Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần đá núi nhỏ (NNC) (Trang 63)

d. Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư

2.3 Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại công ty

2.3.1 Những ưu điểm của hệ thống kế toán trách nhiệm:

Ban giám đốc đã nhận thấy được tầm quan trọng của kế toán trách nhiệm và đã đưa hệ thống kế tốn trách nhiệm vào áp dụng trong cơng ty cổ phần đá Núi Nhỏ. Trong quá trình thực hiện công ty đã đạt được những mặt như sau:

Hệ thống kế toán trách nhiệm được xây dựng phù hợp với mơ hình tổ

chức của cơng ty. Với cách quản lý kinh doanh theo khu vực, cơng ty hình thành nên các trung tâm trách nhiệm cụ thể như trung tâm chi phí, trung tâm lợi nhuận, trung tâm doanh thu, trung tâm đầu tư.

2.3.2 Những mặt hạn chế của hệ thống kế toán trách nhiệm:

Bên cạnh những mặt đạt được, hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần đá Núi Nhỏ có những hạn chế sau:

Mặc dù cơng ty đã phân chia các cấp quản lý và thành lập các trung tâm trách nhiệm nhưng việc phân cấp quản lý chưa rõ ràng chưa thể hiện trách nhiệm cụ thể của từng bộ phận, từng cá nhân ở các bộ phận.

Xét về cơ bản, hệ thống kế toán trách nhiệm chưa đáp ứng được nhu cầu kiểm sốt các doanh thu, chi phí sản xuất và chi phí quản lý. Khơng đảm bảo các thơng tin được báo cáo kịp thời, chính xác, thích hợp đối với ban quản lý.

Công ty chưa đưa ra được các tiêu chí mà doanh nghiệp mong muốn đạt

được dẫn đến các chỉ tiêu để đánh giá kết quả và thành quả của tiêu chí mà doanh

nghiệp đề ra không rõ ràng. Các chỉ tiêu doanh nghiệp đã áp dụng vào hệ thống kế toán trách nhiệm quá sơ sài, chung chung như: doanh thu, chi phí giá thành, giá vốn hàng bán, lợi nhuận, tình hình nộp ngân sách nhà nước và báo cáo tình hình thực hiện định mức nguyên vật liệu…. Các chỉ tiêu này chưa thể hiện được hết vai trị của kế tốn trách nhiệm, chưa đánh giá được khả năng quản lý của từng bộ

phận, từng nhân viên.

Việc thiết kế các báo biểu để đánh giá kết quả và thành quả hoạt động

của từng bộ phận chưa được thực hiện. Cơng ty chỉ lập báo cáo so sánh tình hình thực tế so với kế hoạch đề ra, nhưng công ty chưa lập được báo cáo dự toán doanh thu, chi phí, lợi nhuận ở từng bộ phận. Việc phân tích số liệu của cơng ty q đơn giản chưa thấy rõ được nguyên nhân của sự biến động về doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Ví dụ như doanh thu thực tế so với kế hoạch đề ra là tăng và kết luận tốt. Nhưng doanh thu tăng do ảnh hưởng bởi các nhân tố về đơn giá, số lượng sản

phẩm, kết cấu sản phẩm do đó cần phải phân tích thêm các nhân tố tạo nên sự biến

động của các chỉ tiêu.

Kế toán đã phân loại ra chi phí sản xuất và chi phí kinh doanh. Tuy nhiên việc thiết lập bảng biểu để theo dõi và phân tích tình hình biến động của từng loại chi phí thì chưa có.

Các chiến lược của công ty chưa gắn kết với hệ thống đo lường, đánh giá thành quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là vì hệ thống chưa có phương

hướng đánh giá theo các chỉ tiêu chiến lược kinh doanh chủ đạo. Các chỉ tiêu và

báo cáo đánh giá trách nhiệm các trung tâm chỉ mới đáp ứng tạm thời các yêu cầu kiểm soát tài sản như cơng nợ, chi phí, chưa phản ánh các mục tiêu của tồn cơng ty. Nên các trung tâm trách nhiệm chưa thể phát huy năng lực và khả năng để đóng góp các mục tiêu chung, thành tích của các trung tâm trách nhiệm chưa tối ưu hóa.

