Uy tín của nhà bảo lãnh phát hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát một số nhân tố ảnh hưởng đến mức độ định dưới giá khi IPO tại việt nam (Trang 29 - 31)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

2.5. Uy tín của nhà bảo lãnh phát hành

Trong nỗ lực để giải thích hành vi bảo lãnh phát hành, Rogue (1973) đã lựa chọn ra 250 công ty mẫu từ năm 1965 đến năm 1969 để kiểm tra một vài biến độc lập bao gồm uy tín của nhà bảo lãnh phát hành. Nghiên cứu cho rằng bảo lãnh có uy tín có nhiều địi hỏi khắt khe hơn so với bảo lãnh khơng có uy tín, bảo lãnh phát hành càng uy tín thì đợt IPO sẽ càng được chú ý hơn đến giá trị nội tại. Bằng cách chạy thử nghiệm mơ hình hồi quy, ơng đã tìm ra sự tồn tại mối quan hệ nghịch biến giữa uy tín của nhà bảo lãnh phát hành và việc định dưới giá khi IPO. Tức là nếu nhà bảo lãnh phát hành càng có uy tín thì khả năng chứng khốn bị định dưới giá khi IPO sẽ càng thấp.

Carter và Manaster (1990) đã chứng minh rằng, mức độ rủi ro sẽ thấp hơn đối với những bảo lãnh phát hành có uy tín. Với những bảo lãnh phát hành khơng có uy tín, có khả năng cao của việc định dưới giá. Do đó, có mối mối quan hệ giữa tỷ lệ lợi nhuận thấp trong ngày giao dịch đầu tiên tương xứng với uy tín của nhà bảo lãnh phát hành. Có một kết luận tương tự giữa các ngân hàng đầu tư có uy tín với việc định dưới giá khi IPO qua nghiên cứu của Johnson và Miller (1988), Megginson và Weiss (1991), Sharma và Seraphim (2010). Tất cả các kết luận đều có chung ý kiến rằng cách thức cơng ty chuẩn bị IPO có thể thúc đẩy cạnh tranh giữa các nhà bảo lãnh phát hành.

Nhìn chung, các cơng ty có triển vọng lớn về tài chính có khả năng th những nhà bảo lãnh phát hành chất lượng cao. Điều này sẽ gửi một tín hiệu tích cực cho cơng chúng. Thị trường sẽ giả định rằng nếu đợt IPO không thực hiện theo đúng như dự kiến, công ty sẽ thu hồi được khoản tổn thất từ nhà bảo lãnh phát hành có uy tín. Bảo lãnh phát hành có chất lượng cao sẽ ngăn chặn ngay từ đầu nguy cơ bị định dưới giá. Bằng việc th những nhà bảo lãnh có uy tín, cơng ty có thể bảo vệ chính họ chống lại các đối thủ khác.

Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu ủng hộ quan điểm cho rằng uy tín của nhà bảo lãnh phát hành có quan hệ đồng biến với mức độ định dưới giá. Willenborg

(1999) trình bày lý thuyết của ơng về tác động tích cực của danh tiếng của nhà bảo lãnh phát hành đến mức độ định dưới giá khi IPO. Ông chỉ ra rằng các cơng ty có thể có những lý do khác nhau cho việc tìm kiếm tổ chức bảo lãnh phát hành của họ. Trong nghiên cứu của mình, các mẫu được chia thành hai nhóm: nhóm có tổ chức bảo lãnh phát hành có uy tín cao và nhóm thứ hai bao gồm các cơng ty cịn lại. Từ quan điểm của các nhà đầu tư, nếu các tổ chức phát hành thuê tổ chức bảo lãnh phát hành có uy tín hơn, điều này có thể cung cấp cho thị trường các tín hiệu rằng báo cáo tài chính của tổ chức phát hành được phân tích một cách chính xác và giá chào bán sẽ không được cao hơn giá trị thực. Hiệu ứng truyền tín hiệu thơng tin này sẽ thu hút các nhà đầu tư. Mặt khác, ngay cả khi các cổ phiếu được định giá quá cao, với tổ chức bảo lãnh phát hành uy tín, các nhà đầu tư cũng có cơ hội tốt hơn để lấy lại khoản đầu tư của mình nếu xảy ra tranh chấp. Điều này cho thấy hiệu ứng tín hiệu bảo hiểm cũng sẽ tăng nhu cầu về cổ phiếu IPO. Nếu nhà bảo lãnh phát hành nhận thức được vấn đề này, họ sẽ có xu hướng định giá cổ phiếu IPO thấp hơn để giảm rủi ro chứng khoán giảm giá và những chi phí pháp lý liên quan đến việc kiện tụng của các nhà đầu tư về việc khuyến nghị đầu tư vào những cơng ty có rủi ro cao.

Từ quan điểm của nhà bảo lãnh, nếu tổ chức phát hành và tổ chức bảo lãnh có một hợp đồng bảo lãnh phát hành theo đó bảo lãnh phát hành sẽ mua tất cả các cổ phiếu của các công ty phát hành và thiết lập một mức giá IPO để bán cho các nhà đầu tư. Tổ chức phát hành sẽ giảm giá giá cổ phiếu tạo tính thanh khoản và đền bù cho rủi ro cao cho nhà đầu tư. Trong trường hợp này nhà bảo lãnh sẽ được hưởng lợi từ tính kinh tế theo quy mơ hoặc từ danh tiếng của họ (Karlis, 2000). Theo Beatty và Ritter (1986), nhà bảo lãnh phát hành có ba động cơ để định dưới giá. Trước hết, nhà bảo lãnh sẽ biện minh rằng họ khơng thể ước tính chính xác giá trị của các cổ phiếu. Thứ hai, nhà bảo lãnh phát hành có thể được hưởng lợi từ danh tiếng của họ. Cuối cùng, nếu nhà bảo lãnh cố tình “gian lận” thì các nhà đầu tư sẽ ghi nhớ điều đó và họ có thể khơng cịn được hưởng lợi từ danh tiếng của họ nữa. Vì vậy, từ nghiên cứu trên cho

danh tiếng của bảo lãnh nên có một mối quan hệ đồng với mức độ định dưới giá khi IPO bởi vì các nhà bảo lãnh uy tín bị ràng buộc bởi quyền lợi của mình để thiết lập mức giá thấp hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát một số nhân tố ảnh hưởng đến mức độ định dưới giá khi IPO tại việt nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)