Biến độc lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát một số nhân tố ảnh hưởng đến mức độ định dưới giá khi IPO tại việt nam (Trang 43 - 49)

CHƯƠNG 3 : DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.3. Biến độc lập

Quy mơ phát hành (LNSIZE)

Được tính bằng tích số của giá chào bán và số lượng chứng khoán chào bán. Đây là một biến đã được nghiên cứu trong nhiều bài nghiên cứu trước đây. Họ đã chứng minh được rằng quy mơ phát hành có mối quan hệ nghịch chiều với mức độ định dưới giá. Cụ thể, càng nhiều cổ phiếu được phát hành thì xác suất định dưới giá càng thấp. Sau khi dữ liệu quy mô phát hành được thu thập, biến này sẽ được lấy logarit nhằm làm giảm sự biến động của dữ liệu trong mẫu cũng như với các biến khác. Bài nghiên cứu này đặt giả thiết quy mơ phát hành có tương quan nghịch chiều với mức độ định dưới giá như kết quả của đa số các bài nghiên cứu.

7Để đơn giản trong tính tốn, tác giả bỏ qua tính tốn tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu và thị trường trong khoảng thời gian từ khi IPO đến khi cổ phiếu được niêm yết.

Giả thiết 1: Quy mơ phát hành có tương quan nghịch chiều với mức độ định dưới giá

Giá khởi điểm (LNSPRICE)

Giá khởi điểm là mức giá thấp nhất mà tổ chức phát hành có thể bán cổ phiếu cho nhà đầu tư. Từ mức giá khởi điểm này, các nhà đầu tư sẽ đưa ra mức giá mà nhà đầu tư có thể trả cho cổ phiếu IPO nhưng không được thấp hơn mức giá khởi điểm. Tính tốn giá khởi điểm là một q trình phức tạp. Thông thường một tổ chức định giá chuyên nghiệp sẽ được thuê để định giá doanh nghiệp dựa trên nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp chiết khấu dòng thu nhập, phương pháp P/E, phương pháp tài sản ròng.... Giá trị doanh nghiệp là cơ sở để xác định mức giá khởi điểm. Giá khởi điểm thường do cơ quan có quyền lực cao nhất trong công ty quyết định. Cũng giống như biến quy mô phát hành, sau khi dữ liệu được thu thập, biến này sẽ được lấy logarit nhằm làm giảm sự biến động của dữ liệu trong mẫu cũng như với các biến khác. Theo kết quả của các nghiên cứu trước đây, giá khởi điểm có quan hệ nghịch biến với mức độ định dưới giá, tức là giá khởi điểm đưa ra càng cao thì khả năng cổ phiếu bị định dưới giá càng thấp. Bài nghiên cứu cũng đặt giả thiết Giá khởi điểm có tương quan nghịch chiều với mức độ định dưới giá theo kết quả của đa số các bài nghiên cứu. Giả thiết 2: Giá khởi điểm có tương quan nghịch chiều với mức độ định dưới giá

Chênh lệch tốc độ tăng trưởng GDP tại thời điểm IPO và thời điểm niêm yết (DGDP)

Trong một số nghiên cứu trước đây người ta đã chứng minh được tầm quan trọng của tốc độ tăng trưởng GDP với mức độ định dưới giá và mối quan hệ này là nghịch chiều. Do đặc điểm của các công ty IPO tại Việt Nam là khoảng thời gian từ khi IPO đến khi niêm yết chính thức trên sàn giao dịch chứng khoán thường rất lâu nên điều kiện kinh tế vĩ mô thay đổi đã tác động rất lớn đến thị trường chứng khoán mà cụ thể là giá giao dịch trong ngày đầu tiên của cổ phiếu. Bài nghiên cứu này sẽ kết hợp tốc độ tăng trưởng GDP ở cả hai thời điểm để cho ra biến Chênh lệch tốc độ tăng trưởng

GDP tại thời điểm IPO và thời điểm niêm yết. Sự kết hợp này chưa từng được khảo sát trong bất kỳ nghiên cứu nào trước đây. Tác giả kỳ vọng biến này sẽ có mối tương quan nghịch chiều với mức độ định dưới giá.

Giả thiết 3: Chênh lệch chênh lệch tốc độ tăng trưởng GDP tại thời điểm IPO với thời điểm niêm yết có tương quan nghịch chiều với mức độ định dưới giá

Tuổi công ty (LNAGE)

Được xác định bằng số năm kể từ khi doanh nghiệp được thành lập cho đến thời điểm doanh nghiệp IPO. Sau khi dữ liệu được thu thập, biến này cũng được lấy logarit nhằm làm giảm sự biến động của dữ liệu trong mẫu cũng như với các biến khác. Tuổi công ty là một trong những nhân tố điển hình ảnh hưởng đến mức độ định dưới giá đã được nghiên cứu nhiều trong các nghiên cứu trước. Độ tuổi của công ty thể hiện mức độ của sự trưởng thành của công ty. Theo các kết quả nghiên cứu trước đây, một cơng ty có thời gian hoạt động càng lâu sẽ ít có khả năng bị định giá thấp khi IPO. Bài nghiên cứu này đặt thiết tuổi cơng ty có tương quan nghịch chiều với mức độ định dưới giá theo hầu hết các kết quả nghiên cứu trước đây.

