Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động tín dụng đầu tư của ngân hàng phát triển việt nam thông qua tín dụng hợp vốn của ngân hàng thương mại (Trang 60 - 62)

2.4. Những tồn tại trong hoạt động tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển

2.4.1.1. Kết quả khảo sát

Với kết quả khảo sát 100 đối tượng đang làm việc với vị trí liên quan đến

tín dụng tại 10 ngân hàng thương mại (Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP

Nam Việt, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín, Ngân hàng TMCP Phương Đơng, Ngân hàng TMCP Việt Á, Ngân hàng

TMCP Quốc Tế) (xem thêm phụ lục 7), chúng ta nhận thấy:

- Với nhĩm câu hỏi khảo sát về nhận thức của đối tượng đối với nghiệp vụ tín dụng hợp vốn, ý kiến đa số được thể hiện ở những nội dung sau:

+ Trên 50% đối tượng cho rằng cấp tín dụng hợp vốn là do một nhĩm

tổ chức tín dụng cùng liên kết để tập hợp vốn.

+ 79 % đối tượng cho rằng cấp tín dụng hợp vốn chỉ thơng qua một hợp đồng vay được ký kết với khách hàng vay.

- Với nhĩm câu hỏi khảo sát về thực trạng:

+ 62% đối tượng cho biết đơn vị cĩ thực hiện nghiệp vụ tín dụng hợp vốn cho thấy phương thức này đang thực hiện tương đối nhiều tại các ngân hàng.

+ Khoảng 73% đối tượng cho biết các ngân hàng phối hợp tốt với nhau trong tín dụng hợp vốn.

+ Tỷ lệ tín dụng hợp vốn khơng cĩ sự khác biệt quá lớn tỷ lệ khoảng 4-6% chiếm cao nhất 25%, khoảng 7-10% là 17% và trên 10% là 12%.

+ 83% đối tượng khảo sát nêu việc cấp tín dụng hợp vốn được áp dụng trong tất cả các trường hợp như khi nhu cầu xin cấp tín dụng vượt giới hạn quy định,

khả năng tài chính và nguồn vốn của tổ chức tín dụng khơng đáp ứng, hạn chế

rủi ro, huy động vốn từ nhiều nguồn.

+ Các ý kiến cho rằng tín dụng hợp vốn chưa áp dụng rộng rãi tại các

ngân hàng là do tất cả các trường hợp: thiếu sự nhất trí giữa các ngân hàng tham

gia, đây là hình thức chưa phổ biến, chính sách lãi suất chưa hợp lý, dự án chưa đáp ứng các điều kiện, chiếm tỷ lệ 56%.

+ Đa số ý kiến (47%) cho rằng khách hàng phải đĩng phí đầu mối cho các

ngân hàng thương mại và 31% cho rằng khách hàng phải đĩng tất cả các loại phí (phí đầu mối, phí quản lý, phí cam kết).

+ 41% ý kiến cĩ chung quan điểm là phương thức này được áp dụng cho

tất cả các trường hợp của các dự án (cĩ sự tham gia của nguồn vốn kích cầu,

vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, dự án xây dựng cơ bản, cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội).

+ Và tỷ lệ là 57% cho rằng việc cấp tín dụng hợp vốn đối với tổ chức

tín dụng nước ngồi rất khĩ khăn do rào cản về ngơn ngữ.

- Với nhĩm câu hỏi về quan điểm của đối tượng trong việc thực hiện phương thức này cũng như là giải pháp thực hiện, tình hình như sau:

+ Trên 50% cho rằng việc cấp tín dụng hợp vốn nên áp dụng tùy theo dự án hoặc tổng mức vốn vay.

+ Trên 50% ý kiến nêu để mở rộng tín dụng hợp vốn cần nâng cao năng lực của cán bộ thẩm định, cán bộ ngân hàng, cĩ nguồn vốn trung dài hạn, cĩ biện pháp quản trị rủi ro lãi suất và xây dựng quy trình phối hợp chặt chẽ.

+ 57% ý kiến cho rằng cĩ thể tiến hành lập Hội đồng thẩm định hoặc khơng cần lập Hội đồng thẩm định nhưng phải đảm bảo sự thống nhất của các thành viên về tính khả thi của dự án.

+ 53% ý kiến cho rằng giao tổ chức đầu mối xử lý tài sản khi cĩ rủi ro, 47% cho rằng tổ chức đầu mối và các thành viên cùng phối hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động tín dụng đầu tư của ngân hàng phát triển việt nam thông qua tín dụng hợp vốn của ngân hàng thương mại (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)