tranh với các định chế tài chính nước ngồi có tiềm lực tài chính lớn và bề dày kinh nghiệm trong phát triển dịch vụ NHBL.
Nắm bắt tiềm năng phát triển thị trường bán lẻ, các NHTM sẽ có những chiến lược phát triển hoạt động NHBL, khi hoạt động này càng phát triển thì sẽ tăng doanh thu cho hoạt động NHBL rất nhiều và tất yếu sẽ tăng hiệu quả nhất định cho hoạt động này.
1.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM VIỆT NAM
1.4.1. Về chiến lược và nhận thức của các NHTM
Hiện nay, hầu hết các NHTM đều hướng tới phát triển dịch vụ NHBL. Đây
là hướng đi hoàn toàn đúng đắn bởi dịch vụ NHBL là xu hướng tất yếu của các NHTM trên thế giới cũng như ở Việt Nam: Khối NHTMCP Việt Nam ngay ban đầu
đã xác định mục tiêu hoạt động là trở thành NHBL, hướng tới khách hàng doanh
nghiệp vừa và nhỏ; Các NHTMNN cũng đã xác định thị trường bán lẻ trong kế
hoạch cơ cấu lại ngân hàng. Đồng thời, trong tương lai, thị trường bán lẻ sẽ là thị
trường chủ đạo mà các ngân hàng nước ngoài sẽ khai thác mạnh sau khi đặt chân
vững chắc vào thị trường Việt Nam.
Từng hệ thống NHTM xác định chiến lược thực hiện dịch vụ NHBL dựa vào các hoạt động:
+ Phát triển mạng lưới.
+ Phát triển các dịch vụ mới dựa vào công nghệ.
+ Phát triển các nhánh dịch vụ, đặc biệt là các kênh phân phối. + Tạo sự khác biệt trong dịch vụ NHBL.
Hầu hết các NHTM đều có chiến lược tương đối rõ ràng để phát triển hoạt động NHBL trên nền tảng cơng nghệ cao, cung cấp dịch vụ tài chính trọn gói cho
1.4.2. Về sản phẩm dịch vụ
Các dịch vụ bán lẻ của NHTM Việt Nam ngày càng đa dạng, trở nên đồng
đều hơn với việc triển khai của hầu hết các NHTM, tạo cho khách hàng có nhiều cơ
hội lựa chọn.
Các sản phẩm ngân hàng điện tử ngày càng trở nên rộng rãi và phổ biến. Theo khảo sát chung, đối với các NHTM Việt Nam, khối NHTMCP thực hiện nhanh và toàn diện hơn các tiện ích của ngân hàng điện tử so với khối NHTMNN; Khối NHTM có yếu tố nước ngoài thực hiện dịch vụ này với các tiện ích và chất lượng vượt trội so với các NHTM Việt Nam.
Dịch vụ thẻ ngày càng trở nên phổ biến trong các tầng lớp dân cư, các doanh nghiệp với nhiều tiện ích.
Các dịch vụ tín dụng tiêu dùng phát triển mạnh cả về danh mục và doanh số, tất cả các NHTM Việt Nam đều có sản phẩm cho vay tiêu dùng.
Các sản phẩm liên kết, bán chéo sản phẩm tài chính được triển khai ngày
càng nhiều, đem lại khoản thu cho ngân hàng, phát triển khách hàng, tạo ra tiện ích
đa dạng hơn.
1.4.3. Về công nghệ
Hoạt động NHBL phát triển phụ thuộc nhiều vào ứng dụng hệ thống công
nghệ. Ngày càng nhiều NHTM Việt Nam ứng dụng cơng nghệ hiện đại với chi phí lớn và diện phủ sóng rộng. Công nghệ thông tin trở thành kênh phân phối quan trọng và không thể thiếu của các dịch vụ ngân hàng điện tử nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung.
1.4.4. Những hạn chế
Hạn chế hiện nay trong việc mở rộng hoạt động NHBL tại các NHTM hiện nay là:
+ Chiến lược của các NHTM có nhiều điểm tương đồng trong phát triển dịch vụ bán lẻ với các sản phẩm cung ứng cũng như việc mở rộng quy mô mạng lưới, phát triển nguồn nhân lực, công nghệ…Điều này phản ánh mặt bằng phát triển
chung, song cũng là hạn chế trong xây dựng chiến lược riêng của mỗi ngân hàng khi muốn tạo dựng cái riêng của mình.