Giả thiết 4: Số năm thành lập cơng ty có tương quan nghịch chiều với mức độ định dưới giá

Uy tín của tổ chức tư vấn bảo lãnh phát hành (DUMMY)

Bài nghiên cứu xác định uy tín của nhà bảo lãnh phát hành như một biến giả với giá trị bằng “1” nếu nhà bảo lãnh phát hành uy tín và bằng “0” nếu tổ chức bảo lãnh phát hành khơng có độ uy tín cao. Theo hầu hết các kết quả nghiên cứu trước đây, uy tín của nhà bảo lãnh phát hành có tương quan ngược chiều với mức độ định dưới giá. Tuy nhiên cũng có một số nghiên cứu cho rằng uy tín của tổ chức bảo lãnh phát hành có tương quan cùng chiều với mức độ định dưới giá. Bài nghiên cứu này đặt giả

thiết uy tín của nhà bảo lãnh phát hành có tương quan ngược chiều với mức độ định dưới giá theo kết quả của số đông các nghiên cứu.

Giả thiết 5: Uy tín của nhà bảo lãnh phát hành có tương quan hệ nghịch chiều với mức độ định dưới giá

Quy mơ cơng ty (LNASSET)

Được tính bằng chỉ tiêu tổng tài sản của công ty tại thời điểm cuối năm trước khi công ty tiến hành IPO. Sau khi thu thập dữ liệu, biến này cũng được lấy logarit nhằm làm giảm sự biến động của dữ liệu trong mẫu cũng như với các biến khác. Theo các kết quả nghiên cứu trước đây, có nhiều nghiên cứu cho thấy quy mơ cơng ty có tương quan ngược chiều với mức độ định dưới giá nhưng cũng có một số ít nghiên cứu cho kết quả ngược lại. Nghiên cứu này đặt giả thiết quy mơ cơng ty có tương quan ngược chiều với mức độ định dưới giá.

Giả thiết 6: Quy mô cơng ty có tương quan nghịch chiều với mức độ định dưới giá

Hệ số ROA (ROA)

Được tính tốn vào thời điểm cuối năm trước khi công ty tiến hành IPO. Thông thường, thị trường sẽ nhận được một tín hiệu tích cực với tỷ số ROA cao. Điều này có thể dẫn tới khả năng cao hơn IPO bị định dưới giá. Vì vậy, bài nghiên cứu kỳ vọng ROA sẽ có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với việc định dưới giá khi IPO.

Giả thiết 7: ROA có tương quan cùng chiều với mức độ định dưới giá

Tỷ số P/E (PE)

Được tính tốn vào thời điểm cuối năm trước khi cơng ty tiến hành IPO. Sau khi thu thập dữ liệu, biến này cũng được lấy logarit nhằm làm giảm sự biến động của dữ liệu trong mẫu cũng như với các biến khác. Theo kết quả của các nghiên cứu trước đây, tỷ số P/E đồng biến với mức độ định dưới giá, tức là các đợt IPO bị định giá thấp

đáng kể đối với các cơng ty có tỷ số P/E cao. Bài nghiên cứu đặt giả thiết tỷ số P/E đồng biến với mức độ định dưới giá theo kết quả của đa số các bài nghiên cứu.

Giả thiết 8: Tỷ số P/E có tương quan cùng chiều với mức độ định dưới giá

Tỷ lệ nợ (DEBT)

Được tính bằng cách lấy tổng nợ chia cho tổng tài sản của công ty. Giả thiết của bài nghiên cứu này là tỷ lệ nợ có mối tương quan cùng chiều với mức độ định dưới giá tương tự như kết quả của các nghiên cứu trước đây.

Giả thiết 9: Tỷ số nợ có tương quan cùng chiều với mức độ định dưới giá Bảng 3.2: Tóm tắt giả thiết kỳ vọng của các biến

Biến Tương quan với DUP kỳ vọng Các nghiên cứu cùng quan điểm Các nghiên cứu khác quan điểm LNSIZE Nghịch chiều Rock (1986); Kennedy, Sivakumar và Vetzal (2004); Kim, Krinsky, và

Lee (1995); Yuan Tian (2012)

Karlis (2010); Perotti (1995); Mok và Hui

(1998)

LNSPRICE Nghịch chiều Rock (1986); Welch và Ritter (2002)

DGDP Nghịch chiều Hiromasa Nakamura

(2003) LNAGE Nghịch chiều Ritter (1984 ); Clark (2002); Ritter (1991); Clarkson và Merkley (1994); (Karlis, 2000)

và Titman (1985); Carter và Manaster (1990); Johnson và Miller (1988); Megginson và Weiss (1991); Sharma và Seraphim (2010) Ritter (1986)

LNASSET Nghịch chiều Zamzi Ahmad (2007) -

ROA Cùng chiều - Pan Jie (2009)

P/E Cùng chiều - -

DEBT Cùng chiều

Smith và Watts (1992); Smith và Watts (1992); Christopher B.Barry và Vassil T. Mihov (2006); Yuan Tian (2012) -

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Lý thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát một số nhân tố ảnh hưởng đến mức độ định dưới giá khi IPO tại việt nam (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)