CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ MARKETING ĐỊA PHƯƠNG
1.2. Qui trình marketing địa phương
1.2.2. Xây dựng tầm nhìn và mục tiêu phát triển của địa phương
Theo Philip Kotler, phân tích SWOT giúp cho nhà marketing địa phương cĩ được bức tranh tổng thể về địa phương của mình. Tuy nhiên, phạm vi marketing thương hiệu địa phương rất rộng so với marketing các thương hiệu sản phẩm hay dịch vụ của các đơn vị kinh doanh. Cĩ rất nhiều dự án cần được phát triển để xây dựng một địa phương. Như vậy, nếu khơng xây dựng được một tầm nhìn tổng thể (coherent vision) thì khơng thể xác định vị trí và thứ tự ưu tiên của các dự án. Vai trị của dân cư địa phương đĩng vai trị quan trọng trong việc xây dựng tầm nhìn của địa phương. Các nhà hoạch định cần phải xem xét điều người dân của địa phương mình mong muốn trong giai đoạn 10 hay 20 năm tiếp theo.
Xây dựng tầm nhìn cho địa phương cũng khơng đơn thuần dựa vào hướng phát triển mà phải xem xét một cách tổng thể nhiều yếu tố. Các yếu tố này bao gồm sự phối hợp các đặc trưng hấp dẫn, thị trường mục tiêu của địa phương, các mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn mà địa phương theo đuổi và các tiền đề địi hỏi cho tầm nhìn. Cũng như trong marketing thương hiệu của doanh nghiệp, nhà marketing địa phương cần xây dựng nhiều tầm nhìn phù hợp cho địa phương mình. Khi xây dựng tầm nhìn cần phải dựa trên năm nguyên tắc:
- Một là, giải pháp thay thế - địa phương phải xây dựng một số viễn cảnh để từ đĩ rút ra được một tầm nhìn tổng thể.
- Hai là, phải cĩ sự nỗ lực chung của khu vực nhà nước và tư nhân đối với sự phát triển của địa phương.
- Ba là, mặc dù cĩ sự tư vấn từ chuyên gia nhưng sự điều hành, trách nhiệm “lèo lái” là của địa phương.
- Bốn là, tầm nhìn phải mang tính dài hạn (5-10 năm). - Năm là, một tầm nhìn phải được chấp nhận và phê chuẩn.