Khách hàng chưa được chú trọng, chưa có chỉ tiêu đánh giá, một phần cũng do chưa có giám đốc trung tâm doanh thu quản lý. Thời gian qua công ty chưa đầu tư đúng mức cho việc xây dựng chiến lược khách hàng. Các chiến lược

được xây dựng một cách hình thức, chỉ dựa vào những tiêu chí chưa được mềm

dẻo. Những kinh nghiệm, hoặc do phán đoán chủ quan để xây dựng, hoặc dựa vào kế hoạch của cấp trên đưa xuống đang cịn khuyết phần đóng góp của cấp dưới

gửi lên, dẫn đến chất lượng không cao. Để xây dựng chiến lược dịch vụ khách

hàng có tính khoa học và khả thi cao, cần phải cân nhắc mơi trường bên trong và bên ngồi, xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ và cả những thách thức phía trước.

Tài chính: doanh nghiệp đã không chú trọng đến hoạt động đầu tư tài

chính, dẫn đến số tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng quá lớn. Công ty cũng chưa xây dựng các phương án như là đầu tư máy móc thiết bị thay cho hoạt động thuê bên ngoài, cũng chưa có các chỉ tiêu đánh giá, so sánh và lựa chọn phương án tối ưu.

Nội bộ: chưa phát triển được bởi vì bộ phận quản lý q ít nhân sự mà khối lượng công việc lại nhiều, dẫn đến kiêm nhiệm quá nhiều việc nên việc sáng tạo trong quản lý, điều hành khơng có. Hầu như trong những năm gần đây cơng ty khơng có cải tiến sản phẩm đó là do đặc thù của ngành nghề sản xuất và khai thác

đá. Các chỉ tiêu đo lường chưa gắn kết với việc đánh giá hiệu quả làm việc của

nhân viên.

Ngoài ra, các chỉ tiêu của trung tâm đầu tư và chỉ tiêu doanh thu của trung tâm doanh thu còn sơ sài. Việc này có thể làm cho ban giám đốc đánh giá chưa xác thực với kết quả và hiệu quả hoạt động của các trung tâm lợi nhuận và

trung tâm doanh thu.

Kết luận chương 2

Qua thực trạng tổ chức cơng tác kế tốn và quản lý của công ty, đề tài rút ra một số ưu điểm của công ty.

Doanh nghiệp đã phân cấp quản lý ở từng bộ phận. Ứng với việc phân cấp đó, hệ thống kế tốn trách nhiệm tại cơng ty cũng đã xác lập được bốn trung

tâm trách nhiệm như: trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư.

Doanh nghiệp đã xác định các chỉ tiêu ở từng trung tâm như: chỉ tiêu về chi phí ở bộ phận sản xuất, bộ phận kinh doanh, doanh số thực hiện.

Tuy nhiên, hệ thống kế tốn trách nhiệm vẫn cịn một số nhược điểm và hạn chế:

Việc phân cấp quản lý khơng rõ ràng, chung chung chưa đánh gía được trách nhiệm của từng bộ phận từng cá nhân trong bộ phận đó.

Cơng ty chưa đặt ra các tiêu chí cụ thể, rõ ràng dẫn đến việc thiết lập các chỉ tiêu phục vụ cho việc đánh giá các tiêu chí mà cơng ty đề ra chưa có.

Việc thiết lập các báo cáo và phân tích các báo cáo để đánh giá tình hình hoạt động của cơng ty quá sơ sài và giản đơn chưa thể hiện được vai trị của kế

tốn trách nhiệm trong cơng tác quản lý.

Qua nghiên cứu kế toán trách nhiệm tại đơn vị, chúng ta có thể rút ra

những điểm cần xây dựng và điều chỉnh nhằm giúp công ty nâng cao vai trò và trách nhiệm của các trung tâm, xây dựng phương pháp đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh một cách hoàn chỉnh.

CHƯƠNG 3

HỒN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TỐN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ NÚI NHỎ

(NNC)

3.1 Quan điểm hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm.

Việc xây dựng bộ máy kế toán quản trị cần xem xét các điều kiện bên trong cũng như bên ngoài của doanh nghiệp, các điều kiện có thể ảnh hưởng đến hệ thống kế tốn của doanh nghiệp để điều chỉnh. Trước tiên kế toán trách nhiệm nhất thiết phải tuân thủ một số quan điểm cơ bản sau để mang lại lợi ích kinh tế và tính khả thi cao cho doanh nghiệp.

3.1.1 Phù hợp với mơ hình tổ chức quản lý của cơng ty:

Xây dựng kế tốn trách nhiệm tại cơng ty cần thiết đảm bảo tính phù hợp với mơ hình quản lý của cơng ty. Cơ cấu tổ chức và quản lý thực hiện thông qua việc giao quyền và trách nhiệm cho các bộ phận khác nhau. Vì thế, kế tốn trách nhiệm phải thích ứng để có thể kiểm soát và đánh giá kết quả sử dụng các nguồn

lực doanh nghiệp tại các đơn vị cụ thể.

