Quá trình phát triển dịch vụ vận tải containe rở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện marketing tại hãng tàu regional container line ở việt nam đến năm 2020 (Trang 26 - 27)

1.2. Tổng quan về dịch vụ vận tải container

1.2.3. Quá trình phát triển dịch vụ vận tải containe rở Việt Nam

Năm 1986, đây là năm nền kinh tế nước ta bắt đầu chuyển hướng từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Cùng với sự thay đổi từng bước của nền kinh tế, phát triển đội tàu biển cũng như các cảng biển và các dịch vụ hàng hải khác đã trở thành một nhu cầu khách quan.

Năm 1986, có sự chuyển đổi ở mơ hình quản lý của ngành hàng hải. Từ Cục đường biển Việt Nam chuyển thành Tổng cục đường biển, sau đó được đổi thành Liên hiệp hàng hải Việt Nam và cuối cùng là Cục Hàng hải Việt Nam. Ngành hàng hải thời gian này cịn khá trì trệ và tụt hậu do vẫn chưa thốt được khỏi cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, còn phụ thuộc quá nhiều vào sự viện trợ của khối XHCN. Tuổi tàu trung bình của các đội tàu ngày càng cao mà hầu như khơng có sự đầu tư bổ sung thay thế. Trình độ quản lý và tay nghề của thuyền viên ngày càng lạc hậu so với các nước khác trong khu vực. Đặc biệt, các đội tàu địa phương liên tục bị thua lỗ, dần dần phải tự giải thể hoặc thanh lý, số lượng ít ỏi cịn lại hầu hết chỉ chạy các tuyến trong nước để chở hàng nội địa. Trong khi đó, xu hướng chun mơn hóa trong vận tải biển thế giới ngày càng phát triển, đặc biệt là xu hướng container hóa.

Đối với Việt Nam, cho tới trước năm 1988, loại hình vận chuyển bằng container là điều khá mới mẻ. Sự ra đời của liên doanh vận tải biển Việt - Pháp (GEMATRANS) năm 1988 là bước khởi đầu đánh dấu sự tham gia của Việt Nam vào phương thức vận chuyển tiên tiến trên thế giới. Cảng Tân Thuận trở thành là cảng đầu tiên khai thác dịch vụ container. Năm 1991, công ty Vietfracht liên doanh với tập đoàn NOL của Singapore để khai thác tuyến Việt Nam đi Singapore. Tuy nhiên với số lượng tàu quá ít ỏi và nhỏ nên các liên doanh này không thể đáp ứng được nhu cầu xuất nhập khẩu của đất nước. Vì thế, hàng loạt các hãng tàu vận chuyển container lớn trên thế giới đã lần lượt đặt chân đến Việt Nam như: Maesk, APL, RCL, Wanhai... để khai thác. Lúc này các cảng container cũng lần lượt xuất hiện thêm là cảng Bến Nghé, cảng Khánh Hội, cảng Tân Cảng, VICT…

Trước tình hình đó, đến năm 1996, Tổng công ty hàng hải đã tập trung phát triển các loại tàu chuyên dụng mà trước đây chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường

như: tàu chở hàng rời, tàu chở dầu thô, dầu sản phẩm và tàu container... Cụ thể đối với tàu chở container thì:

- Từ năm 1997 đến năm 2000, Tổng công ty trực tiếp đầu tư phát triển 9 chiếc tàu với tổng trọng tải 6.106 TEU.

- Từ năm 2001 đến năm 2005, đầu tư mới thêm khoảng 8 tàu container loại 800- 1.200 TEU.

- Từ năm 2005 đến năm 2010, tăng cường đầu tư cho khoảng 8 tàu loại trọng tải 1.000 đến 1.200 TEU.

Như vậy, từ năm 2001 đến năm 2010, đội tàu container sẽ có thêm 16 chiếc với trọng tải 17.600 TEU tương đương 220.000 DWT, đảm nhiệm vận chuyển được khoảng 1 triệu TEU/ năm tương đương 12 triệu tấn hàng hóa. Tuy nhiên số lượng tàu trên chỉ đáp ứng được nhu cầu lưu chuyển container giữa các cảng nội địa và một số cảng ở một vài nước trong Đơng Nam Á, cịn lại cũng chủ yếu cho các hãng tàu nước ngoài thuê. Bởi chúng ta chưa có một hãng tàu nào có đủ tiềm lực về tài chính, cơ sở vật chất, cơng nghệ… để có thể tham gia vận tải container quốc tế giữa Việt Nam với các nước. Song trong tương lai, khi mà nền kinh tế Việt Nam đã phát triển thì việc hình thành các hãng tàu container quốc tế chắc chắn sẽ trở thành hiện thực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện marketing tại hãng tàu regional container line ở việt nam đến năm 2020 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)