Tình hình hoạt động kinh doanh của RCL tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện marketing tại hãng tàu regional container line ở việt nam đến năm 2020 (Trang 39 - 41)

2.1. Sơ lược về hãng tàu RCL tại Việt Nam

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của RCL tại Việt Nam

2.1.3.1 Sản lượng và doanh thu

Đây là những chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của một hãng tàu container. Sản lượng và doanh thu tăng trưởng đều qua các năm cho thấy RCL hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả và ngược lại. Bảng 2.1 dưới đây cho thấy kết quả sản lượng và doanh thu của RCL hoạt động tại Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2010.

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh hàng xuất từ năm 2006 đến 2010

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Sản lượng (TEU) 38.450 47.876 57.290 54.942 62.704

Tỷ lệ (%) 24,52 19,66 - 4,1 14,13

Doanh thu (USD) 4.998.500 6.463.260 8.220.600 6.867.750 8.151.520

Tỷ lệ (%) 29,30 27,19 - 16,46 18,69

(Nguồn: Báo cáo của phòng Marketing RCL) Các số liệu trên cho thấy, tốc độ tăng trưởng này không đều qua các năm. Năm 2007 sản lượng tăng 24,52% và doanh thu tăng 29,30%. Năm 2008 sản lượng tiếp tục tăng nhưng ít hơn so với năm 2007 nhưng doanh thu có sự tăng nhiều hơn, đây là do có sự tăng giá bán trong năm 2008 và được xem là năm làm ăn khá tốt trong ngành này ở Việt Nam. Nhưng đến năm 2009, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên sản lượng đã

giảm 4,1%, nhưng doanh số đã giảm đáng kể tới 16,46%, và đây được xem là năm lỗ nhiều nhất trong các hãng tàu container trên thế giới. Tính riêng cho tập đồn RCL thì số tiền lỗ trong năm 2009 lên đến 65 triệu USD. Song đến năm 2010, thì tình hình có sự cải thiện đáng kể, do lượng hàng hóa tăng trở lại đã làm cho doanh thu cũng tăng thêm. Nhưng đây không phải xem là năm làm ăn thuận lợi của RCL. Vì thực chất, lượng hàng tăng này là do hàng của các hãng tàu lớn chuyển qua (hàng SOC), chủ yếu là đi Singapore để chuyển tải xếp lên tàu mẹ. Vì trong năm 2009 các hãng tàu lớn hầu như bị lỗ nên họ phải giảm bớt tàu khai thác tuyến ngắn mà tập trung vào những tuyến dài có lợi nhuận nhiều hơn. Do đó sản lượng của RCL có tăng nhiều hơn nhưng giá cước đã giảm đi rất nhiều nên lợi nhuận không đáng kể.

2.1.3.2 Sản lượng hàng xuất và hàng nhập

Để hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh của RCL, cần phân tích cụ thể hơn chỉ tiêu sản lượng giữa hàng xuất và hàng nhập.

Bảng 2.2: Sản lượng hàng xuất và hàng nhập (COC) từ năm 2006 đến 2010

Đơn vị: TEU

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Sản lượng hàng xuất 19.225 23.938 28.645 27.471 31.352

Sản lượng hàng nhập 22.742 27.942 32.878 31.215 33.872

Tổng cộng 41.967 51.880 61.523 58.686 65.224

(Nguồn: Báo cáo của phòng Marketing RCL) Bảng 2.2 cho thấy, sản lượng nhập khẩu của RCL ln nhiều hơn sản lượng xuất khẩu. Chính vì thế, RCL phải thường xuyên không nhận hàng xuất của khách hàng SOC mà ưu tiên để chỗ trên tàu nhằm xuất container rỗng trả về Thái Lan, Trung Quốc, Singapore… để đóng hàng. Điều này đã làm cho chi phí tăng lên đáng kể cũng như giảm nhiều tính cạnh tranh của RCL tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên kết quả trong năm 2010 cho thấy, mức độ chênh lệch này có sự giảm xuống, do số lượng hàng xuất

có sự tăng nhanh trong khi hàng nhập có xu hướng tăng chậm lại. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng tại thị trường Việt Nam của RCL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện marketing tại hãng tàu regional container line ở việt nam đến năm 2020 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)