CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Thảo luận các kết quả
4.3.4. Quy mô công ty
Từ kết quả hồi quy, quy mơ cơng ty có tương quan cùng chiều với mức độ định dưới giá (mức ý nghĩa nghĩa 13%). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Zamzi Ahmad (2007), ngụ ý rằng các cơng ty có quy mơ càng lớn thì mức độ định dưới giá càng thấp. Quan sát từ thực tế các đợt IPO tại Việt Nam cho thấy các cơng ty có quy mơ tài sản lớn (thường là các ngân hàng, các tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước) với uy tín của và lợi thế của mình thường đưa ra mức giá khởi điểm cao đã giúp hạn chế tình trạng bị định dưới giá khi IPO. Đứng trên quan điểm của các nhà đầu tư, họ cũng đánh giá cao những cơng ty có quy mơ lớn dựa trên quan điểm các công ty lớn sẽ đứng vững trong môi trường cạnh trường ngày càng gay gắt và khủng hoảng kinh tế.
4.3.5. Tuổi công ty
Rất nhiều các nghiên cứu trước đây đã chứng minh tuổi cơng ty có mối quan hệ nghịch biến với mức độ định dưới giá, tức là các cơng ty càng có bề dày lịch sử thì khả năng bị định dưới giá sẽ càng thấp (Ritter, 1984; Clark, 2002; Clarkson và Merkley, 1994; Karlis, 2000). Tuy nhiên ở Việt Nam, có một số lượng lớn các cơng ty IPO có nguồn gốc là những công ty nhà nước. Hầu hết những cơng ty này đều có số năm hoạt động lớn nhưng nhà đầu tư lại không đánh giá cao do quan niệm các cơng ty nhà nước thường ít năng động, bộ máy cồng kềnh, kinh doanh kém hiệu quả…Ngồi ra, có nhiều cơng ty nhà nước trước đây hoạt động theo cơ chế bao cấp sau đó được tái cấu trúc, tổ chức lại vào những năm 1988 -1995 và nhiều cơng ty khơng có có sở hữu nhà nước nhưng trong quá trình hoạt động đã chia tách, sáp nhập, chuyển đổi…nên khoảng thời gian hoạt động trước đó cũng khơng mang nhiều ý nghĩa.
4.3.6. Uy tín của nhà bảo lãnh phát hành
Uy tín của nhà bảo lãnh phát hành theo các nghiên cứu trước đây có ảnh hưởng nghịch biến đến mức độ định dưới giá như Rogue (1973), Carter và Manaster (1990)…và một số khác tìm ra mối quan hệ đồng biến với mức độ định dưới giá như Willenborg (1999), Beatty và Ritter (1986), (Karlis, 2000). Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy uy tín của nhà bảo lãnh phát hành khơng có mối tương quan đến mức độ định dưới giá. Điều này được lý giải là do các cơng ty chứng khốn ở Việt Nam chưa thực sự hoạt động theo đúng chức năng của một tổ chức bảo lãnh phát hành so với các thị trường tài chính phát triển trên thế giới. Việc tổ chức bảo lãnh phát hành nhận mua một phần hay tồn bộ chứng khốn của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khốn cịn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành còn rất hạn chế mà chủ yếu là tư vấn và hỗ trợ tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán và phân phối chứng khốn ra cơng chúng. Chính điều này đã làm giảm đi
tầm quan trọng của nhân tơ uy tín của tổ chức bảo lãnh phát hành đến mức độ định dưới giá.