Kinh nghiệm mở rộng tín dụng thơng qua cấp tín dụng hợp vốn tại một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động tín dụng đầu tư của ngân hàng phát triển việt nam thông qua tín dụng hợp vốn của ngân hàng thương mại (Trang 34 - 41)

ngân hàng trên thế giới

Kinh tế tồn cầu tăng trưởng chậm những năm gần đây, GDP của Mỹ, EU, Nhật Bản và các thị trường mới nổi đều giảm. Tỷ lệ thất nghiệp ở các nước

phát triển vẫn duy trì ở mức cao, các nước đang phát triển đối mặt với áp lực lạm phát nặng nề. Thị trường tài chính tồn cầu dao động dữ dội với sự gia tăng tính dễ

bay hơi của thị trường chứng khốn tồn cầu. Châu Âu chịu ảnh hưởng bởi tình

trạng khủng hoảng nợ cơng. Đồng đơ la Mỹ cĩ sự giảm giá mặc dù khơi phục sau

đĩ, sự yếu đi của đồng tiền chung Châu Âu, đồng yên Nhật tiếp tục tăng giá. Giá cả hàng hĩa tăng mạnh, đáng kể đến là năng lượng, ngũ cốc và giá vàng thế giới

ghi nhận ở mức kỷ lục. Kinh tế Trung Quốc những năm qua cũng khơng thốt khỏi tình trạng trên và cĩ sự suy giảm tốc độ tăng trưởng (số liệu xem tại Phụ lục 2).

Hình 1.1. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và tồn cầu (2007-2011)

Tồn cầu Đơn vị: phần trăm (%)

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000 2007 2008 2009 2010 2011

Đối mặt với mơi trường kinh tế thế giới và trong nước phức tạp, bất ổn,

Chính phủ Trung Quốc tăng cường và cải tiến chính sách quản lý vĩ mơ, củng cố và xây dựng những mục tiêu nhằm đối phĩ với khủng hoảng tài chính tồn cầu, ngăn chặn sự tăng giá quá nhanh, nhìn nhận cẩn thận và đẩy nhanh tăng trưởng

kinh tế. Chính phủ Trung Quốc thực thi chính sách tài khĩa năng động và chính sách tiền tệ thận trọng để sắp đặt sự phát triển kinh tế nhanh, cẩn thận với việc tái cấu trúc kinh tế và kiềm chế lạm phát ở mức độ mong muốn.

Vì vậy, Trung Quốc là một trong số ít quốc gia mà tín dụng liên tục phát triển bất kể cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu (số liệu xem tại Phụ lục 3). Một yếu tố quan trọng gĩp phần vào việc tăng trưởng tín dụng tại Trung Quốc là nguồn tín dụng được cung cấp phong phú bởi các ngân hàng trong nước và một phần cĩ thể thấy do các ngân hàng Trung Quốc cùng hợp vốn với nhau để chiếm lĩnh thị trường cho vay trong nước, thể hiện rõ ở các năm 2007, 2008, 2009 là các năm

tăng trưởng tín dụng của Trung Quốc tăng cao tương ứng với việc tăng các khoản

cho vay hợp vốn của Trung Quốc ở cả thị trường tín dụng trong và ngồi nước.

Hình 1.2. Tăng trưởng tín dụng của Trung Quốc (2007-2011)

Đơn vị: tỷ nhân dân tệ

Theo truyền thống, các ngân hàng quốc tế thống trị "bảng xếp hạng" các tổ chức tín dụng hợp vốn và đầu mối dàn xếp khoản cấp tín dụng hợp vốn cho khách hàng vay Trung Quốc. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2007, khối lượng cấp

0 5 10 15 20 25 30 35 2005 2006 2007 2008 2009 0 5 10 15 20 25 30 35 2005 2006 2007 2008 2009

tín dụng hợp vốn hàng năm tại Trung Quốc với vai trị thành viên đầu mối dàn xếp

và đầu mối cấp tín dụng là các ngân hàng trong nước đã tăng lên rõ rệt, bù đắp vào

khoản sụt giảm do sự rút lui của các ngân hàng quốc tế (số liệu xem tại Phụ lục 4).

Hình 1.3. Vai trị đầu mối cấp tín dụng hợp vốn ở Trung Quốc

Đơn vị: tỷ USD

Trung Quốc

Nước ngồi

Các ngân hàng quốc tế khơng sẵn sàng cho vay trong cuộc khủng hoảng cũng đã được thể hiện qua dữ liệu lượng cấp tín dụng hợp vốn theo loại tiền tệ. Trong năm 2006, gần 80% các khoản cấp tín dụng hợp vốn ở Trung Quốc cĩ nguồn

gốc bằng ngoại tệ, chủ yếu là đơ la Mỹ. Sau đĩ, thị phần của khoản vay ngoại tệ bị thu hẹp, ít hơn 5% trong năm 2009 (số liệu xem tại Phụ lục 4).

