Hệ thống dự toán ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần tập đoàn vina (Trang 34 - 35)

1.3 NỘI DUNG CỦA KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM

1.3.5.2 Hệ thống dự toán ngân sách

Lập dự toán ngân sách là một thành phần của hệ thống kế toán trách nhiệm. Dự toán ngân sách đóng vai trị quan trọng để thực hiện chức năng hoạch định và

kiểm soát. Dựa vào dự toán ngân sách sẽ thấy được kế hoạch hoạt động tài chính

của công ty trong ngắn hạn và dài hạn. Dự toán ngân sách là một vấn đề quan trọng bởi vì với vai trị quản lý buộc nhà quản trị phải biết những gì xảy ra trong quá khứ,

Lập các kế hoạch hoạt động (dự toán ngân sách)

Tiếp tục đối chiếu số liệu, ra quyết định vào

thời điểm thích hợp

Ra quyết định quản trị điều tiết các chênh

lệch lớn

Phân tích định kỳ chênh lệch giữa kế hoạch và thực tế Thu thập các thơng tin liên quan đến kế

hoạch Kiểm sốt

doanh nghiệp đang đứng ở đâu trong hiện tại và phải dự tính được những gì sẽ xảy ra trong tương lai.

Đối với các nhà quản trị cấp cao, dự tốn là cơng cụ giúp họ truyền đạt kế

hoạch hoạt động đến các bộ phận nhằm phân bổ nguồn lực cho quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, thông qua việc so sánh giữa số liệu thực hiện với dự toán ban đầu sẽ giúp các nhà quản trị cấp cao có cơ sở đánh giá trách nhiệm và thành quả hoạt động

Dự tốn ngân sách tồn cơng ty bao gồm hệ thống các dự toán sau: dự toán về tiêu thụ sản phẩm; dự tốn sản xuất; dự tốn chi phí ngun vật liệu, nhân cơng và chi phí sản xuất chung; dự tốn chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp; dự toán tiền; dự toán kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán dự toán.

Dự toán ngân sách được sử dụng trong quản lý để phát triển mục tiêu của doanh nghiệp và thiết lập được những kế hoạch làm thế nào để đạt được mục tiêu đó. Trong trường hợp những dự tính xảy ra nếu khơng tốt, các nhà quản lý thấy được những gì cần phải làm để thay đổi kết quả khơng mong muốn đó. Nhà quản lý

có trách nhiệm thực hiện những mục tiêu đề ra trong dự toán ngân sách và đánh giá các mục tiêu đề ra thông qua các báo cáo thực hiện. Nếu có sự thay đổi quá lớn và vượt mức cho phép, nhà quản lý cần tìm hiểu nguyên nhân của sự biến động, thấy

được những hoạt động đúng cần phát huy và những sai lầm cần được điều chỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần tập đoàn vina (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)