Quan hệ công chúng (Public Relation)

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu hoạt động kích hoạt thương hiệu tại công ty tnhh dịch vụ quảng cáo mc (Trang 34 - 35)

Ngày nay PR đã trở thành một công cụ vô cùng lợi hại, nhất là khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng khủng hoảng. Khác với quảng cáo, PR là sử dụng ý kiến của người khác để nói về thương hiệu, sản phẩm của mình, tạo nên “nhân tố ảnh hưởng” nhằm hình thành hiệu quả truyền miệng tức thì và lan rộng. Thay vì “trả tiền” để tới với người tiêu dùng một cách trực tiếp, chúng ta đến với họ gián tiếp thông qua “nhân tố” ảnh hưởng, nhân tố mà họ tin tưởng và kính trọng. PR có thể nói được những điều mà quảng cáo không nói được, có thể nhắm đến những đối tượng nhỏ hẹp hơn trong tổng thể đối tượng mục tiêu. PR là hai chiều, không phải một chiều, có thể nói những điều mà quảng cáo không thể .

Công chúng:

• Tin bác sĩ về những vấn đề sức khoẻ.

• Tin người mẫu về thời trang và làm đẹp.

• Tin phóng viên về các vấn đề xã hội, cuộc sống. Họ sẽ:

• Xem chương trình “Sức khoẻ và gia đình” trên TV.

• Lật trang “Thời trang cuộc sống” trên báo.

• Đọc bình luận về phim mới chiếu.

Khi xác định làm PR cho một nhãn hàng các nhà làm Marketing phải chuẩn bị cho mình các câu trả lời sau:

• Tại sao chúng ta cần PR?

• Sự thật ngầm hiểu nào hướng dẫn PR?

• Nhóm khán thính giả là người tiêu dùng mục tiêu cho PR?

• Họ đang làm hay nghĩ gì (trong mối quan hệ với nhãn hàng và ngành hàng)?

• Chúng ta muốn họ làm gì hay nghĩ gì sau khi bị tác động bởi PR (có thể là mục tiêu của marketing)?

• Câu chuyện nào chúng ta có thể kểđểđạt được mục tiêu trên?

• Các dữ kiện cần: ( chứng cớ, số liệu của cơ quan độc lập, dữ liệu kỹ thuật, nghiên cứu thị trường)?

• Thời gian và ngân sách?

• Những lưu ý khác (các cản ngại, thay đổi của tình thế).

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu hoạt động kích hoạt thương hiệu tại công ty tnhh dịch vụ quảng cáo mc (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)