+ Sự kết hợp giữa các NHTM trong thực hiện các dịch vụ ngân hàng mới còn kém. Mỗi hệ thống ngân hàng phát triển một chiến lược hiện đại hoá khác nhau, ít có sự gắn kết, như : hoạt động thanh toán thẻ, séc, máy rút tiền tự động…gây lãng phí vốn và thời gian. Sự cạnh tranh khơng đáng có của các ngân hàng đã làm cho hiệu quả sử dụng các dịch vụ này còn thấp.
+ Khả năng tài chính của các ngân hàng cịn thấp so với quy mơ tài chính của các NHTM trong khu vực. Trong bối cảnh hiện nay, năng lực tài chính của các ngân hàng hạn chế là một trong các nguyên nhân gây ra khó khăn trong việc triển khai về công nghệ đối với các dịch vụ ngân hàng mới.
+ Sản phẩm tài chính hiện đại phải xuất phát từ thực tiễn hoạt động của
thương mại và dịch vụ trong nước . Tuy nhiên sự phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn ban đầu. Đồng thời, thanh tốn khơng dùng
tiền mặt ở Việt Nam cịn ở mức thấp. Chính tâm lý dùng tiền mặt, bao gồm cả VND và ngoại tệ mặt và sự hiểu biết về dịch vụ ngân hàng của đa số người dân Việt Nam còn thấp cũng là một nguyên nhân để cho việc mở rộng các dịch vụ ngân hàng mới gặp nhiều khó khăn.
Nhìn chung, hiện nay hoạt động NHBL đang được các NHTM quan tâm phát triển bằng việc triển khai các chiến lược phát triển các dịch vụ, sản phẩm NHBL, nghiên cứu các ứng dụng của công nghệ để cung cấp ngày càng nhiều các tiện ích
gia tăng của từng dịch vụ, mang những tiện ích của cơng nghệ hiện đại đến với người dân, tạo thói quen cho người dân tiếp cận các phương tiện thanh toán văn minh hiện đại, từ đó sẽ thu hút khách hàng tìm đến NH nhiều hơn, và hiệu quả từ
hoạt động NHBL sẽ tăng lên.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Để có cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả trong hoạt động NHBL
tại các NHTM nói chung và tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam nói riêng, trong
chương này, tác giả đã nghiên cứu:
+ Khái niệm về NHBL, dịch vụ NHBL, hoạt động NHBL, một số sản phẩm, dịch vụ NHBL, vai trò của hoạt động NHBL đối với nền kinh tế, đối với các NHTM
và đối với khách hàng.
+ Khái niệm về hiệu quả hoạt động NHBL, đưa ra các chỉ tiêu định lượng,
định tính đánh giá hiệu quả hoạt động NHBL, chỉ ra các nhân tố chủ quan và khách
quan ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động NHBL.
Vì hoạt động NHBL luôn vận động, thay đổi theo thời gian cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, nên để cơ sở lý luận phù hợp với thực tiễn, tác giả đã nghiên cứu các vấn đề trên cùng với thực tiễn như:
+ Phân tích tiềm năng thị trường NHBL tại Việt Nam
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI VIETCOMBANK
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý ngoại hối trực thuộc NHTW (nay là NHNN Việt Nam) vào
năm 1962. Trong vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt
Nam tại thời điểm đó, hoạt động của Vietcombank chủ yếu ở lĩnh vực kinh tế đối ngoại như cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước,….Ngày 01/04/1963, NHNTVN chính thức được thành lập.
Ngày 02/06/2008, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chính thức hoạt động (theo giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng TMCP ngày 23/05/2008 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 02/06/2008) sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hố thơng qua việc phát hành cổ phiếu lần
đầu ra công chúng ngày 26/12/2007.
