơ cấu khác nhau đối với từng nhóm ngân hàng 3
Trong danh sách 09 ngân hàng yếu kém buộc phải tái cơ cấu, thì chỉ có Navibank là tự tái cơ cấu, phương án cơ cấu lại Ngân hàng Dầu Khí Tồn Cầu (GP.Bank) thì đang được Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến, còn lại 07 ngân hàng đều thực hiện tái cơ cấu bằng phương thức sáp nhập – mua bán. Cụ thể là:
1/ SCB, TinNghiaBank và FicomBank hợp nhất thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Sau khi hợp nhất SCB từ cuối năm 2011, đến nay ngân hàng này đã có những bước cải thiện khá tốt.
3
Xem cụ thể: Đề án: “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015". http://www.sbv.gov.vn
2/ Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) được NHNN chấp thuận sáp nhập vào Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) hồi tháng 8 năm 2012. Sau nhiều tháng ổn định cơ cấu tổ chức, hoạt động kinh doanh, trong quý III/2012, SHB cơng bố báo cáo tài chính hợp nhất với lãi thuần giảm tới 34% so với cùng kỳ năm trước, đạt 385 tỷ đồng. Dù phải gánh lỗ, nhưng trong tương lai SHB sẽ có nhiều thuận lợi, như khơng phải chịu thuế trong 3 năm, mạng lưới được mở rộng do có thêm phần sẵn có của Habubank, gồm cơ sở vật chất và cả con người đã được đào tạo bài bản. Không những vậy, SHB cũng đã trở thành ngân hàng có kinh nghiệm trong mua bán sáp nhập.
3/ Tập đoàn Doji mua lại cổ phần của TienPhongBank. Mặc dù tái cơ cấu và hoạt động trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế nhưng ngân hàng đã kinh doanh ổn định và có lãi. Với nguồn vốn tăng thêm, TienPhong Bank sẽ đẩy mạnh nâng cao hạ tầng công nghệ, mở rộng mạng lưới, kênh phân phối và đặc biệt đầu tư phát triển theo chiều sâu các sản phẩm dịch vụ mới là lợi thế riêng có của TienPhongBank như kinh doanh vàng và tham gia ổn định thị trường vàng; phục vụ doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ; gia tăng các tiện ích ngân hàng trực tuyến dựa trên nền tảng công nghệ cao…
4/ Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí (PVFC) và NHTM cổ phần Phương Tây (WesternBank) hợp nhất với NHTM cổ phần Đại chúng (PVcombank)
Có thể thấy, hoạt động sáp nhập – mua lại thực sự đã giúp hệ thống ngân hàng trở nên lành mạnh hơn. Habubank từ một ngân hàng trong diện bắt buộc phải tái cơ cấu, sau khi sáp nhập, thì SHB mới đã trích lập hết các khoản dự phòng rủi ro cho Habubank và đến quý 4/2012 ngân hàng đã bắt đầu có lãi. TienPhongBank, cũng từ một ngân hàng yếu kém phải tái cơ cấu, sau khi được DOJI tiếp sức, TienPhongBank đã hoạt động mạnh trở lại với mức tăng trưởng tín dụng đạt 15%, huy động tăng 28% và nợ xấu xuống dưới 5%. Còn ngân hàng SCB sau 1 năm hợp nhất, đã có lãi xấp xỉ 82 tỷ đồng trong năm 2012. Đây là một tín hiệu tốt cho q trình thực thi việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tương lai.