Các chỉ tiêu và báo cáo đánh giá trách nhiệm quản lý tại công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần tập đoàn vina (Trang 57 - 62)

phần Tập Đồn Vi Na

Cơng ty đã xây dựng các chỉ tiêu phục vụ cho việc đo lường và đánh giá trách

nhiệm quản lý của các trung tâm trách nhiệm. Các dữ liệu phục vụ cho việc đo

lường được cập nhật bằng hệ thống vi tính, được xử lý bằng hệ thống phần mềm kế toán Oracle cùng sự hỗ trợ tính tốn từ chương trình Excel.

2.2.2.1 Trung tâm chi phí

a. Các chỉ tiêu đánh giá

Để phục vụ cho công tác quản trị, chi phí tại cơng ty VNG được phân loại theo

các mục sau đây:

Giá vốn hàng bán và dịch vụ:

Cơng ty cổ phần Tập Đồn Vi Na là một cơng ty kinh doanh về sản phẩm trị chơi trực tuyến và mạng điện tử. Do đó, xét theo khoản mục giá vốn, các trung tâm chi phí chủ yếu là các bộ phận phục vụ trực tiếp cho hai hoạt động kinh doanh chính này. Tài khoản được sử dụng để hạch toán giá vốn 632 phản ánh chủ yếu các mục chi phí sau:

Chi phí nhân viên bao gồm tiền lương, tiền ăn trưa, các khoản trích theo

lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn, lương theo doanh số, chi phí hoạt động đồng đội, các khoản phụ cấp, trợ cấp …

Phí nhà thầu và phí bản quyền trị chơi trực tuyến: các hợp đồng bản quyền

về sản phẩm được phòng kế tốn và phịng pháp lý kiểm tra trước khi được ký kết.

Phí đường truyền: chi phí sử dụng để lưu các tập tin mà ở bất kỳ nơi đâu có

Chi phí liên quan đến máy chủ như chi phí khấu hao, chi phí nâng cấp và

bảo trì, chi phí th chỗ đặt máy chủ.

Chi phí bán hàng:

Tài khoản phục vụ cho việc ghi nhận chi phí này là 641 chi tiết đến từng loại chi phí, từng bộ phận phát sinh và theo từng sản phẩm mà chi phí đó phục vụ. Cụ thể như: chi phí cơng tác của bộ phận chăm sóc khách hàng phục vụ cho trị chơi trực tuyến Võ lâm truyển kỳ thì sẽ được ghi nhận trực tiếp vào tài khoản chi phí bán hàng và mã sản phẩm 001 của Võ lâm truyền kỳ. Các trung tâm thuộc khoản mục chi phí này bao gồm: Bộ phận bán hàng, Bộ phận quảng cáo trang mạng điện tử, Bộ phận chăm sóc khách hàng,… Tài khoản chi phí bán hàng phản ánh chủ yếu các mục chi phí sau:

Chi phí nhân viên bao gồm tiền lương, tiền ăn trưa, các khoản trích theo

lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn, lương theo doanh số, chi phí hoạt động đồng đội, các khoản phụ cấp, trợ cấp …

Chi phí cơng tác bao gồm chi phí cơng tác trong nước và chi phí cơng tác

nước ngồi.

Chi phí bộ phận chăm sóc khách hàng: phản ánh các chi phí thiết kế, trang

trí trạm hỗ trợ khách hàng; chi phí hỗ trợ tiền lương theo hợp đồng cho các trạm hỗ trợ khách hàng.

Hoa hồng cho khách hàng: phản ánh chi phí hoa hồng dành cho các đối

tượng ngoài doanh nghiệp, sau khi họ giới thiệu cho Công ty thành công những khách hàng và ký kết hợp đồng kinh tế với Công ty. Chi phí này phần lớn chỉ phát sinh đối với hoạt động kinh doanh trên trang mạng điện tử, nhất là bộ phận quảng

cáo cho trang mạng điện tử .

