Đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 83 - 87)

1.6 .CHUẨN MỰC BASEL II VỀ QUẢN LÝRỦI RO LÃI SUẤT

3.2. NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝRỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG

3.2.2.1. Đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam:

NHNN có chức năng kiểm sốt các hoạt động của hệ thống ngân hàng, thiết lập các chuẩn mực cho toàn bộ hệ thống.Tuy nhiên, NHNN cần từng bước đưa ra các quy định hợp lý cho thị trường hiện tại.Để che chắn các RRLS thì sản phẩm

phái sinh là một công cụ rất hữu hiệu nhưng các NHTM vẫn cần phải xin phép NHNN để sử dụng. NHNN quản lý toàn bộ hệ thống các NHTM bằng các văn bản pháp qui mà có lẽ là can thiệp hơi sâu vào hoạt động của NHTM. NHNN nên can thiệp vào thị trường thơng qua các chính sách tài chính, các cơng cụ gián tiếp của NHNN như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thị trường mở, thay đổi lãi suất tái chiết khấu, không nên can thiệp vào thị trường bằng các cơng cụ mang tính chất hành chính. Cho phép các NHTM từng bước được sử dụng các sản phẩm phái sinh, các công cụ hiện đại trên thị trường để che chắn RRLS.

Ủng hộ việc hiện đại hoá ngân hàng vì nó sẽ giúp các nhàquản lý RRLS dễ dàng hơn.Mở rộng các hình thức cho vay cũng như việc dùng lãi suất thả nổi tương xứng với sự thay đổi của thị trường.

Thứ nhất, lành mạnh hóa thị trường tài chính VN, vận hành theo cơ chế thị

trường:

NHNN cần lắng nghe phản ứng của thị trường và cần thu thập những phản ứng, ảnh hưởng từ phía thị trường mỗi khi có những thay đổi về chính sách tiền tệ để có cơ sở đánh giá chính xác tác động của những thay đổi chính sách này đến những thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp đến RRLS.

Minh bạch chính sách tiền tệ, tạo niềm tin chính sách: các chính sách tiền tệ của NHNN phải nhất quán, minh bạch. Các phát ngôn của NHNN phải phản ánh đúng chính sách của ngân hàng cũng như các chính sách của Chính phủ quản lý nền kinh tế vĩ mô.

Tăng cường hiệu quả của chế độ tự do hóa lãi suất, mặc dù hiện nay lãi suất cơ bản là lãi suất tham chiếu của các NHTM, trong một số giai đoạn vẫn có trần lãi suất, điều này đã ảnh hưởng đến hiệu quả của cơ chế lãi suất và sự cạnh tranh giữa các NHTM. NHNN cũng nên tránh sự điều chỉnh vào lãi suất bằng những mệnh lệnh hành chính. NHNN nên để thị trường hoạt động theo cung cầu và lãi suất phản ánh chính xác cung cầu trên thị trường tiền tệ.

Phát triển thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu: Phát triển mạnh đối tượng tham gia thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu, đảm bảo lãi suất trên thị trường này phản ánh đủ thơng tin về tình hình kinh tế vĩ mơ và vi mơ. Từ đó mới có thể xây dựng đường lợi tức thị trường, phục vụ cho công tác quản lý RRLS.Hoạt động trên thị trường tiền tệ còn hạn chế và lãi suất ngắn hạn trên thị trường tiền tệ không thể là chuẩn mực cho các NHTM để dự đoán lãi suất trên thị trường cũng như lãi suất của trái phiếu và của các cơng cụ phái sinh.Thị trường tài chính chưa phát triển gây khó khăn cho các NHTM trong việc dùng các công cụ phái sinh để che chắn RRLS.NHNN và Chính phủ cần phát triển hơn nữa thị trường tài chính, hồn thiện khung pháp lý cho các hoạt động trên thị trường tài chính để hỗ trợ các NHTM và nền kinh tế.

Thứ hai, tạo hành lang pháp lý để phát triển các công cụ phái sinh tại thị

trường tài chính VN :

Một trong những cách hiệu quả nhất để quản lý RRLS là dùng các cơng cụ phái sinh.Tuy nhiên thị trường tài chính VN chưa phát triển, chỉ mới ở trong giai đoạn đầu.Các cơng cụ tài chính cịn rất sơ khai và số lượng giao dịch còn rất nhỏ.Theo quy luật phát triển của thị trường, các công cụ phái sinh chắc chắn sẽ phát triển như các thị trường tài chính trên thế giới.Nên chăng NHNN sớm đi vào nghiên cứu và cho phép các NHTM thực hiện các nghiệp vụ phái sinh này. Khi có các hành lang pháp lý, các NHTM sẽ dễ dàng hơn trong việc thực hiện các nghiệp vụ phái sinh cũng như chủ động hơn trong việc quản lý RRLS.

