Giải pháp cho nhà quản trị ngành và doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại TPHCM (Trang 108 - 114)

CHƢƠNG 5 : KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

5.2. Giải pháp và kiến nghị

5.2.1. Giải pháp cho nhà quản trị ngành và doanh nghiệp

Nghiên cứu đã nêu bật những thách thức phải đối mặt với chính phủ, cơ quan quản lý, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm xanh, các nhà giáo dục trong việc phát triển và thực hiện các chƣơng trình tiêu dùng sản phẩm xanh hiệu quả. Bất chấp những rào cản, hạn chế trong một ngành công nghiệp với sản phẩm mới này, Việt Nam nói chung và thành phố HCM có một cơ hội để đạt đƣợc mục tiêu phát triển và tiêu dùng bền vững với sản phẩm xanh.

5.2.1.1. Nâng cao nhận thức vấn đề môi trƣờng và vai trò của sản phẩm xanh trong tiêu dùng và phát triển bền vững

Theo kết quả khám phá của nghiên cứu, môi trƣờng và ý định mua sản phẩm xanh, hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh có mối liên hệ với nhau. Ngày nay, vấn đề bảo vệ môi trƣờng khơng cịn là vấn đề riêng của một quốc gia mà là vấn đề của toàn nhân loại và sản phẩm xanh có mối liên hệ chặt chẽ với phát triển bền vững và với hai nội dung là sản xuất bền vững và tiêu dùng bền vững. Trong đó, tiêu dùng bền vững tạo cho ngƣời tiêu dùng cơ hội để tiêu thụ sản phẩm hiệu quả, sử dụng ít tài nguyên hơn và giảm thiểu hậu quả về mơi trƣờng, góp phần cải thiện và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của thế hệ hôm nay và mai sau. Trƣớc hết để làm tốt công

tác bảo vệ môi trƣờng sống, chúng ta cần phải thay đổi nhận thức, xây dựng ý thức sinh thái, tức là làm cho mọi ngƣời, không chỉ riêng ngƣời tiêu dùng mà cả doanh nghiệp đều nhận thức một cách tự giác về mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên và mơi trƣờng, chính từ nhận thức đúng đắn này sẽ dẫn dắt doanh nghiệp thực hiện hàng loạt các giải pháp bảo vệ môi trƣờng và sản xuất, tiếp thị sản phẩm xanh, đóng vai trị tiên phong, hƣớng dẫn và cổ động ngƣời tiêu dùng sử dụng sản phẩm xanh.

Dựa trên nhận thức đúng đắn và sâu sắc đó, doanh nghiệp có thể sáng tạo, đóng góp, đồng hành tham gia vào các chiến dịch với cộng đồng đồng, nhƣ chiến dịch Tiêu dùng xanh hàng năm nhằm mục tiêu tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân trong công tác bảo vệ mơi trƣờng; khuyến khích, hỗ trợ cộng đồng dân cƣ trong việc nhận biết rõ vai trị việc giữ gìn mơi trƣờng sạch, xanh đối với sức khỏe của chúng ta, từ đó, phát huy vai trò của cộng đồng, doanh nghiệp trong công tác phát triển kinh tế nhƣng vẫn đảm bảo sự bền vững của môi trƣờng, thay đổi thói quen có hại cho mơi trƣờng, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng môi trƣờng sống.

Theo kết quả nghiên cứu, thái độ hƣớng tới ý định mua sản phẩm xanh của ngƣời tiêu dùng là yếu tố tác động mạnh nhất đến xu hƣớng mua mặt hàng này. Nhƣ vậy đây là thành phần mà nhà quản trị cần phải lƣu ý trƣớc tiên khi thực hiện các biện pháp nhằm làm gia tăng nhận thức cũng nhƣ nhu cầu của ngƣời tiêu dùng đối với sản phẩm xanh. Thành phố HCM ngày càng bị ô nhiễm do các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, các hoạt động sản xuất và tiêu thụ của con ngƣời. Vì vậy, chìa khóa để giải quyết những vấn đề mơi trƣờng khơng khác chính là con ngƣời, và ngƣời tiêu dùng đóng một vai trị quan trọng trong q trình này. Ngƣời tiêu dùng càng có thái độ thiện chí thì ý định mua sản phẩm xanh càng cao và thái độ này có thể bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Ngƣời tiêu dùng có mối quan tâm đến môi trƣờng, tuy nhiên họ không tin tƣởng hoặc không tin tƣởng một cách mạnh mẽ rằng nếu họ thực hiện một vài hành động bảo vệ mơi trƣờng thì có thể cải thiện đƣợc mơi trƣờng. Do đó, các nhà quản trị cần phải tìm hiểu ngun nhân nào đã tác động đến thái độ của ngƣời tiêu dùng đồng thời thực hiện các chiến dịch truyền thông để gia tăng