Chi phí quảng cáo tiếp thị: chi phí này bao gồm tất cả việc mua quảng cáo

trong các hình thức quảng cáo pa-nơ và quảng cáo trực tuyến, quảng cáo truyền hình, quảng cáo trên đài phát thanh địa phương, quảng cáo in trên tạp chí và chương trình khuyến mại trong cửa hàng và đại lý. Các chi phí này được coi là chi phí cần thiết đưa trị chơi đến với tâm trí của thị trường đại chúng.

Chi phí hàng khuyến mãi, chi phí giải thưởng: phản ánh các chi phí hàng

khuyến mãi sản xuất và sử dụng cho việc trao giải cho người chơi trúng thưởng hoặc các sản phẩm tặng người chơi theo sự kiện trong trò chơi trực tuyến.

Chí phí quan hệ cơng chúng: Đây là khoản chi có tính chất ảnh hưởng lâu

dài và giúp doanh nghiệp chủ động quản lý các quan hệ giao tiếp cộng đồng để tạo dựng và giữ gìn một hình ảnh tích cực của mình. Các chi phí chủ yếu của mục này bao gồm: Chi phí tạo lập hình ảnh và ấn tượng trên các phương tiện đại chúng như ti vi, báo in, báo mạng điện tử; chi phí họp báo, hội nghị khách hàng; chi phí quà

tặng, chúc mừng các sự kiện lớn của các báo;…

Chi phí hoạt động tài trợ: Bên cạnh các hoạt động quảng cáo, Công ty cũng

đang tập trung phát triển hoạt động tài trợ với những chương trình lớn và có ý nghĩa

như đóng góp quỹ vì người nghèo, tài trợ học bổng cho sinh viên, giúp đỡ các gia

đình khó khăn,…

Chi phí quản lý doanh nghiệp:

Các trung tâm chi phí thuộc khối quản lý doanh nghiệp bao gồm: bộ phận Tổ chức hành chính, bộ phận Tài chính – Kế tốn, bộ phận Nhân sự - Pháp chế,…Các chi phí từ các bộ phận này sẽ được phân loại và tập hợp vào tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. Các chỉ tiêu thường gặp trong mục chi phí này như:

• Chi phí và các khoản phúc lợi cho nhân viên

• Chi phí khấu hao tài sản cố định như máy tính, thiết bị văn phịng, phần mềm tin học quản lý,…

• Chi phí vật liệu dụng cụ quản lý: văn phịng phẩm, mực máy in, giấy, …

• Chi phí tiếp khách và cơng tác trong nước và ngồi nước

• Chi phí th văn phịng : Trụ sở chính, Hà Nội, Đà Nẵng …

• Chi phí văn phịng: chi phí điện thoại, chi phí Internet, chi phí điện, nước, …

• Các chi phí tư vấn pháp lý và các loại phí và lệ phí khác b. Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí

Thành quả quản lý của các nhà quản lý trung tâm chi phí được thể hiện qua báo cáo hàng tháng của bộ phận từ nhóm kế tốn quản trị. Thông tin từ báo cáo này

bao gồm cả chi phí quản lý được và chi phí khơng quản lý được bởi các nhà quản trị bộ phận của trung tâm chi phí. Tuy nhiên, các nhà quản trị bộ phận chỉ chịu trách nhiệm đối với các khoản mục chi phí có thể quản lý được. Bằng việc so sánh chi phí thực tế phát sinh với dự tốn ngân sách cả về số tuyệt đối và số tương đối, các nhà

quản trị có thể biết chênh lệch nào là tốt, các biến động lớn ở khoảng mục chi phí nào, tình hình sử dụng ngân sách của bộ phận mình và từ đó, có những quyết định

điều chỉnh cho phù hợp.

