Sự phân cấp quản lý tại Công ty VNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần tập đoàn vina (Trang 54 - 57)

2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN

2.2.1 Sự phân cấp quản lý tại Công ty VNG

a. Sơ đồ phân cấp quản lý

Đứng đầu bộ máy quản lý tồn cơng ty là Ban Giám đốc,bao gồm: Tổng Giám đốc và năm Phó Tổng giám đốc phụ trách: nhân sự, tài chính, hành chính, hệ thống

kỹ thuật và hoạt động mạng điện tử. Ban Giám đốc quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và dài hạn; kế hoạch kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp và

đưa ra những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thị trường.

Chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp của các Phó Tổng Giám đốc chức năng là các Trưởng bộ phận. Mỗi Trưởng bộ phận có chức năng và chịu trách nhiệm quản lý, điều hành, giám sát việc thực thi các chiến lược, chính sách, quy trình và kế

hoạch hàng năm liên quan đến lĩnh vực kinh doanh được giao cho bộ phận mình cũng như hướng đến mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. Riêng đối với bộ phận tin học hệ thống và bộ phận nghiên cứu phát triển và đối ngoại, đứng đầu các bộ

phận này là các Trưởng bộ phận và cũng chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp với Tổng Giám đốc, chứ khơng có các Phó Tổng Giám đốc chức năng.

Các trưởng nhóm là cấp chịu sự quản lý trực tiếp của các Trưởng bộ phận. Trưởng nhóm là người thực hiện nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động theo chức năng

được phân cơng bởi Trưởng bộ phận. Đồng thời, trưởng nhóm trực tiếp quản lý và

phân chia công việc cho các nhân viên một cách chính xác để cùng hành động hướng đến mục tiêu chung của cả bộ phận.

Các chi nhánh được thành lập nhằm hỗ trợ và đáp ứng kịp thời nhu cầu chăm sóc khách hàng cũng như mở rộng thị trường kinh doanh. Tuy nhiên, tồn bộ hoạt

động và nhân sự của văn phịng chi nhánh đều chịu sự theo dõi và kiểm soát bởi các

bộ phận chức năng tương ứng của trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh. b. Sơ đồ các trung tâm trách nhiệm

Hiện nay, công ty VNG đang thiết lập hệ thống các trung tâm trách nhiệm theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh và phục vụ.

c. Cơ cấu tổ chức các trung tâm trách nhiệm

Tại cơng ty VNG có bốn trung tâm trách nhiệm sau: trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư.

- Đối với các trung tâm chi phí: các Trưởng bộ phận có quyền và có trách nhiệm đối với các chi phí trong bộ phận mình phụ trách, do đó, các nhà quản lý

trung tâm này ln phải nắm các thơng tin về chi phí để ra quyết định. Phê duyệt và kiểm sốt chi phí giúp trưởng bộ phận kiểm sốt hiệu quả tình hình sử dụng ngân sách nhưng vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu của bộ phận mình. Đây chính là vấn đề sống cịn của các trung tâm chi phí. Các trung tâm chi phí tại VNG chủ yếu là các bộ phận phục vụ như: bộ phận Tài chính – Kế tốn, Bộ phận Tổ chức hành chính, Bộ phận Nhân sự - Pháp chế, Bộ phận tin học, Bộ phận kỹ thuật và Bộ phận nghiên cứu phát triển và đối ngoại.

- Do đặc điểm riêng về lĩnh vực kinh doanh cũng như cơ cấu tổ chức, doanh thu của Công ty hiện nay đều thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp từ các giám đốc trung tâm lợi nhuận tương ứng với các mảng hoạt động kinh doanh. Trong khi đó,

Trưởng bộ phận bán hàng và bộ phận quảng cáo tiếp thị cho mạng điện tử sẽ chịu

trách nhiệm trực tiếp về doanh thu và chi phí của bộ phận mình. Bộ phận bán hàng chủ yếu phụ trách việc phân phối và tiêu thụ thẻ cào, tìm kiếm khách hàng để mở rộng thị trường cho các trị chơi trực tuyến của Cơng ty. Thông qua việc thường xuyên theo dõi thị trường, những nhân viên này cũng sẽ kịp thời giải đáp những

thắc mắc của khách hàng về các sản phẩm trị chơi trực tuyến hiện hành.

- Cơng ty VNG có hai trung tâm lợi nhuận tương ứng với hai hoạt động kinh

doanh chính là trị chơi trực tuyến và mạng điện tử. Hai nhà quản trị cấp cao nhất

của trò chơi trực tuyến và mạng điện tử là các giám đốc trung tâm lợi nhuận có

quyền và trách nhiệm kiểm sốt hoạt động kinh doanh của các sản phẩm về mặt

doanh thu, chi phí, lợi nhuận,… Bên cạnh đó, các nhà quản lý này phải tổ chức

quản lý sao cho hợp lý và hiệu quả để mang lại lợi nhuận cho cơng ty cũng như đảm bảo tính tn thủ đối với ngân sách đã được duyệt từ đầu năm.

- Trung tâm đầu tư tại công ty cổ phần Tập Đồn Vi Na chính là Ban Giám đốc, có quyền và trách nhiệm kiểm sốt tồn bộ hoạt động kinh doanh của cơng ty.

Xem xét và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của các trung tâm và ra các

quyết định đầu tư ngắn hạn cũng như dài hạn cho các chiến lược phát triển của công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần tập đoàn vina (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)