Mỗi doanh nghiệp có tình hình sản xuất kinh doanh khơng giống nhau, sử dụng các quy trình cơng nghệ khác nhau. Vì thế, doanh nghiệp cần vận dụng kế toán trách nhiệm dựa trên nguyên lý chung để tổ chức một cách linh hoạt, không áp đặt. Kế tốn trách nhiệm đảm bảo phát huy các tính năng của nó cho mơ hình quản lý tương ứng.

3.1.2 Phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý của cơng ty:

Xây dựng kế tốn trách nhiệm nên tùy theo các yêu cầu quản lý và trình

độ tổ chức doanh nghiệp. Trên cở sở đó, kế toán cần được hướng đến việc kiểm

soát, đánh giá và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp có cách thức quản lý khác nhau, trình độ tổ chức và cán bộ quản lý khác nhau. Nên kế toán trách nhiệm phải đáp ứng các yêu cầu quản lý và trình độ quản lý đó, phù hợp cho mỗi giai đoạn kinh doanh. Với chức năng

đưa các mục tiêu chiến lược cho các bộ phận, kế toán trách nhiệm phải thay đổi

uyển chuyển, hướng các bộ phận đến các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả

hoạt động quan trọng.

3.1.3 Tính phù hợp và hài hịa giữa chi phí và lợi ích:

Khi thực hiện hệ thống kế toán trách nhiệm, nguyên tắc đặt ra là cần cân nhắc giữa chi phí bỏ ra cho hệ thống này với lợi ích mà nó mang lại. Đây là

nguyên tắc mà tất cả các nhà quản lý phải thực hiện theo.

Hệ thống kế tốn trách nhiệm ngồi phù hợp với mơ hình, u cầu và trình độ quản lý trên nó cịn phải mang lại tính hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

Tức bộ máy kế toán quản trị vừa đảm bảo cung cấp thông tin vừa không chiếm tỷ lệ chi phí q lớn so với các chi phí cịn lại, có thể chấp nhận được.

Nếu kế tốn trách nhiệm quá đơn giản trong khi đơn vị tổ chức phức tạp thì nhà quản lý khơng thể đánh giá được các bộ phận. Ngược lại, nếu kế toán trách nhiệm chi tiết trong cấu trúc đơn giản, kế toán trách nhiệm trở nên không đạt hiệu quả và tốn kém.

3.1.4 Đảm bảo phù hợp cơ chế quản lý của nền kinh tế Việt Nam:

Kế toán trách nhiệm nhất thiết phải đảm bảo cơ chế quản lý của nền kinh tế Việt Nam, cần kết hợp công việc kế tốn tài chính để tổng hợp thơng tin cần thiết. Kế tốn tài chính giúp thuận tiện trong việc lập các báo cáo quản trị, tránh gây trùng lắp, lãng phí lao động.

Kế tốn trách nhiệm đảm bảo các cơ chế quản lý kinh tế sẽ là có cơ sở pháp lý bảo vệ các quyền lợi cho doanh nghiệp. Nhất là trong các trường hợp tranh chấp, quy ra trách nhiệm quản lý tài sản, kinh doanh của doanh nghiệp.

3.1.5 Đảm bảo phù hợp trong q trình tồn cầu hóa:

Trong nền kinh tế Việt Nam đang hòa nhập với nền kinh tế thế giới, có nhiều vấn đề tồn cầu hóa đặt ra cho doanh nghiệp như tiền tệ, thị trường, sản

xuất, lao động, luật lệ, cơng nghệ mới… Kế tốn trách nhiệm cũng phải thay đổi sao cho phù hợp nền kinh tế mới, tiếp thu có chọn lọc các bài học, kinh nghiệm của thế giới.

giao dịch thị trường vốn. Hàng loạt các vấn đề phát sinh như tỷ giá giao dịch, đánh giá các bộ phận ở nước ngồi, các quy định của chính phủ các nước,… Vì

vậy, kế tốn trách nhiệm phải phù hợp với nghiệp vụ liên quan góp phần quản lý, kiểm sốt và điều hành các bộ phận doanh nghiệp, đáp ứng được q trình tồn

cầu hóa. Song cũng cần phân tích nhiều bài học kinh nghiệm rút ra từ các nước phát triển, nâng cao khả năng quản lý của doanh nghiệp.