Trải qua 48 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank luôn giữ vững vị thế là nhà cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại. Với thế mạnh về công nghệ, Vietcombank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng và không ngừng đưa ra các sản phẩm dịch vụ điện tử như : Internetbanking, VCB –Money (Home banking), SMS banking, Phone Banking…
Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank
ngày nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc với mạng lưới bao gồm 1 Hội sở chính
tại Hà Nội, 1 Sở giao dịch, hơn 300 chi nhánh và phịng giao dịch trên tồn quốc, 3 Công ty con tại Viet Nam, 1 công ty con tại Hồng Kông, 4 công ty liên doanh, 3 công ty liên kết, 1 văn phòng đại diện tại Singapore. Bên cạnh đó Vietcombank cịn phát triển một hệ thống Autobank với 11.183 máy ATM và điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên tồn quốc. Hoạt động ngân hàng cịn được hỗ trợ bởi mạng lưới
1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
2.1.2. Tình hình hoạt động trong trong giai đoạn 2007-2010
Bảng 2.1: Một số kết quả đạt được của Vietcombank giai đoạn 2007 - 2010
Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 Tăng trưởng 2009 Tăng trưởng 2010 Tăng trưởng 1. Tổng TS 197.363 222.089 12,53% 255.936 15,04% 307.614 20,19% 2. Vốn HĐ 117.906 196.507 110% 222.026 118% 230.953 4,02 3. Dư nợ TD 97.631 112.793 53% 141.621 25,56% 176.814 24,85% 4. Tỉ lệ nợ xấu 1,3% 4,58% 2,54% 2,47% 5. Vốn CSH 13.528 13.945 3,08% 16.710 19,83% 21.216 26,96% 6. LN trước thuế 3.149 3.590 14,00% 5.004 39,38% 5.509 10,09% 7. SL PH Thẻ 7.1. Thẻ ghi nợ 7.2. Thẻ TDQT 912.996 892.154 20.842 3.360.000 3.276.000 84.000 268% 267% 303% 3.965.000 3.853.000 112.000 18% 18% 33% 4.897.000 4.700.000 197.000 24% 22% 76% 8. Số ATM 1.090 1.244 14,13% 1.450 16,56% 1.562 7,72%
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007, 2008, 2009, 2010 của Vietcombank
Năm 2009 đánh dấu một bước phát triển đột phá trong hoạt động của Vietcombank, hơn một năm kể từ khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế cổ phần , Vietcombank đạt mức lợi nhuận kỷ lục kể từ khi thành lập đến nay, lợi nhuận trước
ngày càng linh hoạt và quyết liệt hơn, đưa ngân hàng phát triển theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp và hiệu quả.
Trong bối cảnh khó khăn, thử thách của năm 2010, với phương châm “An toàn - Chất lượng - Tăng trưởng - Hiệu quả”, Vietcombank đã tiếp tục khẳng định vị thế là một ngân hàng có truyền thống lâu đời và ảnh hưởng ngày càng tăng trên trường quốc tế. Tổng tài sản đạt hơn 307 ngàn tỷ đồng, tăng 20,19% so với năm 2009; Dư nợ tín dụng tăng 24,85%, huy động vốn từ nền kinh tế tăng 4,02%, chất lượng tín dụng được cải thiện đáng kể với tỷ lệ nợ xấu còn 2,47%, lợi nhuận trước
thuế hợp nhất đạt 5.509 tỷ đồng, tăng 10,09% so với năm 2009.
Bên cạnh chú trọng hoạt động kinh doanh, trong năm qua, Vietcombank cũng đã thực thi tốt những chỉ đạo của chính phủ, NHNN, góp phần tích cực chống suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, tích cực tham gia cơng tác an sinh xã hội và các hoạt động vì cộng đồng.
Năm 2010 là năm khởi đầu của chiến lược phát triển 10 năm đưa
Vietcombank trở thành tập đồn tài chính đa năng nằm trong top 70 các định chế tài chính lớn nhất Châu Á .Với những thành tựu đó, Vietcombank đang trên con đường trở thành một tập đồn tài chính đa năng, đáp ứng tốt nhất những chuẩn mực về quản trị và tài chính quốc tế, hoạt động sâu rộng, có vị thế hơn nữa trên tồn cầu dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời giữ vựng vai trò tiên phong hàng đầu trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới của
đất nước.
2.2. VỊ TRÍ CỦA VIETCOMBANK TRÊN THỊ TRƯỜNG NHBL
Với tiềm năng hiện tại của Việt Nam, khi chuyển sang hoạt động bán lẻ Vietcombank sẽ có thị trường lớn hơn, tiềm năng phát triển tăng lên và có khả năng phân tán rủi ro trong kinh doanh.
Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều nhận thức được tầm quan trong của thị trường này. Các NHTM Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đẩy mạnh hiện
đại hóa, ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào khai thác thị trường
Cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt, nhất là tại các đô thị loại I, loại II, nơi tập trung khách hàng có tiềm năng tài chính lớn và mật độ ngân hàng
tăng mạnh. Các NHTM như ACB, Sacombank, Techcombank…đều đặt mục tiêu
trở thành NHBL hàng đầu Việt Nam. Đặc biệt trong số các ngân hàng nước ngoài
đang hoạt động tại Việt Nam, HSBC và Citibank là hai ngân hàng nổi tiếng toàn cầu
về kinh doanh NHBL với các chiến lược cụ thể để phát triển kinh doanh bán lẻ. Trong bối cảnh cạnh tranh đầy khốc liệt hiện nay chúng ta có thể phần nào thấy được vị thế của Vietcombank trên thị trường thông qua so sánh tương quan với
các đối thủ cạnh tranh . Trong phạm vi khoá luận này, việc so sánh sẽ được đưa ra
giữa Vietcombank và ba ngân hàng nhà nước là: Agribank, BIDV, Vietinbank cùng với hai NHTMCP lớn hiện nay là ACB và Sacombank. Số liệu dùng để so sánh
được tính đến hết năm 2010.
2.2.1. Về tổng tài sản
Bảng 2.2: Quy mô tổng tài sản của các Ngân hàng
Đvt: tỷ đồng Tổng tài sản Ngân hàng 31/12/2009 31/12/2010 Tăng trưởng Agribank 470.000 540.000 14,89% BIDV 286.622 369.167 28,80% Vietinbank 243.785 367.932 50,92% VCB 255.936 307.614 20,19% ACB 167.881 205.801 22,58% Sacombank 99.286 152.561 53,66%
Tính đến 31/12/2010, nhóm các NHTMNN vẫn ở vị trí đứng đầu về tổng tài
sản, các NHTMCP có quy mơ thấp hơn nhưng đang đuổi kịp sát nút các NHTMNN. Tổng tài sản lớn nhất là Agribank, đạt khoảng 540.000 tỷ (tăng khoảng 14,89% so với cuối năm 2009), tiếp theo là BIDV đạt khoảng 369.167 (tăng trưởng khoảng
28,80%), đứng thứ ba là Vietinbank với tổng tài sản ước đạt 367.932 tỷ đồng (tăng trưởng khoảng 50,92%). Vietcombank hiện tụt xuống vị trí thứ tư, tổng tài sản tăng trưởng 20,19%, đạt 307.614 tỷ đồng. Tiếp theo đó là ACB và Sacombank.
- 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 31/12/2009 31/12/2010 tỷ đ ồ n g
Agribank BIDV Vietinbank VCB ACB Sacombank
Đồ thị 2.1: Quy mô tổng tài sản của các ngân hàng
Vietcombank cũng như các NHTMNN đều giữ thị phần lớn. Tuy nhiên thị phần của Vietcombank đang bị thu hẹp dần, trong khi nhóm các NHTMNN khác
đang tiếp tục gia tăng phần thị trường của mình.
Từ kết quả trên cho thấy, Vietcombank hiện đứng ở vị trí thứ 4 – đạt 307.614 tỷ đồng. Mức tăng trưởng chậm cùng với việc các NHTMCP đang ngày càng gia
tăng tốc độ phát triển đã làm thị phần của Vietcombank đã bị thu hẹp lại. Mức tăng
tuyệt đối của tổng tài sản Vietcombank ở mức thấp nhất so với mức tăng của các NHTM trong hệ thống.
2.2.2. Về hoạt động tín dụng
Bảng 2.3: Dư nợ cho vay của các ngân hàng
Đvt: Tỷ đồng Tổng dư nợ Ngân hàng 31/12/2009 31/12/2010 Tăng trưởng Agribank 354.112 414.755 17,12 % BIDV 199.147 232.227 16,61 % Vietinbank 163.170 234.087 43,46 % VCB 140.547 175.600 24,85 % ACB 62.358 87.195 39,83 % Sacombank 59.657 82.916 38,99 %
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009, 2010 của các NHTM
0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000 31/12/2009 31/12/2010 tỷ đ ồ n g
Agribank BIDV Vietinbank VCB ACB Sacombank
Đồ thị 2.2: Dư nợ cho vay của các ngân hàng
Với quy mô và mối quan hệ khách hàng gồm nhiều doanh nghiệp lớn nên các NHTMNN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng. Trong đó, Agribank dẫn