Quá trình ra đời và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 44 - 47)

1.6 .CHUẨN MỰC BASEL II VỀ QUẢN LÝRỦI RO LÃI SUẤT

2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT

2.1.1. Quá trình ra đời và phát triển

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam(BIDV) là ngân hàng chuyên doanh được thành lập sớm nhất ở Việt Nam (1957) theo Nghị định số 177/TTg ngày 26/04/1957 và được thành lập theo mơ hình Tổng cơng ty Nhà Nước quy định tại quyết định số 90/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ Tướng Chính Phủ.

Từ khi thành lập đến nay Ngân hàng được đổi các tên gọi khác nhau cho phù hợp với từng thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, gần đây nhất vào ngày 23/4/2012 được đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

BIDV giữ vai trò chủ đạo về lĩnh vực đầu tư phát triển, với mạng lưới hoạt động bào gồm trên 103 chi nhánh, 200 Phịng Giao dịch trên tồn quốc, 04 cơng ty liên doanh, 10 công ty trực thuộc và hơn 12.000 cán bộ nhân viên hoạt động khắp các tỉnh, thành phố và các khu công nghiệp trên cả nước, BIDV đã từng bước trở thành một ngân hàng tín nhiệm trong cả nước và quốc tế.

Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tên gọi tắt: BIDV

Logo: con thuyền đỏ - cánh buồm xanh Ý nghĩa Logo:

Biểu tượng của BIDV bao gồm những chữ cái đầu tên gọi của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam bằng tiếng Anh.Ba chữ IDB được bố trí thành một khối chặt chẽ lồng ghép nhau.Chữ D màu xanh – biểu tượng của tương lai, hy vọng và phát triển.Chữ I màu đỏ - màu của cờ Tổ quốc Việt Nam, chữ B được lồng ghép từ chữ I và chữ D có hai màu xanh đỏ. Chữ V có màu đỏ của màu cờ tổ quốc và đỡ gọn cả khối ba chữ trên trong lòng một cách chặt chẽ như thể cái nôi của người mẹ tổ quốc Việt Nam đang nâng niu, dìu dắt đứa con IDB.

Slogan: “CHIA SẺ CƠ HỘI, HỢP TÁC THÀNH CÔNG” Màu sắc: sử dụng ba màu chủ đạo: đỏ, xanh và trắng

Là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích và trải qua nhiều giai đoạn phát triển:

Thời kỳ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (1957 – 1981)

Ngày 26/4/1957 Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam – trực thuộc Bộ tài Chính được thành lập theo quyết định số 177/TT ngày 26/4/1957 của Thủ Tướng Chính Phủ. Quy mơ ban đầu gồm 8 chi nhánh và 200 cán bộ. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Kiến Thiết là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội.Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong việc quản lý vốn cấp phát kiến thiết cơ bản, hạ thấp giá thành cơng trình, thực hiện tiết kiệm, tích lũy vốn cho nhà nước. Ngay trong năm đầu tiên, Ngân hàng đã thực hiện cung ứng vốn cho hàng trăm cơng trình, đồng thời tránh cho tài chính khỏi ứ đọng và lãng phí vốn, có tác dụng góp phần vào việc thăng bằng thu chi, tạo thuận lợi cho việc quản lý thị trường, giữ vững giá cả.

Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (1981 – 1990)

Ngày 26/4/1981 Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu Tư và Xây Dựng Việt Nam trực thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam theo quyết định số 259/CP của Hội đồng Chính Phủ. Việc ra đời Ngân hàng Đầu tư

và Xây dựng Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tiến các phương pháp cung ứngvà quản lý vốn đầu tư cơ bản, nâng cao vai trị tín dụng phù hợp với khối lượng vốn đầu tư cơ bản tăng lên và như cầu xây dựng phát triển rộng rãi. Chỉ sau một thời gian ngắn,Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng đã nhanh chóng ổn định công tác tổ chức từ trung ương đến cơ sở, đảm bảo các hoạt động cấp phát và tín dụng đầu tư cơ bản không bị ách tắc. Các quan hệ tín dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản được mở rộng, vai trị tín dụng được nâng cao.Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng đảm bảo cung ứng vốn lưu động cho các tổ chức xây lắp, khuyến khích các đơn vị xây lắp đẩy nhanh tiến độ xây dựng, cải tiến kỹ thuật, mở rộng năng lực sản xuất, tăng cường chế độ hạch toán kinh tế.

Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1990 – nay)

Thời kỳ 1990 – 1994 : Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam theo quyết định số 401/CT. Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Do vậy, nhiệm vụ của BIDV được thay đổi cơ bản : tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay cácdự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước, huy động các nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay đầu tư phát triển , kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển.

Từ 1/1/1995 – 2000 : đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV : chính thức hoạt động kinh doanh đa năng tổng hợp theo mơ hình Ngân hàng Thương mại,với nhiệm vụ trong yếu là phục vụ cho đầu tư phát triển đất nước.

Ngày 23/4/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có Giấy phép số 84/GP- NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.Theo đó Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa và chuyển đổi Ngân hàng Đầu tư và Phá t triển Việt Nam 100% vốn Nhà nước với tên đầy đủ bằng tiếng Việt là : Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Đến nay BIDV ln duy trì tốc độ tăng trưởng cao, an tòan và hiệu quả, Tổng tài sản tăng bình quân hơn 25%/năm, huy động vốn tăng bình quân 24%/năm, dư nợ tín dụng tăng bình qn 25%/năm và lợi nhuận trước thuế tăng bình quân 45%/năm.

Với nhiệm vụ: Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế Đất nước..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 44 - 47)