Tóm tắt các kết quả nghiên cứu trước đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát một số nhân tố ảnh hưởng đến mức độ định dưới giá khi IPO tại việt nam (Trang 33 - 36)

Nhân t Tương quan cùng chiều Tương quan nghịch chiều

Quy mô phát hành Karlis (2010); Perotti (1995); Mok và Hui (1998)

Rock (1986); Kennedy, Sivakumar và Vetzal (2004); Kim, Krinsky, và Lee (1995);

Yuan Tian (2012)

Giá khởi điểm Rock (1986); Welch và Ritter

(2002) GDP Hiromasa Nakamura (2003) Tuổi công ty Ritter (1984 ); Clark (2002); Ritter (1991); Clarkson và Merkley (1994); (Karlis, 2000) Uy tín của nhà bảo lãnh phát hành

Karlis (2000); Beatty và Ritter (1986) Rogue (1973); Trueman và Titman (1985); Carter và Manaster (1990); Johnson và Miller (1988); Megginson và Weiss (1991); Sharma và Seraphim (2010)

Tổng tài sản Zamzi Ahmad (2007)

ROA, P/E, DEBT

Smith và Watts (1992); Smith và Watts (1992); Christopher

B.Barry và Vassil T. Mihov (2006); Yuan Tian (2012)

CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thu thập dữ liệu 3.1. Thu thập dữ liệu

Thu thập thông tin là một khâu cực kỳ quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thời gian nghiên cứu. Nhìn chung thị trường chứng khốn Việt Nam còn khá sơ khai so với các thị trường chứng khoán phát triển trên thế giới. Ở Việt Nam cũng chưa có một cơ quan lưu giữ các số liệu về chứng khốn một cách đầy đủ và có hệ thống nên cơng việc thu thập dữ liệu cho bài nghiên cứu tương đối khó khăn. Dữ liệu của bài nghiên cứu được thu thập thủ công từ nhiều nguồn khác nhau. Các thông tin cần thiết cho bài nghiên cứu được khai thác chủ yếu từ Báo cáo kết quả đấu giá cổ phiếu, Bản cáo bạch phát hành chứng khốn lần đầu ra cơng chúng (hay cịn gọi là bản công bố thơng tin), báo cáo thường niên, báo cáo tài chính, lịch sử giao dịch của cổ phiếu trong ngày giao dịch đầu tiên… Có một số chỉ tiêu khơng thể lấy trực tiếp trên Bản cáo bạch của cơng ty mà phải tính gián tiếp qua các chỉ tiêu khác, ví dụ như tỷ số P/E, ROA hay quy mơ phát hành.

Hiện nay có ba cơ chế xác định giá IPO bao gồm cơ chế chào bán với giá cố định, cơ chế đấu giá và cơ chế lập danh sách. Ở Việt Nam hiện nay chưa có cơ chế lập danh sách, chỉ có một số ít các đợt IPO chào bán với giá cố định còn lại đa số là IPO theo cơ chế đấu giá. Ngoài ra, theo dữ liệu thu thập được tại Sở giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội chỉ ghi nhận kết quả đấu giá IPO từ năm 2005, vì vậy dữ liệu của bài nghiên cứu này sẽ chỉ tập trung vào những công ty IPO theo cơ chế đấu giá qua sàn giao dịch chứng khoán tập trung (bao gồm Sở giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội) trong giai đoạn từ tháng 01/2005 đến tháng 10/2013.

Tính đến tháng 10/2013 có 463 cuộc đấu giá được ghi nhận tại Sở giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Trong 463 cuộc đấu giá này bao gồm cả những cuộc đấu giá của các công ty chào bán lần thứ

hai hoặc lần thứ ba (tức là bản chất không phải là đấu giá phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng), các cuộc đấu giá của những công ty được niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán tập trung hoặc chưa được niêm yết. Do mục đích của bài nghiên cứu, mẫu sẽ chỉ gồm những công ty IPO đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Khi đối chiếu với danh sách các cơng ty niêm yết, tác giả tìm được 127 cuộc đấu giá IPO (theo đúng bản chất là đấu giá phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) của 127 công ty đang niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và sàn UpCom.

Cách thức thu thập các chỉ tiêu cụ thể như sau:

Giá IPO: là giá trúng thầu bình quân của đợt đấu giá IPO. Thông tin này được

lấy trong Báo cáo kết quả đấu giá cổ phiếu do cơ quan tổ chức đấu giá công bố (Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội).

Giá đóng cửa trong ngày giao dịch đầu tiên: được thu thập từ dữ liệu lịch sử

vào ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu tại sàn giao dịch nơi cổ phiếu đó được niêm yết. Thông thường các công ty sẽ niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tập trung sau thời điểm IPO nên thơng tin giá đóng cửa trong ngày giao dịch đầu tiên được thu thập khá dễ dàng. Tuy nhiên, cũng có những cơng ty đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tập trung trước thời điểm IPO, vì vậy thơng tin giá đóng cửa trong ngày giao dịch đầu tiên phải được lấy chính xác vào ngày mà số cổ phiếu chào bán ra cơng chúng đó chính thức được giao dịch (theo thơng báo niêm yết cổ phiếu bổ sung do sàn giao dịch tập trung nơi cổ phiếu đó được niêm yết cơng bố).

Dữ liệu giá IPO và giá đóng cửa trong ngày giao dịch đầu tiên sẽ được dùng để tính tốn mức độ định dưới giá của cổ phiếu IPO.

Giá khởi điểm: là mức giá thấp nhất mà tổ chức phát hành có thể bán cổ phiếu cho nhà đầu tư. Giá khởi điểm có thể được thu thập trong bản cáo bạch của công ty IPO, trên Thông báo đấu giá cố phần hoặc trên Báo cáo kết quả đấu giá do cơ quan tổ chức đấu giá công bố.

Quy mô phát hành: Quy mô phát hành phản ánh quy mô nguồn vốn tối thiểu

mà doanh nghiệp kỳ vọng sẽ thu về sau khi IPO trong trường hợp số cổ phiếu chào bán được bán hết. Quy mơ phát hành được tính bằng cách lấy số lượng cổ phiếu chào bán nhân với giá khởi điểm. Số lượng cổ phiếu chào bán và giá khởi điểm có thể được thu thập trong bản cáo bạch của công ty IPO, trên Thông báo đấu giá cố phần hoặc trên Báo cáo kết quả đấu giá do cơ quan tổ chức đấu giá thông báo.

Chênh lệch tốc độ tăng trưởng GDP tại thời điểm IPO và thời điểm niêm yết:

chỉ tiêu này được tính tốn bằng hiệu số giữa tốc độ tăng trưởng GDP tại thời điểm doanh nghiệp IPO với tốc độ tăng trưởng GDP tại thời điểm doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu tại sàn giao dịch chứng khốn. Để đơn giản trong tính tốn, tác giả sử dụng tốc độ tăng trưởng bình qn GDP tính theo năm. Đầu tiên, năm doanh nghiệp IPO được thu thập trong thông báo đấu giá do cơ quan tổ chức đấu giá ban hành. Năm cổ phiếu IPO chính thức giao dịch sẽ được thu thập từ các sàn giao dịch chứng khoán nơi cổ phiếu đó niêm yết (HSX, HNX hoặc UpCom). Tiếp theo, tương ứng với từng năm sẽ gắn với tốc độ tăng trưởng GDP bình qn năm của năm đó. Tốc độ tăng trưởng GDP từ năm 2005 – 2012 được thu thập từ tổng cục thống kê như trong Bảng 4.1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát một số nhân tố ảnh hưởng đến mức độ định dưới giá khi IPO tại việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)