nhận thức về vấn đề mơi trƣờng, vai trị và ý nghĩa của sản phẩm xanh, sự ƣa thích của ngƣời tiêu dùng đối với sản phẩm xanh.

5.2.1.2. Tăng cƣờng chiến dịch tuyên truyền và tiếp thị sản phẩm xanh

Chiến dịch tiếp thị truyền thống có thể xuất phát từ hoạt động liên quan đến sản phẩm, giá cả, kênh phân phối và khuyến mãi. Tuy nhiên, dựa trên cơ sở nghiên cứu này, giải pháp và kiến nghị cho nhà quản trị chủ yếu tập trung vào chiến dịch tuyên truyền hƣớng đến ngƣời tiêu dùng.

Các nhà quản trị kinh doanh tiếp thị cần xác định rõ các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định mua sản phẩm xanh của ngƣời tiêu dùng thành phố HCM để bảo đảm các chƣơng trình tiếp thị, các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi bán hàng có nội dung và hình thức phù hợp với chủ đề bảo vệ mơi trƣờng và những lợi ích mang lại từ sản phẩm xanh. Nhà quản trị tiếp thị nên áp dụng những công cụ quảng cáo mang tính sáng tạo và cũng tạo ra các khẩu hiệu với trọng tâm là yếu tố “Xanh” để thu hút ngƣời tiêu dùng. Đây chính là một trong các lợi thế cạnh tranh của riêng sản phẩm xanh mà các nhà quản trị cần khai thác và vận dụng nhằm hƣớng đến đối tƣợng khách hàng tại thành phố HCM. Khác với sản phẩm thông thƣờng, sản phẩm xanh không chỉ là một tập hợp các công nghệ sản xuất không gây hại cho môi trƣờng mà quan trọng là kết quả của một ý tƣởng để bảo vệ môi trƣờng và tạo ra một môi trƣờng sống mang lại lợi ích chung cho cả thiên nhiên và con ngƣời. Trong q trình tiếp thị, doanh nghiệp có thể nhấn mạnh tầm quan trọng trong khía cạnh này bằng các phƣơng tiện giáo dục và khuyến mãi để ngƣời tiêu dùng có thể nhận thức trách nhiệm xã hội của họ trong việc bảo vệ môi trƣờng. Ý niệm thân thiện với môi trƣờng cần đƣợc thiết lập lồng ghép trong các chiến dịch tuyên truyền, quảng cáo, đƣợc duy trì khi thiết lập hình ảnh thƣơng hiệu và xây dựng tiếp thị hỗn hợp cho sản phẩm xanh. Ví dụ, hình ảnh, chất liệu bao bì thân thiện mơi trƣờng. Khi ngƣời tiêu dùng có một kiến thức mơi trƣờng tốt, hiểu biết về phƣơng pháp giúp cải thiện môi trƣờng sẽ tạo nên động cơ thúc đẩy ngƣời tiêu dùng mua sản phẩm xanh. Đồng thời, các nhà tiếp thị có thể thiết lập hoặc điều chỉnh chiến dịch tiếp thị để đảm bảo rằng ngƣời tiêu dùng đƣợc truyền đạt đúng thông điệp ý nghĩa của sản phẩm xanh, mua

và tiêu dùng sản phẩm xanh có thể giúp giảm các vấn đề mơi trƣờng cùng với thông điệp thể hiện ngƣời tiêu dùng nên có trách nhiệm đối với môi trƣờng bằng cách mua các sản phẩm xanh.

