Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 68 - 71)

1.6 .CHUẨN MỰC BASEL II VỀ QUẢN LÝRỦI RO LÃI SUẤT

2.2.4.2.Những hạn chế và nguyên nhân

2.2. THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝRỦI RO LÃI SUẤT

2.2.4.2.Những hạn chế và nguyên nhân

Một số hạn chế:

Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc quản lý rủi ro lãi suất tại BIDV vẫn còn tồn tại:

 Ngân hàng chỉ chú trọng quản lý rủi ro ở phần nội bảng đã làm cho quá trình kinh doanh của ngân hàng bị bó hẹp và tốn kém chi phí, và chưa đẩy mạnh sử dụng các cơng cụ tài chính phái sinh để thực hiện phịng ngừa rủi ro.

 Chưa có quy trình hướng dẫn cụ thể về quản lý rủi ro lãi suất tại BIDV: Ban lãnh đạo BIDV Việt Nam chưa có quy trình cụ thể về công tác quản lý rủi ro lãi suất.

 Quản lý rủi ro lãi suất không được hoạch định một cách riêng lẻ, mà thực hiện xen kẻ trong quản lý huy động vốn và cho vay.

 Các nhà quản trị BIDV chưa xây dựng được chính sách lãi suất phù hợp với mức độ rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, chính sách lãi suất hiện nay của ngân hàng rất dễ bị dẫn dắt bởi các yếu tố thị trường.

 Điều hành lãi suất FTP của BIDV Việt Nam cịn mang tính ứng phó với tình thế, chưa đón đầu được các thay đổi trong dài hạn. Ngoài ra do BIDV vận dụng cơ chế FTP để quyết định lãi suất thực hiện với khách hàng ,chú trọng về yêu cầu có lợi nhuận so với FTP, mà không xem xét trên quan hệ lợi ích tổng hồ, ảnh hưởng đến thực hiện chính sách lâu dài, cơ hội kinh doanh của ngân hàng.

 Hệ thống thơng tin chưa hỗ trợ tốt: do máy móc thiết bị cũ vẫn cịn tồn tại gây khó khăn trong việc cập nhật thơng tin.

 Cơng cụ tài chính cịn nghèo nàn về chủng loại và nhỏ bé về lượng giao dịch. Do kiến thức hiểu biết về giao dịch phái sinh và vấn đề phòng chống rủi ro lãi suất còn quá thấp.

Những nguyên nhân:

 Trình độ đội ngũ nhân viên ngân hàng chưa được trang bị những kiến thức ban đầu về những vấn đề liên quan đến quản lý rủi ro lãi suất, nên vấn đề rủi ro lãi suất còn khá mới mẻ. Hiện nay, BIDV chưa có đội ngũ nhân viên am hiểu những kiến thức về tài chính, pháp lý, thị trường giao dịch, đặc biệt là kỹ thuật định giá và giao dịch các cơng cụ tài chính phái sinh, và đây chính là một trong những nguyên nhân gây trở ngại trong việc triển khai giao dịch hốn đổi lãi suất để phịng ngừa rủi ro lãi suất . Chưa có văn bản quy định về việc đo lường quản lý rủi ro lãi, một khi cơ quan quản lý chưa có u cầu cụ thể thì ngân hàng cũng chưa nhận thức đầy đủ về sự cần thiết thực hiện quản lý rủi ro lãi suất.

 Chưa có bộ phận chuyên trách thực hiện việc đo lường rủi ro lãi suất nên công việc này chưa được phân công cụ thể bộ phận nào trong ngân hàng nghiên cứu thực hiện nên nằm chung vào quản lý huy động vốn và cho vay.

 Thị trường tài chính- tiền tệ chưa phát triển,thị trường liên ngân hàng cịn ít sôi động, việc luân chuyển vốn chưa thực sự thông suốt, các ngân hàng thiếu vốn không tiếp cận được với nguồn vốn dư thừa của các ngân hàng khác. Chính vì vậy, mà thị trường tiền tệ chưa trở thành nơi cung cấp những thông tin quan trọng về lãi suất làm cơ sở cho việc dự báo lãi suất thị trường, chính sự kém phát triển của thị trường tiền tệ đã gây khó khăn, hạn chế trong việc định hướng và sử dụng các cơng cụ phịng ngừa rủi ro lãi suất.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Sau khi đưa ra thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại BIDV, phân tích những thành tựu đạt được và những hạn chế, chúng ta đã có cái nhìn khá tồn diện về tình hình kiểm sốt rủi ro lãi suất tại BIDV. BIDV đã thực hiện đo lường lãi suất bằng việc sử dụng mơ hình định giá lại để điều chỉnh khe hở lãi suất phù hợp với từng thời kỳ. Nhìn chung, cơng tác quản lý rủi ro lãi suất ngân hàng đã thực hiện tốt, mang lại nhiều hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế. Vì vậy, để hạn chế rủi ro lãi suất, một số giải pháp và kiến nghị trong chương 3 sẽ góp phần giải quyết những khó khăn, hạn chế để việc kiểm sốt rủi ro lãi suất được hồn thiện hơn nhằm bảo vệ lợi nhuận của ngân hàng khỏi những rủi ro lãi suất.

CHƯƠNG 3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 68 - 71)