Hình 1.4. Tín dụng hợp vốn ở Trung Quốc theo loại tiền

Đồng nhân dân tệ Đơn vị: tỷ USD

Đồng nước ngồi

Chứng tỏ năng lực của các ngân hàng nước ngồi trong việc cấp tín dụng

rằng các ngân hàng địa phương đang đĩng vai trị quan trọng trong việc cấp tín dụng hợp vốn bằng đồng Nhân dân tệ ở Trung Quốc.

Bên cạnh việc đẩy mạnh cấp tín dụng hợp vốn ở thị trường trong nước,

tận dụng cơ hội nhiều ngân hàng lớn trên thế giới đang gặp khĩ khăn về tài chính, các ngân hàng Trung Quốc đẩy mạnh mối quan hệ với các cơng ty đa quốc gia và

tăng cường sự hiện diện của họ trên thị trường quốc tế thơng qua việc đẩy mạnh

cấp tín dụng hợp vốn ra nước ngồi, thể hiện ở việc các Ngân hàng Trung Quốc đang đẩy mạnh thâm nhập cấp tín dụng hợp vốn tại nhiều thị trường lớn như Mỹ,

Úc, Nhật đến thị trường nhỏ như Đài Loan, Hồng Kơng, các nền kinh tế mới nổi... Tại Mỹ, với số liệu trong vịng 8 tháng, dự đốn năm 2012 tổng thị phần nợ

tín dụng hợp vốn của các Ngân hàng Trung Quốc tăng 6,1% so với 5,1% năm 2011. Tổng giá trị cho vay hợp vốn của các ngân hàng Trung Quốc trong 8 tháng chạm 51 tỷ USD. Lượng cho vay tại Mỹ của các ngân hàng Trung Quốc tăng cũng do tình hình tài chính của họ tương đối tốt so với các ngân hàng Mỹ. S&P năm ngối đã nâng xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Ngân hàng Trung Quốc (Bank of

China - BOC) và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (China Construction Bank - CCB) từ A- lên A, đồng thời giữ nguyên xếp hạng A của Ngân hàng cơng thương

Trung Quốc (Industrial and Commercial bank of China -ICBC). Trong khi đĩ, xếp hạng tín nhiệm của Ngân hàng Mỹ (Bank of America), Tập đồn City (Citigroup) và Goldman Sachs bị hạ xuống A-. Hoạt động cho vay của CCB tại Mỹ tăng lên 2 tỷ USD năm nay từ 600 triệu năm 2009. Trong khi, ICBC cho vay hơn 1,3 tỷ USD vào cuối năm 2011 so với 0 đầu năm 2009. Các thương vụ lớn gần đây gồm BOC tham gia cho vay hợp vốn 1,4 tỷ USD cơng ty thiết bị y tế Zimmer Holdings,

Ngân hàng Đơng Á (Bank of East Asia) tham gia khoản cho vay 575 triệu USD cơng ty rượu bia Costellation Brands. Nổi bật, ICBC tham gia khoản vay 11,8 tỷ

USD cho Walmart. Song song đĩ, các Ngân hàng Trung Quốc cũng đang

thâm nhập mạnh vào thị trường Úc nhằm thay thế các định chế tài chính Châu Âu.

Đến đầu năm 2012, các Ngân hàng Châu Á, chủ yếu là Trung Quốc và Nhật Bản

trước. Trong đĩ, cĩ thể kể đến Ngân hàng Trung Quốc đang đi đầu trong việc

thâm nhập thị trường này là ICBC. Từ đầu năm đến cuối tháng 4 năm 2012, tổng khoản tiền cho vay của ICBC ở Úc là 859 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngối. ICBC đã cấp vốn 5,7 tỷ USD cho dự án phát triển nhà máy khử muối ở

Victoria , 3,2 tỷ USD nâng cấp bệnh viện Royal Adelaide và nhiều dự án khai mỏ

khác. Ngồi ICBC, rất nhiều ngân hàng Trung Quốc khác cũng nhắm đến thị trường Australia. Trong 4 tháng đầu năm, CCB cũng cung cấp 80 triệu USD

khoản vay ở Australia, từ con số 0 trong năm 2011. Các ngân hàng này chủ yếu cấp khoản vay hợp vốn cho các doanh nghiệp lớn của Australia được coi là “thống lĩnh thị trường” như cơng ty viễn thơng Telstra, tập đồn khai mỏ Rio Tinto hay nhà

cung cấp năng lượng. Trung Quốc tiêu thụ khoảng 60% hàng xuất khẩu của Australia, chủ yếu là quặng sắt và than đá. Ngồi ra, Trung Quốc cũng là đối tác

thương mại lớn nhất của Australia.

Cịn tại Đài Loan, mặc dù trong nửa đầu năm 2012, các khoản vay hợp vốn tại thị trường này sụt giảm đến 30% nhưng các khoản vay hợp vốn của Trung Quốc tại thị trường này lại cĩ sự gia tăng lên đến 22 tỷ USD. Ba ngân hàng hàng đầu của Trung Quốc là Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (China Development Bank – CDB), COB, ICBC cùng nhau chiếm thị phần gần 30% trong thị trường cho vay

hợp vốn ở Châu Á.