Theo kết quả nghiên cứu định tính thơng qua phỏng vấn sâu, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc ngƣời tiêu dùng chƣa có thái độ tích cực đối với sản phẩm xanh chính là hiểu biết của ngƣời tiêu dùng thành phố HCM về sản phẩm xanh vẫn còn nhiều hạn chế. Khi đƣợc hỏi về việc ngƣời tiêu dùng có đƣợc cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm xanh hay khơng, kết quả trung bình có giá trị là 2.76 với thang đo 5 khoảng. Điều này có nghĩa là có ít ngƣời tiêu dùng nhận đƣợc thông tin về các vấn đề môi trƣờng và sản phẩm xanh. Trong khi đó, hầu hết những ngƣời đƣợc khảo sát đều có ý định mua và sử dụng sản phẩm xanh, chính vì vậy cần có sự liên kết chặt chẽ với cộng đồng hơn trong vấn đề sản phẩm xanh. Ngồi ra, các cơng ty sản xuất sản phẩm xanh nên xem xét các thiết kế xanh, nguyên vật liệu xanh, công nghệ sản xuất xanh, và chiến dịch tiếp thị cho sản phẩm xanh.

Ngoài ra, thái độ là phạm trù liên quan đến niềm tin nên việc tuyên truyền cho ngƣời tiêu dùng đƣợc xem nhƣ một phƣơng pháp thích hợp để tăng tiện nhận thức và gây dựng lịng tin. Các nhà tiếp thị có thể tập trung vào việc xây dựng và bồi đắp nhận thức cho ngƣời tiêu dùng về việc mua sản phẩm xanh là một ý tƣởng tốt cho họ. Tuy chuẩn chủ quan không phải là yếu tố đóng vai trị quyết định đến ý định mua sản phẩm xanh nhƣng các nhà tiếp thị xanh nên xem xét yếu tố này khi quảng bá sản phẩm cho những ngƣời trẻ, bởi vì những ngƣời trẻ tuổi thƣờng là nhóm tiêu dùng tiên phong trong các lĩnh vực mới và họ cũng có tƣ tƣởng dễ dàng đón nhận cái mới tích cực hơn.

Những khó khăn mà ngƣời tiêu dùng đang nhận thấy khi tìm mua sản phẩm xanh là giá "Số lƣợng sản phẩm xanh có trên thị trƣờng ít", "Có ít chủng loại sản phẩm xanh", "Địa điểm bán hạn chế". Các nhà kinh doanh có thể gia tăng hay mở rộng địa điểm bán và các kênh phân phối, từ đó sự gia tăng sự thuận tiện trong việc tìm kiếm sản phẩm xanh đối với ngƣời tiêu dùng, có thể thu hút cả khách hàng hiện

tại và khách hàng tiềm năng. Kênh phân phối có thể tập trung vào các địa điểm bán sản phẩm xanh, siêu thị vì đây thƣờng là nơi tập trung mua sắm của ngƣời tiêu dùng.

5.2.1.3. Khuyến khích sử dụng sản phẩm xanh trong doanh nghiệp

Theo kết quả của nghiên cứu, đối tƣợng ngƣời tiêu dùng có nghề nghiệp là nhân viên, quản lý cấp trung tại các doanh nghiệp thể hiện mối quan tâm đến môi trƣờng và ý định mua sản phẩm xanh đƣợc đánh giá cao. Do đó, tác giả đề xuất các doanh nghiệp nên xây dựng mơ hình khuyến khích nhân viên tiêu dùng sản phẩm xanh, trƣớc hết là ngay trong các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm xanh. Hiện nay, công tác tuyên truyền sản phẩm xanh hầu hết dừng lại mức độ “khuyến khích”, "xem xét" các tác động mơi trƣờng đã dẫn đến một số hạn chế trong hiệu quả thực hiện. Nếu ngƣời lao động trong doanh nghiệp đƣợc hỗ trợ bởi các hƣớng dẫn chủ động, sự hiểu biết về môi trƣờng cộng với thái độ, niềm tin sẽ thúc đẩy họ tiêu dùng sản phẩm xanh. Một phƣơng pháp hữu ích để ƣu tiên phát triển bền vững tiêu dùng sản phẩm xanh là thiết lập các mục tiêu cụ thể cho mua sắm và lựa chọn sản phẩm xanh. Những mục tiêu này có thể có nhiều hình thức và cần đƣợc xem xét khả năng áp dụng và hiệu quả mang lại. Ví dụ về các mục tiêu có thể bao gồm một tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ xanh, mục tiêu cho nhân viên hoặc chỉ số hoạt động cho nhân viên cấp cao. Kết hợp với thiết lập mục tiêu, tổ chức phải đánh giá và báo cáo công khai tiến bộ của họ đối với những mục tiêu vì một hành động có hiệu quả cao sẽ trở thành động lực tác động lớn. Đồng thời doanh nghiệp nên xây dựng hệ thống tổ chức thực hiện linh hoạt liên tục vì tiêu dùng sản phẩm xanh khơng phải chỉ bắt đầu và kết thúc với chức năng mua sắm. Để đạt đƣợc kết quả tốt nhất, tổ chức cần xem xét, lồng ghép thông tin giáo dục và đào tạo, hệ thống khen thƣởng,... trong suốt quá trình dựa trên các nguyên tắc phát triển bền vững. Mục đích là thay đổi hành vi tiêu dùng của nhân viên từ thái độ, ý định đến khi trở thành một thói quen, một phần của quyết định mua hàng ngày. Một điều quan trọng trong chiến dịch này đó là ƣu tiên tập trung vào hiệu quả mang lại, khơng triển khai với kinh phí tốn kém, với quan điểm "đầu tƣ cho sản phẩm xanh là một đầu tƣ bền vững”.

