Phát triển Việt Nam thơng qua tín dụng hợp vốn của Ngân hàng thương mại.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta khơng ngừng tăng trưởng và hội nhập với thế giới. Sự tăng trưởng và hội nhập trên mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng khơng ít thách thức và rủi ro đối với nền kinh tế, các doanh nghiệp trong nước gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía các nhà đầu tư nước ngồi, địi hỏi doanh
nghiệp trong nước khơng ngừng nâng cao năng lực, hiện đại hĩa và mở rộng quy mơ sản xuất. Tuy nhiên, với nguồn vốn tự cĩ ban đầu cịn khiêm tốn, các doanh
nghiệp cần sự hỗ trợ vốn từ tổ chức tín dụng. Vì vậy, với những chính sách hỗ trợ
và điều hành linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước, hệ thống ngân hàng trong những năm gần đây phát triển rất nhanh về quy mơ và mạng lưới hoạt động. Để đáp ứng
kịp thời nguồn vốn cho nền kinh tế và đa dạng hĩa hoạt động tín dụng, các tổ chức tín dụng trong đĩ cĩ Ngân hàng Phát triển Việt Nam cần thiết mở rộng việc cấp tín
dụng với nhiều hình thức, điều này khơng chỉ mang lại lợi ích cho hoạt động của các tổ chức tín dụng mà cịn mang đến nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp.
1.3.1. Đối với Bên nhận tín dụng hợp vốn
Trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, để trụ vững
và duy trì hoạt động, các doanh nghiệp phải tập trung đầu tư chiều sâu, đổi mới cơng nghệ, đa dạng hố sản phẩm và mở rộng quy mơ. Để thực hiện hiệu quả điều này, vốn chính là bài tốn nan giải mà các doanh nghiệp phải đối mặt. Doanh nghiệp phải tính tốn kênh huy động vốn trên thị trường chứng khốn hoặc vay vốn từ các tổ chức tín dụng và lựa chọn phương án mà mức chi phí bỏ ra hiệu quả nhất.
Khi tập hợp nguồn vốn lớn, doanh nghiệp cần phải huy động vốn khơng chỉ từ một tổ chức tín dụng mà phải huy động vốn từ nhiều tổ chức tín dụng vì cĩ thể một tổ chức tín dụng khơng thể đáp ứng được nhu cầu vay của doanh nghiệp do vướng quy định về vốn hoặc do khả năng nguồn vốn hạn chế hoặc do sự phân tán
rủi ro. Trường hợp này, doanh nghiệp cần thiết tìm đến phương thức tín dụng hợp
vốn từ nhiều tổ chức tín dụng cho dự án của mình.
Bên cạnh đĩ, với dự án lớn vượt quá giới hạn về vốn của một tổ chức tín dụng, nếu khơng áp dụng phương thức tín dụng hợp vốn, doanh nghiệp thường phải tìm đến nhiều tổ chức tín dụng để vay vốn. Điều này khiến kéo dài thời gian huy động nguồn vốn của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh, gây
tổn thất cho doanh nghiệp nhưng kết quả đạt được cũng khơng chắc chắn. Một số tổ chức tín dụng sau khi xem xét khơng đồng ý cấp tín dụng cho doanh nghiệp, một số khác đồng ý cấp tín dụng nhưng với lãi suất cao vì đánh giá độ rủi ro của
dự án lớn. Ngồi ra, việc nhiều tổ chức tín dụng cùng tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh cũng ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Đến với nghiệp vụ cấp tín dụng hợp vốn, doanh nghiệp cĩ thể thơng qua
quan hệ tốt với tổ chức tín dụng mà doanh nghiệp đang giao dịch hoặc tìm đến một tổ chức tín dụng cĩ uy tín làm thành viên đầu mối dàn xếp để gửi hồ sơ vay vốn.
Sau khi nghiên cứu, nếu dự án cĩ tính khả thi, thành viên đầu mối dàn xếp sẽ
Việc thành viên đầu mối dàn xếp đứng ra mời các tổ chức tín dụng sẽ giúp cho
doanh nghiệp tiếp cận được nguồn tín dụng dễ dàng hơn. Mặt khác với uy tín và độ tin cậy cao hơn khi đã từng cĩ mối quan hệ tín dụng tốt với thành viên đầu mối dàn xếp, doanh nghiệp cĩ thể được xem xét vay vốn với lãi suất ưu đãi.
