Một số đặc điểm phân biệt giữa tín dụng dựa trên bảo đảm là hàng tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng dựa trên bảo đảm bằng hàng tồn kho và khoản phải thu tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh sài gòn (Trang 30 - 32)

1.3 Tín dụng dựa trên bảo đảm bằng hàng tồn kho và khoản phải thu tại ngân hàng

1.3.4 Một số đặc điểm phân biệt giữa tín dụng dựa trên bảo đảm là hàng tồn

kho và khoản phải thu so với các loại hình tín dụng có tài sản bảo đảm khác.

Thời gian vay vốn của các khoản vay theo hình thức này là ngắn hạn: Thông thường thời hạn vay là từ 6 tháng trở xuống. Thời hạn vay phải phù hợp với thời gian thu hồi KPT hay bán hàng hóa của khách hàng. Đối với phương thức tín dụng dựa trên bảo đảm bằng HTK & KPT luân chuyển, thời gian vay vốn chính là thời gian của một vòng quay HKT hay KPT của khách hàng. Đối với phương thức tín dụng dựa trên bảo đảm bằng HTK & KPT không luân chuyển, thời gian vay vốn chính là thời gian dự kiến khách hàng bán được hàng hóa và thu hồi được KPT để lấy tiền trả nợ ngân hàng.

Mục đích vay vốn của các khoản vay theo hình thức tín dụng dựa trên bảo đảm bằng HTK & KPT là để bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh doanh thường xuyên của khách hàng như: thanh tốn chi phí nguyên vật liệu, nhân cơng…. Hình thức cho vay này không áp dụng đối với các khoản vay đầu tư tài sản

cố định, cho vay trung dài hạn. Do đặc tính tài sản bảo đảm cũng chính là nguồn trả nợ trong khi các tài sản bảo đảm này đều là các tài sản ngắn hạn, nhanh chóng chuyển hóa thành tiền mặt nên khơng thể áp dụng hình thức bảo đảm bằng HTK & KPT cho các khoản vay trung dài hạn.

Tài sản bảo đảm của hình thức cho vay này chủ yếu là tài sản hình thành trong tương lai được hình thành từ vốn vay. Ngân hàng tài trợ cho khách hàng mua hàng hóa và khách hàng dùng chính hàng hóa và khoản phải thu từ việc bán hàng hóa này để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của mình tại ngân hàng.

Nguồn trả nợ của khoản vay đến từ việc bán hàng hóa, thu hồi khoản phải thu đã thế chấp với ngân hàng. Đối các hình thức tín dụng có bảo đàm bằng tài sản khác, nguồn trả nợ đến là dòng tiền từ phương án kinh doanh của khách hàng, việc bán tài sản bảo đảm để thu hồi nợ chỉ tiến hành khi khách hàng bị nợ quá hạn, khơng có khả năng trả nợ…Đối với hình thức cấp tín dụng này, việc bán tài sản bảo đảm được tiến hành trong phạm vi hoạt động kinh doanh thường xuyên của khách hàng và khách hàng dùng nguồn tiền thu đươc để trả nợ ngân hàng.

Tài sản bảo đảm có nhiều biến động về giá trị, số lượng và chất lượng hàng hóa. Do HTK & KPT là tài sản lưu động của doanh nghiệp do đó giá trị tài sản bảo đảm có sự thay đổi trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, tài sản bảo đảm là hàng hóa, do đó các nguy cơ như hàng hóa bị hư hỏng, lỗi mốt, giảm giá trị… trong quá trình lưu kho cũng có thể là nguyên nhân gây ra sự biến động trong giá trị tài sản bảo đảm. Đối với các tài sản bảo đảm khác như giấy tờ có giá, bất động sản, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải thì giá trị thường ổn định hơn.

Tài sản bảo đảm có nhiều biến động do đó cơng tác kiểm tra tài sản bảo đảm cần phải được tiến hành thường xuyên. Tuy nhiên công tác kiểm tra cũng gặp phải những trở ngại nhất định do việc kiểm tra tình trạng kho hàng gặp khó khăn.

Việc nhận tài sản bảo đảm là HTK & KPT được xem là có rủi ro cao hơn so với tài sản bảo đàm khác, do đó hình thức cấp tín dụng này thường được ngân hàng áp dụng với các khách hàng có năng lực tài chính tốt, có quan hệ lâu dài với ngân hàng, có uy tín, các đối tượng khách hàng mà ngân hàng đang cần thu hút, hạn chế áp dụng với các khách hàng có quy mơ nhỏ, năng lực tài chính khơng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng dựa trên bảo đảm bằng hàng tồn kho và khoản phải thu tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh sài gòn (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)