3.2 Hoàn thiện hệ thống kế tốn trách nhiệm tại cơng ty cổ phần đá Núi Nhỏ (NNC) (NNC)

Theo các quan niệm trên, hoàn thiện kế tốn trách nhiệm phải phù hợp mơ hình tổ chức cơng ty, phù hợp u cầu và trình độ quản lý, phù hợp cơ chế quản lý tài chính của nhà nước, phù hợp q trình tồn cầu hóa, và đảm bảo chi phí hợp lý. Để có thể tăng cường cơng tác quản trị, kế tốn trách nhiệm tại công ty cổ phần đá Núi Nhỏ (NNC) còn phải thực hiện thêm một số điều chỉnh sau để

giúp đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động của các bộ phận một cách hợp lý. Đó là các vấn đề:

ƒ Tổ chức lại sự phân cấp quản lý tại công ty cổ phần đá Núi Nhỏ.

ƒ Tổ chức lại các trung tâm trách nhiệm;

ƒ Bổ sung các chỉ tiêu và thiết lập các báo cáo bộ phận, toàn doanh nghiệp phù hợp với ngành khai thác và chế biến đá;

ƒ Ứng dụng phương pháp đánh giá bằng bảng cân đối các chỉ tiêu; ƒ Hoàn thiện phương pháp hạch toán kế toán.

3.2.1 Tổ chức lại sự phân cấp quản lý tại công ty cổ phần đá Núi Nhỏ

Qua nghiên cứu sự phân cấp quản lý hệ thống kế tốn trách nhiệm tại cơng ty cổ phần đá Núi Nhỏ, ta thấy được rằng việc phân cấp quản lý của doanh nghiệp còn chồng chéo, trùng lắp và rời rạc khơng có sự liên hệ với nhau giữa các bộ phận. Cụ thể hơn là mối liên hệ giữa kế tốn tài chính và kế toán quản trị đặc biệt là giữa kế toán quản trị và kế tốn trách nhiệm chưa có sự gắn kết. Do đó việc tổ chức lại sự phân cấp quản lý tại công ty cổ phần đá Núi Nhỏ là điều cần thiết. Sau đây là sơ đồ tổ chức phân cấp quản lý:

SƠ ĐỒ 3.10 : TỔ CHỨC PHÂN QUYỀN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ NÚI NHỎ (NNC)

TỔNG GIÁM ĐỐC

GĐ. Sản xuất GĐ. Tài chính GĐ. Kinh doanh Giám đốc hành chính

P. Kỹ thuật

Từ sơ đồ trên sẽ cho chúng ta thấy được mối liên hệ cung cấp thông tin giữa kế toán quản trị và kế toán trách nhiệm ở các phịng ban và mối liên hệ thơng tin cung cấp giữa kế toán quản trị và kế toán trách nhiệm và các phòng ban.

P. thu mua - kho P. quản lý bộ phận sản xuất P. Kế toán P. Kinh doanh P. Tiếp thị P. Quản lý bộ phận kinh doanh

Khu vực Núi Nhỏ Khu vực Tân Lập P. Tổ chức hành chính –

nhân sự

Kế tốn quản trị

Tổ dự tốn Tổ phân tích đánh giá Khoan, bắn Đào, đục, vận chuyển Xay, xúc Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán BP Tổ nghiên cứu

Mối liên hệ cung cấp thông tin giữa kế toán quản trị và kế toán trách nhiệm:

Tổ dự toán: được kế toán tổng hợp của kế tốn tài chính và tổ kế tốn

chi phí tính giá thành sản phẩm cung cấp các báo cáo thực hiện cũng như các thơng tin khác mà tổ dự tốn u cầu. Trên cơ sở đó tổ dự tốn xây dựng các bảng dự toán cho hoạt động kinh doanh tiếp theo.

Tổ phân tích – đánh giá: kế tốn tổng hợp của kế tốn tài chính và kế

tốn chi phí giá thành cung cấp các báo cáo thực hiện cũng như các thông tin khác mà tổ yêu cầu. Đồng thời được tổ dự toán cung cấp các báo cáo dự tốn để căn cứ phân tích đánh giá kết quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm cũng như của toàn doanh nghiệp.

Tổ nghiên cứu: được tổ phân tích cung cấp các thơng tin kết quả phân

tích để làm cơ sở các tiêu thức phân bổ chi phí cho dự tốn. Đồng thời tổ nghiên cứu cung cấp thông tin các tiêu thức phân bổ chi phí cho tổ dự tốn.

Mối liên hệ thơng tin cung cấp giữa kế tốn quản trị và kế tốn trách nhiệm và các phịng ban:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần đá núi nhỏ (NNC) (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)