2.2.2.2 Trung tâm doanh thu

a. Các chỉ tiêu đánh giá

Bộ phận bán hàng cho trò chơi trực tuyến, bộ phận quảng cáo tiếp thị cho trang mạng điện tử và các bộ phận quản lý trực tiếp các sản phẩm trò chơi trực

tuyến như PG1, PG2, PG3, PG4, GSS, CSM và mạng điện tử như WEC,WCOM, WMED, WNEW, WUGC, WCMM là trung tâm doanh thu tại công ty cổ phần Tập

Đoàn Vi Na. Tuy nhiên, do sự phân cấp quản lý tại công ty, các giám đốc trung tâm

này chịu trách nhiệm quản lý cả doanh thu và chi phí của bộ phận này. b. Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu

Do đặc trưng về sản phẩm kinh doanh và sự phân cấp quản lý tại cơng ty

VNG, bộ phận kế tốn quản trị không lập báo cáo các trung tâm doanh thu riêng biệt. Thông tin để nhà quản trị đánh giá trách nhiệm và kết quả thực hiện về kế

hoạch doanh thu được thể hiện theo báo cáo trách nhiệm của các trung tâm lợi nhuận. Trong báo cáo này, bằng việc so sánh doanh thu thực tế đạt được với kế

hoạch đề ra cả về số tuyệt đối và số tương đối, các nhà quản trị có thể biết mức độ

hồn thành doanh thu so với kế hoạch, tình hình biến động doanh thu.

2.2.2.3 Trung tâm lợi nhuận

a. Các chỉ tiêu đánh giá

Khác với ngành sản xuất, kinh doanh trò chơi trực tuyến và mạng điện tử là

ngành dịch vụ đặc thù, do đó, chi phí và giá bán khơng xác định theo từng đơn vị

phẩm mà phần lợi nhuận thu được là sự chênh lệch giữa số tiền người chơi đã nạp

vào trò chơi trực tuyến và chi phí đã phát sinh cho trị chơi trực tuyến tương ứng đó.

Lợi nhuận gộp = Σ Doanh thu từ việc bán thẻ cào và các kênh nạp tiền vào hệ thống trò chơi – Σ Giá vốn hàng bán

Bảng 2.3: Các chỉ tiêu đánh giá trung tâm lợi nhuận

Chỉ tiêu

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận

Doanh thu × 100% Chênh lệch lợi nhuận:

Lợi nhuận thực tế - Lợi nhuận dự tốn

Đánh giá trách nhiệm

Hồn thành dự toán về lợi nhuận

Mức độ đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu hợp lý b. Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận

Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm lợi nhuận phản ánh kết quả kinh doanh của từng trung tâm lợi nhuận trong doanh nghiệp. Theo sự phân cấp quản lý tại công ty VNG, đối với từng bộ phận quản lý trực các sản phẩm kinh doanh của Công ty, hàng tháng nhóm kế tốn quản trị sẽ lập báo cáo chi tiết lợi nhuận theo từng bộ phận này. Các báo này sẽ cung cấp thơng tin về tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận, phân tích các nhân tố ảnh hưởng sự biến động về lợi nhuận. Từ đó, Ban

Giám đốc sẽ đánh giá thành quả và trách nhiệm quản lý của các trưởng bộ phận các trung tâm lợi nhuận.

2.2.2.4 Trung tâm đầu tư

a. Các chỉ tiêu đánh giá

Trung tâm đầu tư của cơng ty cổ phần Tập Đồn Vi Na chính là Ban Giám

đốc. Do đó, để đánh giá sự thành công của Ban Giám đốc không chỉ dựa vào việc đo lường lợi nhuận mà còn liên hệ thu nhập với vốn đầu tư. Tuy nhiên, trong việc

lượng hóa được hiệu quả đầu tư và trách nhiệm của các nhà quản lý thuộc trung tâm

tức còn lại (RI). Phương pháp sử dụng đánh giá thành quả quản lý trung tâm đầu tư hiện nay tại cơng ty chỉ là phân tích tình hình đầu tư thực tế so với dự toán ngân sách đã được lập từ đầu năm, cụ thể là đến thời điểm lập báo cáo thực tế đã sử dụng bao nhiêu tiền cho việc đầu tư và biến động như thế nào so với dự toán ngân sách.

b. Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư cung cấp thông tin tổng hợp về doanh thu, chi phi, lợi nhuận nhằm xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Ngoài ra, báo cáo cịn cung cấp thơng tin về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cùng những phân tích tính hợp lý của nguồn vốn, tính cân đối của tài sản, nguồn vốn,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần tập đoàn vina (Trang 57 - 62)