Đồng thời, doanh nghiệp cĩ thể thơng qua việc áp dụng phương thức cấp
tín dụng hợp vốn đối với dự án để mở rộng và tạo mối quan hệ tốt với nhiều
tổ chức tín dụng hơn. Điều này, tạo cơ hội cho doanh nghiệp lựa chọn đơn vị
cung cấp dịch vụ tốt nhất với chi phí giao dịch hợp lý thay vì chỉ cĩ quan hệ với một tổ chức tín dụng như trước đây.
1.3.2. Đối với Bên cấp tín dụng hợp vốn
Cấp tín dụng hợp vốn khơng những cần thiết đối với các doanh nghiệp mà cịn rất cần thiết cho các tổ chức tín dụng trong việc mở rộng quy mơ, đa dạng hĩa sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Cấp tín dụng hợp vốn giúp đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án lớn trong trường hợp vượt các quy định đảm bảo an tồn tín dụng của Ngân hàng Nhà nước.
Hệ thống ngân hàng trong những năm gần đây phát triển rất nhanh cả về số lượng và chất lượng, tuy nhiên, nhằm đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an tồn, hiệu quả, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành một loạt các quy định buộc các tổ chức tín dụng phải tuân thủ như: tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu, hệ số khả năng thanh tốn, hạn mức cho vay đối với một khách hàng,…Chính hoạt động cấp tín dụng hợp vốn với khả năng cung cấp các nhu cầu vốn lớn vượt giới hạn hạn mức cho vay của
một tổ chức tín dụng đã đáp ứng được các yêu cầu trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo hoạt động của tổ chức tín dụng an tồn trong hành lang pháp lý cho phép.
Trong một vài năm gần đây, với tốc độ phát triển của nền kinh tế, Nhà nước cũng khơng ngừng huy động nhiều nguồn vốn đầu tư cho các dự án lên đến hàng nghìn tỷ đồng nhằm phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội và giao cho các Tổng cơng ty, các Tập đồn làm chủ đầu tư dự án. Với số vốn lớn như vậy, các Tập đồn,
Tổng cơng ty khơng thể thực hiện tốt vai trờ, nhiệm vụ của mình nếu khơng được sự hỗ trợ vốn từ các tổ chức tín dụng qua hình thức cấp tín dụng hợp vốn.
Hoạt động cấp tín dụng hợp vốn từng bước được áp dụng và phát triển như một tất yếu khách quan với ưu điểm giúp các tổ chức tín dụng vừa cung cấp đủ vốn cho nền kinh tế vừa đảm bảo hoạt động tuân thủ theo pháp luật.
Phương thức cấp tín dụng hợp vốn giúp các tổ chức tín dụng hạn chế rủi ro
tín dụng. Trong hoạt động tín dụng, các tổ chức tín dụng xây dựng cho mình một danh mục cho vay và thường phân bổ doanh số cho vay đều đối với tất cả các loại
hình dự án thuộc danh mục. Cấp tín dụng hợp vốn giúp các tổ chức tín dụng cĩ thể tiếp cận với nhiều loại hình dự án để cấp tín dụng nhưng mức vốn cho vay đối với từng loại dự án khơng lớn, hạn chế việc tập trung vốn quá nhiều cho một loại hình, hạn chế được rủi ro và đảm bảo danh mục cho vay mà mình đã xây dựng.