5.2.1.4. Hợp tác và tích hợp cơng nghệ sản xuất thân thiện với mơi trƣờng

Thói quen tiêu dùng đang đƣợc xem là thách thức đối với tiêu thụ sản phẩm xanh tại nƣớc ta nói chung và thành phố HCM nói riêng. Thói quen tiêu dùng bị chi phối bởi phong tục, tập quán và khả năng kinh tế, xuất phát từ tâm lý tiểu nơng, ƣa thích các loại sản phẩm tiện lợi, giá rẻ, có hình thức bên ngồi phù hợp mà ít chú ý đến hậu quả của việc sử dụng, thƣờng xuyên sử dụng túi nilon đựng hàng hóa và thực phẩm hay sử dụng các sản phẩm chứa hóa chất độc hại hoặc đƣợc sản xuất từ công nghệ sử dụng nhiều hóa chất. Thay đổi hành vi tiêu dùng sẽ cải thiện môi trƣờng, tuy nhiên, để thay đổi hành vi của ngƣời tiêu dùng thì sản phẩm xanh phải đáp ứng đƣợc yêu cầu, kỳ vọng của ngƣời tiêu dùng về chất lƣợng, hiệu quả sản phẩm xanh mang lại. Các sản phẩm xanh là các sản phẩm của công nghiệp xanh, đƣợc chế tạo bằng cách giảm thiểu tác động xấu tới môi trƣờng, sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên liệu đầu vào nhƣ sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lƣợng, tiết kiệm và bảo đảm bền vững nguồn nƣớc, tái sử dụng rác thải công nghiệp. Xuất phát từ thƣợng nguồn chuỗi cung ứng xanh, đối với nhà quản trị sản xuất, họ cần hiểu rõ và nhận thấy rõ hiệu quả mà sản phẩm xanh mang lại góp phần tác động đến ý định mua sản phẩm xanh, ngoài ra, cần tuân thủ các quy định nhằm sản xuất ra các sản phẩm xanh đạt đƣợc tiêu chí thân thiện với mơi trƣờng.

Khi nhà sản xuất thực hành trách nhiệm xã hội mơi trƣờng, họ khơng chỉ duy trì đƣợc vị trí của doanh nghiệp trên thị trƣờng mà còn gia tăng đƣợc thị phần so với đối thủ cạnh tranh (Chan, 2001; Fitzgerald, 1993; Porter và Van der Linde, 1995a). Xuất phát từ sản xuất, các doanh nghiệp hợp tác thảo luận với các nhà cung cấp để xem xét vấn đề ơ nhiễm mơi trƣờng, tìm kiếm các vật liệu thân thiện với môi trƣờng và tạo cơ hội cho các nhà cung cấp để đáp ứng yêu cầu thay đổi. Sự tham gia và hợp tác của nhà cung cấp vào chuỗi cung ứng xanh góp phần quan trọng trong thƣợng nguồn chuỗi. Doanh nghiệp xác định các yêu cầu tối thiểu và cụ thể về tiêu chí mơi trƣờng trên cơ sở cân nhắc chi phí cho vịng đời sản phẩm. Các nhà quản trị thuyết phục các công ty thực hành chuỗi cung ứng bảo vệ môi trƣờng và tham gia vào nhiều trách nhiệm xã hội trong việc thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm xanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại TPHCM (Trang 108 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)