KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ QUAN CẤP TRÊN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH Ngôi Sao Hy Vọng (Trang 100 - 103)

- DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

3.3.2. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ QUAN CẤP TRÊN

Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi là ngành có quan hệ trực tiếp gắn bó mật thiết tới ngành chăn nuôi một trong hai ngành cơ bản của nền nông nghiệp Việt Nam. Do vậy để ngành chăn nuôi phát triển thì Nhà nước cần có một số

giải pháp phát triển ngành sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi tạo điều kiện thúc đẩy phát triển của ngành chăn nuôi trong nước phát triển theo.

- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ với nguyên vật liệu phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi. Vì thực tế hiện nay trong ngành thức ăn chăn nuôi là chí phí cho nguyên vật liệu đầu vào khá cao dẫn tới giá thành sản phẩm thức ăn chăn nuôi cao điều này tác động tới ngành chăn nuôi làm giá thành sản phẩm chăn nuôi cao khó có khả năng cạnh tranh được với sản phẩm chăn nuôi ngoại nhập. Do vậy Nhà nước nên có chính sách thuế hợp lý đối với các nguyên liệu đầu vào của ngành sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi.

- Nhà nước cũng cần có kế hoạch chiến lược quy hoạch vùng trồng loại cây làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi như đỗ tương, ngô, các loại đậu khác. Vì thực tế hiện nay giá các loại nguyên liệu này ngày càng có xu hướng tăng lên, nếu như chúng ta không chủ động được nguyên liệu sẽ dẫn tới ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi chỉ là ngành gia công lợi nhuận thấp và phụ thuộc bên ngoài, rủi ro kinh doanh cao.

- Nhà nước cũng cần có biện pháp khuyến khích hỗ trợ để ngành chăn nuôi trong nước phát triển theo hướng tập trung quy mô lớn, chăn nuôi theo hình thức trang trại, thành lập hợp tác xã chăn nuôi. Có như vậy thì sản phẩm của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi mới có thị trường vì chăn nuôi có phát triển thì thức ăn chăn nuôi công nghiệp mới được sử dụng phổ biến.

- Riêng đối với Bộ Nông nghiệp và PTNT đơn vị chủ quản trực thuộc cần tạo mọi điều kiện để Công ty có những thông tin cần thiết, về thị trường, về ngành chăn nuôi để Công ty có thêm căn cứ trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.

KẾT LUẬN

Hiện nay khi Việt Nam đã ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO cơ hội mới và thách thức mới. Công ty buộc phải cạnh tranh để tồn tại không chỉ cạnh tranh với các Công ty trong nước mà còn phải cạnh tranh với bên ngoài.

Hoạt động sản xuất kinh doanh là một quá trình phức tạp nhiều khâu có mắt xích liên kết với nhau. Kết quả của khâu này có ảnh hưởng trực tiếp tới các khâu khác. Trong kinh doanh việc sản xuất ra sản phẩm đã khó nhưng việc tiêu thị sản phẩm còn khó khăn hơn nhiều. Khâu tiêu thụ sản phẩm tìm hiểu nghiên cứu trước khi sản xuất ra sản phẩm.

Công ty TNHH Ngôi Sao Hy Vọng là Công ty đang trong trên đà phát triển. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã đạt được những thành tựu to lớn. Bên cạnh đó còn có rất nhiều khó khăn cần giải quyết trong đó có khâu tiêu thụ sản phẩm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Các báo cáo của Công ty TNHH Ngôi Sao Hy Vọng

2.PGS.TS Trương Đình Chiến. Giáo trình Quản trị kênh phân phối, trường ĐH Kinh tế quốc dân - NXB ĐH Kinh tế quốc dân.

3.Ths. Nguyễn Vân Điềm và PGS. Ts Nguyễn Ngọc Quân (2006). Giáo

trình Quản trị nhân lực (tái bản ), ĐH Kinh tế quốc dân- NXB Lao động-Xã

hội Hà Nội .

4.GVC.ThS. Đồng Văn Đạt (2010).Giáo trình Phân tích hoạt động kinh

doanh – NXB Khoa học và Kỹ thuật .

5.Philip Kotler. Giáo trình Quản trị Marketing - Nhà xuất bản Lao động Xã hội

6. Nguyễn Hải Sản ( 2007). Giáo trình Quản trị tài chính Công ty - NXB Tài chính Hà Nội .

7.Ths. Nguyễn Tấn Thịnh. Giáo trình Quản lý nhân lực trong Công ty

(tái bản lần 2), ĐH Bách khoa Hà Nội- NXB Khoa học và Kỹ thuật.

8. Trần Xuân Kiên( 1998), Chìa khóa để nâng cao năng lực tiếp thị và

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH Ngôi Sao Hy Vọng (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w