QLRR vận hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý rủi ro tại ngân hàng TMCP sài gòn theo hướng áp dụng hiệp ước basel (Trang 68 - 69)

3.1. Định hướng QLRR theo các hiệp ước Basel tại SCB

3.1.1.3. QLRR vận hành

Như đã phân tích thực trạng QLRR vận hành ở trên cho thấy SCB chỉ nên áp dụng phương pháp chỉ số cơ bản thay vì 2 phương pháp chuẩn hoá và nâng cao. Lý do cho việc đề xuất này:

Hiệp ước Basel II không đặt ra điều kiện cụ thể để được phép áp dụng phương pháp chỉ số cơ bản (BIA) còn để áp dụng phương pháp chuẩn hoá (SA) hoặc phương pháp đo lường tiên tiến (AMA) thì phải có điều kiện: NH phải có một hệ thống QLRR hoạt động trên một nguyên lý đúng đắn, được thi hành một cách tồn diện và NH cũng phải có đủ nguồn lực cho việc sử dụng phương pháp được lựa chọn trong những mảng nghiệp vụ chính, cũng như trong lĩnh vực kiểm soát và kiểm tốn. Ngồi ra, đối với phương pháp chuẩn đòi hỏi Ngân hàng phải chia hoạt động thành 8 mảng dịch vụ, trong đó có những mảng như tài chính doanh nghiệp, thương mại & bán hàng, môi giới bán lẻ rất ít phát sinh tại SCB nên việc áp dụng phương pháp này là chưa phù hợp với tình hình thực tế. Còn đối với phương pháp đo lường nâng cao thì phải địi hỏi Cơ quan quản lý NH giám sát ban đầu một thời gian trước khi được áp dụng. Ngồi ra cũng địi hỏi hệ thống đo lường nội bộ của NH phải dự đoán được quy mơ tổn thất khơng tính trước được dựa trên dữ liệu tổn

thất từ chính ngân hàng và bên ngồi, dựa trên việc phân tích tình huống, các yếu tố cụ thể trong môi trường kinh doanh của NH và các yếu tố kiểm soát nội bộ.

Tại SCB chưa phát sinh nhiều nghiệp vụ phức tạp để cần thiết phải áp dụng phương pháp tiếp cận chuẩn hoá hay đo lường tiên tiến.

Từ yêu cầu trên cho thấy hiện nay không chỉ SCB mà phần lớn các NHTM Việt Nam chưa thể áp dụng phương pháp này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý rủi ro tại ngân hàng TMCP sài gòn theo hướng áp dụng hiệp ước basel (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)