Quy trình quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý rủi ro tại ngân hàng TMCP sài gòn theo hướng áp dụng hiệp ước basel (Trang 35 - 39)

1.2. Tổng quan về quản lý rủi ro trong hoạt động Ngân hàng

1.2.2.2. Quy trình quản lý rủi ro

Quy trình quản lý rủi ro gồm có 5 bước:

Bước 1: Nhận dạng rủi ro

Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống tồn bộ hoạt động của ngân hàng thơng qua việc phân tích khách hàng, môi trường kinh doanh, đặc thù các sản phẩm dịch vụ và quy trình nghiệp vụ nhằm thống kê được tất cả các rủi ro.

Để nhận dạng rủi ro, nhà quản trị phải lập được bảng liệt kê tất cả các dạng rủi ro đã, đang và sẽ có thể xuất hiện đối với ngân hàng bằng các phương pháp: lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra, phân tích các báo cáo tài chính, phương pháp lưu đồ, thanh tra hiện trường, phân tích các hợp đồng, làm việc với các cơ quan Nhà nước, các ban ngành có liên quan. (Trần Huy Hồng, 2011)

Bước 2: Phân tích rủi ro

“Phân tích rủi ro là phải xác định được những nguyên nhân gây ra rủi ro. Trên cơ sở tìm ra nguyên nhân, sẽ tìm ra biện pháp hữu hiệu để phịng ngừa rủi ro và tác động đến các nguyên nhân thay đổi chúng.” (Trần Huy Hoàng (2011, trang 192)

Bước 3: Đo lường rủi ro

Đo lường rủi ro là việc thu thập số liệu và phân tích, đánh giá mức độ quan trọng của rủi ro. Thông thường người ta sử dụng 2 tiêu chí: Tần suất xuất hiện của rủi ro và biên độ của rủi ro – mức độ nghiêm trọng của tổn thất. Trong đó tiêu chí thứ 2 đóng vai trị quyết định.

Khi đo lường rủi ro thông thường sử dụng mơ hình định giá lại (the pricing model).

Mơ hình định giá lại (the pricing model) sử dụng để đo lường rủi ro lãi suất. Mơ hình này đo lường sự thay đổi giá trị của tài sản và nợ khi lãi suất biến động dựa vào việc chia nhóm tài sản và nợ theo kỳ hạn định giá lại của chúng. Mơ hình phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị ghi sổ nhằm xác định chênh lệch giữa thu nhập lãi suất từ tài sản với chi phí phải trả cho nợ sau một thời gian nhất định. Phân loại như trên nhằm đưa các tài sản và nợ về cùng một nhóm có cùng kỳ hạn từ đó đo lường sự thay đổi của thu nhập rịng từ lãi suất của các nhóm với sự thay đổi của lãi suất thị trường. Giá trị tài sản và nợ trong các nhóm là khe hở nhạy cảm lãi suất (Interest-rate sensitive gap _ IS GAP) dùng để đo lường sự nhạy cảm lãi suất của chúng.

Khe hở nhạy cảm lãi suất = TS nhạy lãi – nợ nhạy lãi (1.9)

Trong đó tài sản nhạy cảm với lãi suất bao gồm các khoản cho vay có lãi suất biến đổi, chứng khoán và tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng. Nợ nhạy cảm với lãi suất bao gồm tiền gửi có lãi suất biến đổi, các khoản vay ngắn hạn trên thị trường tiền tệ.

Đo lường rủi ro lãi suất thông qua việc tính tốn chênh lệch lãi suất bình quân (chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra). Đây là chỉ tiêu đánh giá thu nhập của ngân hàng, đo lường hiệu quả của hoạt động huy động vốn và cho vay. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, chênh lệch lãi suất bình quân của ngân hàng sẽ giảm khi cường độ cạnh tranh tăng lên, buộc ngân hàng phải tìm cách bù đắp mức chênh lệch lãi suất bị mất đi (thu phí từ các dịch vụ mới)

Bước 4: Kiểm sốt và phịng ngừa rủi ro

Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng khơng mong đợi có thể xảy ra đối với ngân hàng. Các biện pháp kiểm soát rủi ro như: né tránh rủi ro, ngăn ngừa- giảm thiểu tổn thất, chuyển giao rủi ro, đa dạng rủi ro, quản trị thông tin…(Trần Huy Hoàng, 2011)

Bước 5: Tài trợ rủi ro

Khi rủi ro đã xảy ra, cần theo dõi, xác định chính xác những tổn thất về tài sản, về nguồn nhân lực, về giá trị pháp lý, từ đó có các biện pháp tài trợ rủi ro thích hợp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Trong chương 1, tác giả đã trình bày sơ lược lý thuyết về một số loại rủi ro chính yếu trong hoạt động ngân hàng, sau đó là những nội dung cơ bản của Hiệp ước Basel I, Basel II, Basel III cùng các phương thức tính tốn nhu cầu vốn cho các loại rủi ro cũng như tính cấp thiết phải áp dụng Hiệp ước Basel vào hệ thống quản lý rủi ro của ngân hàng.

Toàn bộ hệ thống lý luận này sẽ là tiền đề cho việc triển khai nghiên cứu, phân tích thực trạng, đánh giá khả năng đáp ứng Hiệp ước Basel trong công tác quản lý rủi ro tại SCB ở chương II từ đó là cơ sở cho các kiến nghị giải pháp ứng dụng Basel trong chương III.

CHƯƠNG 2: KHẢ NĂNG QUẢN LÝ RỦI RO THEO HIỆP

ƯỚC BASEL TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý rủi ro tại ngân hàng TMCP sài gòn theo hướng áp dụng hiệp ước basel (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)