CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.4. Tuổi công ty
Ritter (1984) cho rằng các công ty nhỏ và mới thành lập định giá cổ phiếu của họ khi IPO thấp hơn nhiều so với các công ty lớn và có lịch sử lâu đời. Trong nghiên cứu của mình, ơng khẳng định IPO của các cơng ty mới thành lập có tỷ lệ lợi nhuận ban đầu cao hơn so với các công ty trưởng thành hơn.
Clark (2002) đã chứng minh rằng mức độ định dưới giá khi IPO phụ thuộc vào độ tuổi của cơng ty. Ơng đã sử dụng một mẫu với 1.234 công ty và chia chúng thành hai nhóm cơng ty là nhóm cơng nghệ cao và các nhóm khơng sử dụng cơng nghệ cao. Từ kết quả kiểm tra, dữ liệu cho thấy có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi công ty tại thời điểm IPO với diễn biến giá cổ phiếu. Cụ thể, các công ty sử dụng công nghệ cao cho thấy một mối quan hệ nghịch biến giữa tuổi công ty và tỷ lệ lợi nhuận trong ngày đầu tiên, điều này trái ngược với các công ty không sử dụng công nghệ. Tuy nhiên, Ritter (1991) cũng như Clarkson và Merkley (1994) tin tưởng rằng mặc dù có sự khác nhau trong ngành hàng, độ tuổi cơng ty có mối quan hệ nghịch biến với mức độ định dưới giá. Ritter tìm ra rằng có mối quan nghịch biến giữa các cơng ty có lịch sử lâu đời trong tất cả các ngành công nghiệp với mức độ định dưới giá khi IPO. Điều đó chỉ ra rằng các cơng ty có lịch sử thành lập lâu đời sẽ có ít rủi ro bị định dưới giá khi IPO hơn các cơng ty có thời gian hoạt động ngắn. Các ngun nhân có thể giải thích cho vấn đề này là các cơng ty lâu đời khơng sử dụng cơng nghệ cao thì thu nhập của họ phải được ổn định và bền vững, vì vậy họ khơng cần phải định giá thấp cổ phiếu của họ để thu hút các nhà đầu tư. Đối với các công ty công nghệ cao mới thành lập, họ khơng có doanh thu quá khứ cũng như lợi nhuận vì vậy cổ phiếu của họ khơng hấp dẫn đối với các tổ chức đầu tư lớn dẫn đến việc định giá thấp các cổ phiếu có vẻ là lựa chọn duy nhất (Karlis, 2000).