Hoạt động của các tổ chức tín dụng phải đảm bảo lợi nhuận, khả năng
cạnh tranh và phát triển. Thực hiện cấp tín dụng hợp vốn, các tổ chức tín dụng mở rộng được đối tượng khách hàng qua sự giới thiệu, chào mời của các tổ chức tín dụng đầu mối dàn xếp bên cạnh việc tự mình phải tìm kiếm khách hàng. Nhờ vào đĩ, tổ chức tín dụng sẽ tận dụng được cơ hội tiếp cận, giới thiệu
khách hàng tìm hiểu và sử dụng những dịch vụ do mình cung cấp. Nguồn thu của các tổ chức tín dụng ngồi việc thu lãi của hoạt động cho vay sẽ cịn tăng thêm từ nguồn thu phí của khách hàng khi sử dụng thêm các dịch vụ tiện ích khác. Việc tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng sẽ giúp tổ chức tín dụng đánh giá sát nhu cầu thực tế của khách hàng từ đĩ khơng ngừng cải tiến chất lượng phục vụ, đưa ra nhiều loại hình dịch vụ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Qua đĩ, nâng cao tính cạnh tranh, uy tín và tạo niềm tin cho khách hàng
truyền thống cũng như thu hút được sự quan tâm của các khách hàng tiềm năng. Ngồi ra, các tổ chức tín dụng khi hợp vốn với nhau để cùng cho vay một khách hàng hoặc một dự án thì việc thu thập các nguồn thơng tin để tiến hành thẩm định, việc giải ngân, thanh tốn, quản lý và kiểm sốt vốn vay sẽ được
thực hiện thơng qua một đầu mối, như thế giúp các tổ chức tín dụng tiết kiệm được chi phí quản lý và các chi phí khác.
Hơn nữa, tín dụng hợp vốn giúp các tổ chức tín dụng nâng cao hiệu quả
kiểm sốt tín dụng. Thực tiễn hoạt động của các tổ chức tín dụng Việt Nam trong thời gian qua cho thấy sự yếu kếm trong khâu kiểm tra, kiểm sốt tín dụng. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên tổn thất về tài sản và con người cũng như làm giảm uy tín của một số tổ chức tín dụng. Trong khi đĩ, do tính chất phức tạp của tín dụng hợp vốn nên để phối hợp thực hiện nghiệp vụ này, các tổ chức
tín dụng thường xây dựng cơ chế phối hợp thật chặt chẽ, việc soạn thảo các văn bản pháp lý để ràng buộc trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia cũng được
xem xét hết sức cẩn thận. Đồng thời, trong quá trình tổ chức thực hiện, các tổ chức tín dụng phải cử những cán bộ cĩ năng lực chuyên mơn nghiệp vụ tương đối vững tham gia vì vậy hiệu quả của việc kiểm sốt tín dụng được nâng cao.
1.3.3. Đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Mở rộng hoạt động tín dụng đầu tư thơng qua tín dụng hợp vốn của
Ngân hàng thương mại thật sự cần thiết đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Nguồn vốn tín dụng đầu tư do Ngân sách Nhà nước phân bổ hàng năm
rất hạn chế, chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu tổng nguồn vốn của tồn xã hội. Hàng năm, căn cứ tình hình kinh tế xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam
phân loại dự án thành từng nhĩm đối tượng ưu tiên được bố trí vốn. Vì vậy, cĩ những dự án thuộc danh mục đối tượng được vay vốn ưu đãi nhưng Ngân hàng
Phát triển Việt Nam khơng thể bố trí vốn cho vay tồn bộ dự án mà chỉ bố trí một tỷ lệ vốn tương đối sau khi cân đối vốn cho tồn bộ các dự án. Phần cịn lại, khách hàng phải tìm đến nguồn vốn vay Ngân hàng thương mại.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam là một cơng cụ tài chính được Chính phủ
thành lập trong thời gian gần đây để cho vay nguồn vốn tín dụng đầu tư đến các khách hàng cĩ dự án thuộc đối tượng ưu đãi do Chính phủ ban hành. Với các chức năng hoạt động gần giống với các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Phát triển rất cần đẩy mạnh hoạt động tín dụng đầu tư thơng qua tín dụng hợp vốn của Ngân hàng thương mại để từ đĩ tạo mối quan hệ với các Ngân hàng thương mại
-2 0 2 4 6 8 10 12 14 16 2007 2008 2009 2010 2011
Theo định hướng của Chính phủ, nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước đến các đối tượng sẽ thu hẹp dần và Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẽ chuyển đổi
hoạt động của mình dần theo hướng thương mại. Vì vậy đẩy mạnh hoạt động
tín dụng đầu tư thơng qua hợp vốn của Ngân hàng thương mại cũng là phương thức
để Ngân hàng Phát triển tiếp cận dần với các cơ chế cho vay thương mại và
tiến hành xây dựng dự thảo quy trình hoạt động của mình trình các cấp cĩ thẩm quyền xem xét, chuẩn bị cho việc chuyển đổi.