Thứ ba, hồn thiện các điều kiện cần thiết để có một cơ chế kiểm sốt lãi suất có hiệu quả :

NHNN cần phải lượng hóa các loại lãi suất để xác định tính hợp lý và dự báo chiều hướng biến động của lãi suất trên thị trường, từ đó có tác động thích hợp thơng qua việc điều hành chính sách tiền tệ, bởi vì việc tăng lên hay giảm xuống lãi suất của NHNN sẽ tác động ngay tới lãi suất của các NHTM đối với khách hàng.

Các NHTM cho khách hàng vay vốn dựa trên quan hệ cung cầu về vốn và qua đó tiếp tục thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận giữa ngân hàng với khách hàng.

Tách bạch cho vay thương mại và cho vay chính sách. Các NHTM cho vay thương mại thì áp dụng lãi suất thị trường, cịn cho vay đối tượng chính sách và cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ thì khi gặp rủi ro NHNN có trách nhiệm xử lý.

Chống sự cạnh tranh thiếu bình đẳng của các NHTM, của các NHTM lớn và nhỏ, điều này đòi hỏi phải phát huy vai trò của hiệp hội ngân hàng, theo dõi biến động thị trường tiền tệ để tổ chức dung hòa các sự cạnh tranh về lãi suất giữa các thành viên.

Thứ tư, hoàn thiện khung pháp lý và các quy định về đo lường và quản lý RRLS của các NHTM Việt Nam:

Hiện nay, từ phía NHNN chưa có văn bản pháp lý nào quy định việc đo lường và quản lý RRLS tại các NHTM VN. Nếu các quy định chi tiết về quản lý RRLS chưa đưa ra, các NHTM có thể chưa nhận thức được đầy đủ sự cần thiết cũng như cách thức đúng đắn để quản lý RRLS. Các văn bản pháp lý về các hoạt động phái sinh cũng còn thiếu.NHNN nên ra thêm các văn bản và hướng dẫn các NHTM trong việc quản lý RRLS cũng như các qui định về các sản phẩm phái sinh lãi suất.Đó là nền tảng đầu tiên cho các NHTM để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phức tạp để tự bảo vệ mình với RRLS hoặc thậm chí là đầu cơ kiếm lợi nhuận trên các biến động của lãi suất.

Về việc báo cáo, NHNN hiện nay đã đưa ra mẫu báo cáo chuẩn về quản lý RRLS cho các NHTM, tuy nhiên trong thời gian tới NHNN có thể áp dụng thêm các mẫu báo cáo mới chuẩn cho các NHTM theo các phương pháp định lượng RRLS đã nêu ở phần lý luận để các NHTM có thể có các mẫu báo cáo chung và NHNN cũng có cơ hội nắm bắt thêm thực trạng RRLS tại các NHTM hiện nay.

Thứ năm, cung cấp cho các NHTM các thông lệ chuẩn mực quản lý RRLS, hỗ trợ các NHTM trong việc đào tạo cán bộ nghiệp vụ:

Như đã trình bày ở phần trên, hiện nay NHNN chưa có các hướng dẫn nào cho các NHTM thiết lập các quy định về quản lý RRLS. NHNN cũng có thể cân nhắc xem xét cung cấp cho các NHTM các thông lệ chuẩn mực, cập nhật về quản lý RRLS và giúp đỡ đào tạo các cán bộ quản trị rủi ro.

Các thơng lệ cần thiết đưa ra tất cả các chính sách, quy trình mà mỗi NHTM cần dùng để áp dụng vào công tác quản lý RRLS.Hơn nữa, NHNN cần đưa ra các tiêu chí tối thiểu mà các NHTM cần dùng để quản lý đúng đắn và kiểm soát RRLS.RRLS cần thiết phải thực hiện trong các bối cảnh kinh doanh khác nhau của các NHTM khác nhau.

Thứ sáu, việc hỗ trợ các ngân hàng trong công tác đào tạo cán bộ:

 Tổ chức định kỳ các buổi thảo luận cho các ngân hàng để trao đổi về kinh nghiệm QTRR và mơ hình quản lý tài sản, vừa tạo điều kiện cho các ngân hàng rút ra phương án hiệu quả cho mình, vừa tạo cơ sở để NHNN xây dựng được quy chế QTRR cần thiết, cơ bản và thống nhất từ đó tạo tiền đề cho việc giám sát, thanh tra trong thời gian tới.

 Lên phương án đào tạo nghiệp vụ và phổ biến những kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các ngân hàng nước ngoài thường xuyên cho các NHTM.

Cuối cùng, tuân thủ theo các quy trình và tiêu chuẩncủa Basel II:

Basel II là hiệp ước quốc tế về tiêu chuẩn an tồn vốn, tăng cường quản trị tồn cầu hóa cũng như việc khai thác tối đa tiềm năng lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Để quản lý rủi ro đạt hiệu quả theo tiêu chuẩn Basel II, NHNN cần xây dựng các tiêu chí để đánh giá được chính sách và quy trình quản lý rủi ro phù hợp với mơ hình và mức độ phức tạp của từng NHTM. Bên cạnh đó cần chuẩn hóa các quy trình nhằm nhận dạng, đo lường và kiểm tra, kiểm soát các loại rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)