Cĩ thể nĩi, với các chiến lược thận trọng, Trung Quốc đang ngày càng chứng tỏ sự phát triển và lớn mạnh của mình trên thị trường thế giới trong nhiều

lĩnh vực. Đặc biệt, trong lĩnh vực tài chính, các ngân hàng Trung Quốc khơng những đang đẩy lùi sự chiếm lĩnh của các ngân hàng quốc tế tại thị trường nội địa mà cịn đang tìm cách đẩy mạnh thâm nhập vào thị trường tài chính của nhiều

nền kinh tế trên thế giới. Các ngân hàng Trung Quốc đã đạt được một số kết quả đáng khâm phục, thị phần cho vay hợp vốn tại các thị trường khơng ngừng

phát triển và tăng trưởng, chất lượng phục vụ khơng ngừng được nâng cao. Ví dụ như: BOC trong năm 2009 và 2010, theo thống kê của Basis Point, đứng đầu trong

Nhật Bản). BOC được Hiệp hội ngân hàng Trung Quốc cũng như Euro Week Asia trao các giải thưởng về cho vay hợp vốn. ICBC trong vịng 3 năm (2009-2011) cũng đã được Hiệp hội Ngân hàng Trung Quốc trao giải thưởng Biểu hiện tốt nhất

trong cho vay hợp vốn, Giao dịch tốt nhất trong cho vay hợp vốn.

Ngân hàng Phát triển Trung Quốc cĩ vai trị gần giống như vai trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam là cho vay các đối tượng ưu tiên, trọng điểm của nền kinh tế (các dự án phát triển năng lượng, hạ tầng cơ sở…), tuy nhiên, lãi suất cho vay của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc gần sát với lãi suất của thị trường. Xem xét tình hình cho vay hợp vốn của các Ngân hàng Trung Quốc, ta nhận thấy Ngân hàng Phát triển Trung Quốc cũng là một trong những Ngân hàng Trung Quốc chú trọng

đến phương thức này nhằm mở rộng thị phần tín dụng trong nước và thâm nhập thị trường tín dụng các nước. Từ thực tiễn trên, ta cĩ thể rút ra một số bài học cho hệ

thống ngân hàng Việt Nam nĩi chung và Ngân hàng Phát triển Việt Nam nĩi riêng: - Trong tình hình kinh tế khĩ khăn ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động của các tổ chức tín dụng, các tổ chức tín dụng trong nước cần thiết cĩ sự hợp vốn với nhau để đẩy mạnh cấp vốn cho các dự án lớn, trọng điểm qua đĩ đẩy mạnh thị phần tín dụng trong nước của mình.

- Đĩng vai trị cơng cụ tài chính của Chính phủ cĩ nhiệm vụ hỗ trợ cho vay các dự án ưu đãi, Ngân hàng Phát triển Việt Nam cũng cần thơng qua tín dụng hợp vốn của các Ngân hàng thương mại để đưa nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ, chia sẻ một phần khĩ khăn đến các dự án thuộc đối tượng ưu đãi nhưng chưa tiếp cận được nguồn vốn, gĩp phần cải thiện hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam tốt hơn, hiệu quả hơn.

- Các ngân hàng thương mại trong nước cùng với Ngân hàng Phát triển Việt Nam hợp tác với nhau trong việc cấp tín dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các

doanh nghiệp vừa được đảm bảo nguồn vốn hoạt động, vừa được tiếp cận nguồn vốn với lãi suất thấp. Bên cạnh đĩ, các ngân hàng tăng cường sự hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động, tiến tới lộ trình thâm nhập vào các thị trường tài chính mới nổi trong khu vực, khẳng định vị thế, vai trị của Việt Nam trên trường quốc tế.

TĨM TẮT CHƯƠNG 1

Trong phần này, luận văn giới thiệu những lý luận chung về hoạt động tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, tín dụng hợp vốn của

Ngân hàng thương mại và kinh nghiệm mở rộng hoạt động tín dụng thơng qua thực

hiện tín dụng hợp vốn của một số Ngân hàng Trung Quốc.

Việc phối hợp cho vay với nhiều hình thức và nhiều nguồn vốn giúp

chúng ta huy động nhiều nguồn lực để cho vay đối với những dự án lớn mang

tầm vĩc khu vực trong nước. Bên cạnh đĩ, khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập với kinh tế thế giới, hoạt động tín dụng của ta cũng phải dần dần tuân thủ theo các thơng lệ quốc tế để ngày càng hịa nhập và tiến đến thâm nhập vào những nền kinh tế trong khu vực.

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ

CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM THƠNG QUA TÍN DỤNG HỢP VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động tín dụng đầu tư của ngân hàng phát triển việt nam thông qua tín dụng hợp vốn của ngân hàng thương mại (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)